Giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 90)

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thép có quy mô kinh doanh khác nhau, sản phẩm có tính chất đặc thù khác nhau, do đó việc thẩm định khách hàng vay vốn thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng mở thƣ tín dụng cần đƣợc các ngân hàng thƣơng mại hết sức chú ý. Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, ngân hàng thƣơng mại cần thực hiện:

+Đa dạng nguồn thông tin: Trƣớc tiên, ngân hàng thƣơng mại cần phân tích kỹ các nguồn thông tin từ báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Hơn nữa, cần tập hợp thông tin từ báo, đài, thông tin từ các tổ chức tín dụng khác, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Việt Nam để có đƣợc cái nhìn tổng quan cũng nhƣ các hoạt động chi tiết về khách hàng. Đối với báo cáo tài chính thì yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài

chính đã đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín. Ngân hàng cần phân tích kỹ tình hình tài chính nhƣ tài khoản về nợ phải thu, phải trả, nợ ngân hàng, tài sản cố định….Trƣớc khi thẩm định khách hàng, cán bộ ngân hàng nên tìm kiếm thông tin về khách hàng, thị trƣờng sản phẩm qua kênh thông tin ngƣời thân làm ở các tổ chức tín dụng khác để có thêm thông tin về khách hàng. Trên cơ sở các thông tin có đƣợc, cán bộ ngân hàng sẽ phân tích, nhận định chính xác về hoạt động của khách hàng và có quyết định phù hợp.

+ Chú ý nội dung thẩm định quan trọng: Khi thực hiện thẩm định, ngân hàng cần chú ý các nội dung mang tính pháp lý, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh, phƣơng án kinh doanh, tình hình thị trƣờng sản phẩm, lãnh đạo doanh nghiệp, quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, tài sản bảo đảm cho khoản vay. Ngân hàng cần phân tích kỹ các yếu tố cơ bản trên để làm cơ sở ra quyết định cho vay hoặc quyết định tỷ lệ ký quỹ khi phát hành L/C.

3.2.1.2 Xem xét lại chính sách tỷ lệ ký quỹ và tài sản bảo đảm

Đa số khách hàng có ý thức và trách nhiệm với các cam kết với ngân hàng và các đối tác, tuy nhiên vẫn có trƣờng hợp khách hàng cố tình không thực hiện thanh toán L/C, từ chối nhận hàng do cân nhắc lợi nhuận khi nhận hàng. Do đó, để hạn chế rủi ro này, ngân hàng cần xem xét lại chính sách ký quỹ và tài sản bảo đảm đối với các phƣơng án mở L/C có vay vốn và L/C thanh toán bằng vốn tự có nhƣng mức kỹ quỹ nhỏ hơn 100%.

Đối với tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C

Tỷ lệ ký quỹ cho mỗi khách hàng và tại mỗi ngân hàng thƣơng mại là khác nhau. Mức ký quỹ thông thƣờng với doanh nghiệp kinh doanh thép lớn thƣờng ở mức 30% - 50% trị giá L/C. Đối với trƣờng hợp đặc biệt với khách hàng có uy tín, quan hệ lâu năm, tình hình tài chính tốt mức ký quỹ sẽ từ 0 – 10%. Để giảm thiểu rủi ro, phƣơng án ký quỹ thấp sẽ đƣợc trình lên lãnh đạo

để đƣa ra quyết định cuối cùng. Ngân hàng cần xem xét chính sách kỹ quỹ theo hƣớng tỷ lệ ký quỹ sẽ đƣợc cân nhắc trên cơ sở uy tín, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản bảo đảm của phƣơng án ký quỹ.

Đồng thời cần hạn chế tình trạng ký quỹ nhƣng nộp tiền nhiều lần. Nghĩa là lần đầu doanh nghiệp ký quỹ số phần trăm nhất định ngay khi mở L/C, ký quỹ tiếp các lần sau khi ngân hàng đã mở L/C. Phƣơng pháp ký quỹ này chỉ nên xem xét áp dụng đối với các doanh nghiệp có uy tín, tình hình tài chính tốt, kinh doanh có lãi.

Đối với tài sản bảo đảm

Quy trình cho vay để thanh toán tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là cần có tài sản bảo đảm để thế chấp. Khách hàng có thể dùng bất động sản, phƣơng tiện vận tải, quyền thuê đất, quyền khai thác mỏ sắt, thép tồn kho, hàng hóa hình thành từ vốn vay để làm bảo đảm cho các phƣơng án mở L/C. Các khách hàng truyền thống, danh mục tài sản bảo đảm có thể đƣợc chấp nhận không khắt khe so với các doanh nghiệp mới. Đối với khách hàng mới, chƣa có uy tín trong quan hệ, ngân hàng cần yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm nhƣ bất động sản, thép tồn kho…Việc đƣa ra chính sách về tài sản bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng nắm bắt đƣợc năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tăng trách nhiệm của khách hàng trong việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C đã mở, hạn chế tối đa rủi ro đối với việc mở và thanh toán L/C của ngân hàng. Đối với các phƣơng án cho vay dành cho khách hàng đặc biệt, phƣơng án phải đƣợc chuyển lên lãnh đạo cấp cao phê duyệt.

3.2.1.3 Thành lập bộ phận tư vấn cho cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu thép

Khách hành có hoạt động xuất nhập khẩu thép đều có nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế, trong đó phần lớn khách hàng sẽ chọn hình thức thanh toán L/C, chỉ một phần rất nhỏ khách hàng đã làm việc với các đối tác nƣớc ngoài lâu năm, có uy tín thì chọn phƣơng thức các phƣơng thức thanh toán khác nhƣ: D/A, D/P, TT. Thông thƣờng, các doanh nghiệp có bộ phận phụ trách hoạt động nhập khẩu và thanh toán quốc tế có kinh nghiệm làm việc với ngân hàng về thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể có đƣợc những nguồn thông tin cập nhật nhất, không có điều kiện tiếp xúc nhiều và rút kinh nghiệm từ các tình huống thanh toán quốc tế, chính vì vậy doanh nghiệp không thể lƣờng hết đƣợc các rủi ro trong thanh toán. Do vậy, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra với khách hàng, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng thì ngân hàng thƣơng mại cần thành lập bộ phận tƣ vấn xuất nhập khẩu giúp khách hàng xử lý các vấn đề phát sinh.

Bộ phận tƣ vấn có nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng đối với các trƣờng hợp khách hàng cần tƣ vấn khi có các phƣơng án xuất nhập khẩu; thƣờng xuyên tập hợp nhu cầu cần tƣ vấn từ khách hàng về thủ tục thanh toán quốc tế để xây dựng cơ sở dữ liệu, các tình huống liên quan làm cơ sở cho đào tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngân hàng đại lý, các doanh nghiệp tại nƣớc ngoài thƣờng xuyên thực hiện xuất nhập khẩu thép với Việt Nam để tƣ vấn cho khách hàng khi họ có hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác.

Tư vấn cho khách hàng xuất khẩu thép

Trƣớc khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu thép, ngân hàng cần tƣ vấn trƣớc cho khách hàng chọn điều kiện thƣơng mại có lợi cho phía xuất khẩu để khách hàng lựa chọn các điều khoản phù hợp, tránh phải sửa đổi sau này làm phát sinh thêm chi phí cho khách hàng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khách hàng xuất khẩu không hiểu tƣờng tận về việc lập các bộ chứng từ đòi tiền theo L/C nhƣ hoá đơn thƣơng mại, Packing list, hối phiếu…bằng cán bộ của ngân hàng. Do vậy, thanh toán viên phải hƣớng dẫn tỉ mỉ cách lập chứng từ cả về hình thức và nội dung, thậm chí cùng khách hàng lập bộ hồ sơ. Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có thể xây dựng một mẫu biểu hồ sơ xuất trình chung cho tất cả khách hàng. Mẫu biểu chứng từ này sẽ giảm rất nhiều sai sót của doanh nghiệp trong quá trình lập bộ chứng từ.

Bộ chứng từ phải đầy đủ và phù hợp với các điều khoản và điều kiện đã nêu trong L/C, do vậy nhiều nhà nhập khẩu cố tình đƣa thêm vào L/C các điều khoản ràng buộc khác để làm khó cho bên xuất khẩu khi lập bộ chứng từ đòi tiền. Nếu bộ chứng từ đƣợc lập có sai sót thì khả năng sẽ bị từ chối thanh toán. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng khi nhận đƣợc L/C do nhà nhập khẩu mở cần kiểm tra kỹ các điều kiện trong L/C đã mở và các điều kiện trong hợp đồng ngoại thƣơng. Trƣờng hợp sai khác nhiều, ngân hàng có thể tƣ vấn cho khách hàng đề nghị nhà nhập khẩu sửa đổi L/C trƣớc khi giao hàng cho hợp lý, giảm khó khăn cho nhà xuất khẩu khi đòi tiền.

Tư vấn cho khách hàng nhập khẩu thép

Trƣớc khi đàm phán hợp đồng ngoại thƣơng, ngân hàng cần chủ động nắm bắt thông tin và tƣ vấn cho khách hàng các điều khoản, điều kiện có lợi, tránh các điều khoản, điều kiện bất lợi cho nhà nhập khẩu khi ký kết và thanh toán theo hợp đồng ngoại thƣơng.

Khi nhận đƣợc bộ chứng từ đòi tiền từ nhà xuất khẩu, ngân hàng cần nhanh chóng kiểm tra. Theo UCP 600 thì ngân hàng thông báo kết quả kiểm tra trong vòng 5 ngày làm việc. Nếu bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng cần liên hệ với khách hàng kiểm tra tình hình hàng hóa, đồng thời hỏi ý kiến ngƣời mua

hàng có chấp nhận thanh toán L/C hay không. Nếu khách hàng không chấp nhận lỗi chứng từ thì ngân hàng liên hệ ngay với ngân hàng của nhà xuất khẩu để đề nghị ngƣời xuất khẩu tu chỉnh lại bộ hồ sơ. Nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp nhƣng nhà nhập khẩu phát hiện hàng hoá không đúng nhƣ cam kết thì ngân hàng có trách nhiệm phải thanh toán đồng thời tƣ vấn rõ cho khách hàng khiếu nại ngƣời bán.

Trƣờng hợp, ngƣời mua hoặc ngân hàng phát hành phát hiện ra ngƣời bán lừa đảo, chứng từ có đầy đủ, phù hợp nhƣng thực tế hàng không đƣợc xếp lên tàu thì phải dừng thanh toán, nhờ ngân hàng đại lý cung cấp thông tin về nhà xuất khẩu, nếu cần có thể yêu cầu sự can thiệp của pháp luật. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng phải yêu cầu ngƣời mua làm công văn yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán và chịu mọi phí tổn.

Bên cạnh đó, với cả khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu, ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để giới thiệu với khách hàng những điểm mới, những bài học về rủi ro trong thanh toán liên quan đến mặt hàng sắt thép, các chú ý cần thiết để tránh sai sót trong quá trình tác nghiệp. Các chủ đề hội thảo nhƣ sự khác biệt giữa UCP 600 và UCP 500, bài học từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ đối với mặt hàng sắt thép của một số ngân hàng lớn trên thế giới trong thời gian qua….

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 90)