Rủi ro kỹ thuật

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 67)

Trong phƣơng thức thanh toán theo tín dụng chứng từ, các ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán dựa trên sự phù hợp của bề mặt chứng từ xuất

trình. Phƣơng thức này đòi hỏi rất khắt khe về sự phù hợp tuyệt đối giữa L/C và bộ chứng từ thanh toán. Nếu có xuất hiện một lỗi dừ nhỏ thì cũng có thể bị ngƣời mua và ngân hàng phục vụ ngƣời mua bắt lỗi để từ chối thanh toán. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thép, việc phát hành L/C, kiểm tra bộ chứng từ phù hợp cần những nhân viên ngân hàng am hiểu phƣơng thức thanh toán này vì sắt thép là một ngành mang tính đặc thù có nhiều quy chuẩn liên quan đến chất lƣợng. Trong thực tế, phần sai sót kỹ thuật đối với mặt hàng sắt thép trong L/C chủ yếu nằm ở trƣờng 45A (mô tả hàng hóa). Tùy theo từng mặt hàng sắt thép khác nhau lại có sự mô tả kỹ thuật khác nhau. Đối với ngân hàng rủi ro kỹ thuật thƣờng hình thành ở khâu phát hành L/C, tu chỉnh L/C, huỷ L/C, tiếp nhận kiểm tra chứng từ do nhân viên nghiệp vụ thực hiện mắc lỗi.

Rủi ro kỹ thuật xảy ra nhiều nhất ở khâu lập, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ ở ngân hàng phát hành (Issuing bank). Đối với ngân hàng phát hành L/C nếu mắc sai sót trong quá trình phát hành L/C không hủy ngang thì ngân hàng phát hành không thể tự ý hủy bỏ hoặc sửa đổi L/C vì L/C không hủy ngang chỉ đƣợc sửa khi có sự đồng ý của hai bên.

Khi nhận đƣợc chứng từ của khách hàng hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định gửi tới để thanh toán, nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng phát hành sẽ đối chiếu chứng từ với hồ sơ L/C, kiểm tra các chứng từ bao gồm kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lƣợng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản trong L/C và sửa đổi L/C (nếu có), kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau. Rủi ro kỹ thuật xảy ra khi ngân hàng không kiểm tra kỹ các điều khoản trong L/C có phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thƣơng. Nếu ngân hàng phát hiện ra sai sót thì cần thông báo ngay cho ngƣời mở L/C. Nếu ngƣời mở L/C chấp nhận sai sót và thanh toán thì thanh toán viên giao chứng từ cho khách

hàng. Nếu khách hàng từ chối thanh toán hoặc đồng ý thanh toán một phần thì ngân hàng phải gửi thông báo cho ngƣời thụ hƣởng hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định.

Đối với ngân hàng thông báo L/C (Advising bank) thì cần phải xác định tình trạng tín dụng của ngân hàng phát hành L/C và kiểm tra trực tiếp sự phù hợp của điện phát hành L/C. Nếu không xác định đƣợc thì cần thông báo cho ngƣời xuất khẩu đƣợc biết để thực hiện các biện pháp thực hiện an toàn trong thanh toán đối với ngân hàng. Trƣờng hợp này, ngân hàng thông báo có thể nêu rõ cho ngƣời xuất khẩu đƣợc biết là không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C này.

Đối với ngân hàng tham gia thanh toán nhƣ ngân hàng đƣợc chỉ định nếu không phát hiện ra lỗi của bộ chứng từ mà vẫn thanh toán hoặc chiết khấu cho ngƣời xuất khẩu. Trƣờng hợp ngân hàng phát hành hoặc ngƣời mua không phát hiện ra sai sót trên thì coi nhƣ bộ hồ sơ vẫn hợp lệ. Tuy nhiên, nếu ngân hàng phát hành hoặc ngƣời nhập khẩu phát hiện ra sai sót trên từ chối thanh toán thì ngân hàng chiết khấu chịu toàn bộ rủi ro. Đặc biệt, trong trƣờng hợp ngân hàng xác nhận đồng thời là ngân hàng chiết khấu thì sẽ không có quyền truy đòi lại số tiền đã chiết khấu cho ngƣời xuất khẩu.

Ngày nay, công nghệ đƣợc ứng dụng vào trong mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có hoạt động của ngân hàng. Công nghệ góp phần tăng hiệu quả làm việc, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo độ chính xác, an toàn cho các giao dịch ngân hàng. Tuy công nghệ của ngân hàng đã đƣợc hiện đại hóa nhƣng phần mềm hỗ trợ cho việc luân chuyển chứng từ trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là một vấn đề đặt ra hiện nay. Ở Việt Nam, doanh nghiệp khi mở L/C thƣờng làm việc trực tiếp với chi nhánh của ngân hàng, hội sở chính của ngân hàng đó chịu trách nhiệm phát hành L/C và thông báo

với ngân hàng nƣớc ngoài. Việc giao dịch giữa chi nhánh với hội sở chính gửi chứng từ thông qua máy fax, email. Nhiều khi chứng từ bị lập lỗi, việc luân chuyển chứng từ chậm do: máy vi tính, máy fax hỏng, email lỗi, mạng internet chậm... điều này ảnh hƣởng rất lớn đến khách hàng là doanh nghiệp. Bên cạnh đó khối lƣợng giao dịch của ngân hàng trong một ngày là không nhỏ, tuy nhiên chƣa có phần mềm truyền chứng từ chuyên dụng để đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)