Đối tác giao dịch xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 39)

Do tác động của tình hình chính trị trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, thị trƣờng xuất nhập khẩu thép chủ yếu của Việt Nam là các quốc gia trong khối Xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ này, đối tác đến từ các quốc gia nằm trong khối SNG. Khoảng những năm đầu thế kỷ XXI, thị trƣờng đƣợc mở rộng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thép Việt Nam mở rộng giao dịch

với nhiều đối tác khác trên thế giới. Hiện nay, đối tác giao dịch xuất nhập khẩu sắt thép của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chủ yếu là các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và các quốc gia Châu Á là thị trƣờng nhập khẩu các sản phẩm thép chủ yếu của Việt Nam, nhƣng Trung Quốc vẫn là thị trƣờng chủ đạo vì:

+ Ngành công nghiệp sản xuất sắt thép của Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, và trở thành nhà cung cấp sản phẩm thép lớn trên thế giới với giá thành cạnh tranh. Theo Ông Nguyễn Tiến Nghi – Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “Hàng năm, Trung quốc xuất khẩu khoảng 40-50 triệu tấn sắt thép ra thị trƣờng thế giới”.

+Vị trí địa lý gần Việt Nam thuận lợi cho vận chuyển

+Trung quốc đã ký kết hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN – Trung Quốc, vì vậy mức thuế nhập khẩu các sản phẩm thép nguồn gốc Trung Quốc rất thấp.

Đối với thị trƣờng xuất khẩu thép của Việt Nam chỉ giới hạn chủ yếu là các nƣớc trong khu vực nhƣ: Cam pu chia, Phi líp pin, In đô nê xi a, Thái Lan, Lào. Nguyên nhân vì các quốc gia trong khối ASEAN có vị trí địa lý gần Việt Nam đồng thời các quốc gia này đƣợc hƣởng mức thuế nhập khẩu ƣu đãi trong khu vực mậu dịch tự do AFTA khi nhập khẩu sắt thép nguồn gốc từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 39)