Điều kiện giao dịch xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 40)

Nhìn chung, trong các hợp đồng ký kết giao dịch xuất nhập khẩu sản phẩm thép thƣờng có khối lƣợng và trị giá lớn. Đối tác giao dịch xuất nhập khẩu chủ yếu với các công ty Việt Nam có vị trí nằm gần Việt Nam. Do vậy, phƣơng thức vận chuyển đƣờng biển đƣợc các bên thƣờng dùng trong các

giao dịch này. Phƣơng thức vận tải đƣờng biển phù hợp với hàng hóa có trọng lƣợng lớn, thời gian vận chuyển lâu hơn phƣơng thức vận tải đƣờng hàng không, tuy nhiên giá cả rất phù hợp. Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam có đƣờng bờ biển dài, cảng biển đƣợc nâng cấp hiện đại đáp ứng nhu cầu bốc dỡ của các hàng hóa siêu trƣờng siêu trọng, hệ thống vận tải thủy nội địa phát triển. Thời gian vận chuyển đƣờng biển có thời gian lâu vừa đủ, rất phù hợp để các bên sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì phƣơng thức thanh toán này phải mất khoảng từ 10 đến 21 ngày để bên nhập khẩu nhận đƣợc hồ sơ chuyển qua ngân hàng từ bên xuất khẩu.

Sắt thép là hàng hóa kim loại có tính tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Hơn nữa mỗi một loại sắt thép lại có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đặc thù. Do đó, trong hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên có kinh nghiệm giao dịch thƣờng nêu rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật này ra. Ví dụ nhƣ: tiêu chuẩn về độ bền kéo, tiêu chuẩn về độ bền uốn, độ giãn dài, cong vênh… Khi thực hiện phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên nhập khẩu thƣờng giữ nguyên các yêu cầu kỹ thuật này trên thƣ tín dụng. Để tạo sự chắc chắn hơn nữa trong giao dịch xuất nhập khẩu, bên nhập khẩu còn yêu cầu thêm các chứng từ xuất trình nhƣ: chứng chỉ xuất xứ của hàng hóa, giấy kiểm định độc lập của bên thứ ba, hoặc hóa đơn lãnh sự….

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 40)