2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, ngành thép Việt Nam bắt đầu đƣợc hình thành và xây dựng. Mở đầu là sự ra đời của khu liên hợp gang thép Thái Nguyên với sự giúp đỡ của Trung Quốc giúp ta xây dựng vào năm 1959. Năm 1963, khu liên hợp gang thép Thái Nguyên cho ra mẻ gang đầu tiên. Do tác động của cuộc chiến tranh kéo dài, việc xây dựng khu liên hợp gang thép Thái nguyên gặp không ít trở ngại. Công suất thiết kế của cả khu liên hợp gang thép Thái Nguyên chỉ là 100.000 tấn/năm. Năm 1976, Công ty luyện kim đen Miền Nam đƣợc thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện và cán thép của chế độ cũ để lại ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa. Hầu hết các nhà máy ở đây đều sử dụng công nghệ lò điện với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thép/năm..
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nƣớc lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển đƣợc và chỉ duy trì mức sản lƣợng từ 40.000 đến 85.000 tấn thép/năm.
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trƣơng đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nƣớc, ngành thép thực hiện các chính sách sản xuất và quản lý mới do vậy toàn ngành ghi nhận tăng trƣởng. Đánh dấu vào năm 1990, sản lƣợng thép trong nƣớc đã vƣợt mức trên 100.000 tấn/năm. Sản phẩm cung cấp trong nƣớc vẫn chủ yếu là thép xây dựng.
Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam đƣợc thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất Thép quốc doanh trong cả nƣớc. Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tƣ chiều sâu và liên doanh với nƣớc ngoài đƣợc thực hiện. Năm 1992 bắt đầu hình thành mô hình liên doanh sản xuất thép với các đối tác nƣớc ngoài.
Thời kỳ 1996 đến nay: nhìn chung ngành thép có mức độ tăng trƣởng cao, tiếp tục đƣợc đổi mới và đầu tƣ mạnh. Đặc biệt khu vực sản xuất thép tƣ nhân dần hình thành và phát triển, thị trƣờng thép Việt Nam đã trở nên năng động hơn khi có nhiều thành phần cùng tham gia.
Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và kinh doanh thép ở trong nƣớc rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phƣơng còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nƣớc ngoài và các công ty tƣ nhân. Ngành thép Việt Nam đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về thép cán xây dựng, tôn mạ kẽm – tôn mạ màu, ống hàn cỡ nhỏ và một phần nhu cầu về thép lá cán nguội của thị trƣờng trong nƣớc. Sản lƣợng sản xuất thép không ngừng gia tăng qua các năm và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ngành thép của Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại để phát triển nhƣ: sức sản xuất nhỏ, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nƣớc ngoài phải nhập khẩu nhƣ: phôi và quặng, cơ cấu sản phẩm nghèo nàn, phần lớn công nghệ còn lạc hậu. Đó là những trở ngại lớn mà cần đƣợc giải quyết để đƣa ngành thép Việt Nam hội nhập và phát triển cùng nhịp với thế giới.
2.1.1.2 Định hướng phát triển đến năm 2025 của Việt Nam
Theo phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 của Thủ tƣớng Chính phủ: Quan điểm phát
triển ngành thép là phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và ngành công nghiệp của cả nƣớc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phƣơng và lộ trình hội nhập của Việt Nam. Xây dựng và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt. Xây dựng ngành thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nƣớc, bảo đảm hài hòa với bảo vệ môi trƣờng sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành thép. Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nƣớc liên kết, hợp tác với nƣớc ngoài đầu tƣ xây dựng một số tổ hợp mỏ - luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép dẹt quy mô lớn [6]
Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế đồng thời tăng cƣờng xuất khẩu. Phát triển ngành thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngành phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn quặng sẵn có trong nƣớc, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nƣớc, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang đƣợc sử dụng trên thế giới. Xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo điều kiện bình ổn thị trƣờng trong nƣớc.
Trong giai đoạn đầu sẽ chú trọng phát triển sản xuất thép xây dựng, thép cán nóng, cán nguội đi từ thép phôi, thép nhập khẩu và một phần thép phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tƣ chiều sâu các cơ sở hiện có, nghiên cứu phát triển sản phẩm nguồn có sử dụng quặng sắt trong nƣớc và một phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần thục.