Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 101)

3.3.1 Ngân hàng Nhà nƣớc

Hoạt động xuất nhập khẩu thép và thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép Việt Nam và các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã diễn ra từ lâu và không ngừng phát triển trong những năm qua. Thời gian tới, quan hệ này sẽ phát triển mạnh hơn nữa do xu hƣớng giao lƣu kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Cho đến nay, cơ sở pháp lý chủ yếu để thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế là các tập quán trong thanh toán

quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam chƣa có văn bản quy định về mối quan hệ pháp lý giữa ngƣời mua và ngƣời bán trong giao dịch tín dụng chứng từ. Khi tranh chấp xảy ra, căn cứ giải quyết không chỉ dựa trên UCP 600, các tập quán thƣơng mại mà còn dựa trên đặc thù pháp luật của từng quốc gia. Có thể nói, việc sử dụng hai căn cứ là UCP 600 và các tập quán thƣơng mại chƣa đủ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành những văn bản mang tính pháp lý :

+Ban hành văn bản pháp lý về mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thƣơng với thanh toán tín dụng chứng từ, nêu nên quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nhập khẩu, xuất khẩu và ngân hàng khi tham gia vào quan hệ tín dụng từ.

+Quy định rõ quyền của tổ chức tín dụng đƣợc nhận lô hàng khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán.

Ngân hàng nhà nƣớc cần xây dựng hệ thống hồ sơ chứng từ chuẩn để ngân hàng thƣơng mại thực hiện. Hiện tại khách hàng muốn mở L/C tại ngân hàng cần xuất trình và chuẩn bị các hồ sơ nhƣ hợp đồng ngoại thƣơng đã đƣợc ký kết giữa các bên, đơn đề nghị mở thƣ tín dụng theo mẫu của từng ngân hàng, đề nghị bảo lãnh nhận hàng, cam kết thanh toán thƣ tín dụng… Ngoài hợp đồng ngoại thƣơng thì các mẫu biểu, hồ sơ còn lại đều là mẫu của ngân hàng, và mỗi ngân hàng lại có mẫu riêng. Do đó, ngân hàng Nhà nƣớc cần xây dựng mẫu chung và ban hành để các ngân hàng thƣơng mại áp dụng thống nhất.

Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ so với ngân hàng nƣớc ngoài đã hoạt động lâu trên thế giới. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc cần có những cơ

chế hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Trƣớc hết, Ngân hàng Nhà nƣớc chủ động phối hợp với Phòng thƣơng mại và các ngân hàng uy tín trên thế giới để tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đồng thời mời các chuyên gia về vận tải, bảo hiểm, pháp lý, các chủ doanh nghiệp kinh doanh thép tham gia. Trong buổi hội thảo, các chuyên gia đầu ngành sẽ chia sẽ những trƣờng hợp rủi ro, những tranh chấp và tranh luận tìm ra những nguyên nhân và giải pháp thích hợp.

Thông tin về rủi ro là rất cần thiết cho các ngân hàng thƣơng mại để phòng ngừa. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc ngân hàng Nhà nƣớc cần nâng cao hiệu quả hoạt động, thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ hơn nữa đồng thời dự báo chính xác hơn những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, CIC cần cập nhập tốt hơn những thông tin về các tổ chức lừa đảo trên thế giới để lƣu ý các ngân hàng thƣơng mại. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nƣớc cần yêu cầu tất cả ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tham gia trung tâm để có thể cung cấp và chia sẻ thông tin.

Nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra và kiểm tra hoạt động ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ để sớm phát hiện ra sai sót và có hƣớng xử lý nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

Công nghệ ngân hàng phát triển mạnh giúp giảm thiểu hoạt động của con ngƣời. Do đó, ngân hàng Nhà nƣớc cần nhanh chóng yêu cầu ngân hàng thƣơng mại phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.

Xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động bất thƣờng về tỷ giá, lãi suất để hỗ trợ hiệu quả hơn nữa các ngân hàng thƣơng mại tham gia hoạt động

thanh toán quốc tế. Hoàn thiện hơn nữa thị trƣờng tài chính để có thể áp dụng phổ biến các công cụ chính sách tiền tệ.

3.3.2 Chính phủ

Trong thời gian qua, ngành thép Việt Nam phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế mở hội nhập với kinh tế thế giới với mục tiêu giao lƣu kinh tế quốc tế, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia phát triển và tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển kinh tế. Với chức năng chính là quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua ban hành và thực thi các chính sách, Chính phủ cần thực hiện các chính sách sau:

Củng cố và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ: Thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ mặc dù chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng nhƣng lại liên quan trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm, uy tín của nhiều đối tƣợng khác. Các qui tắc thực hành thống nhất về thanh toán tín dụng chứng từ nhƣ: UCP, ISBP… do phòng thƣơng mại quốc tế ban hành không phải là văn bản luật, mà chỉ là tập hợp các tập quán, quy ƣớc và thực tiễn ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, các văn bản này mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Vì vậy, nếu có mâu thuẫn giữa các qui tắc quốc tế và luật pháp quốc gia thì lựa chọn áp dụng là tuỳ theo pháp luật của từng nƣớc. Đồng thời, tập quán quốc tế này cũng liên tục đƣợc cập nhật và thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn vì vậy hệ thống pháp luật Việt Nam cần đƣợc bổ sung kịp thời để tránh những xung đột không đáng có.

Ban hành chính sách khuyến khích và kiểm soát tốt hoạt động xuất nhập khẩu thép: Để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế đối với mặt hàng thép diễn ra thuận lợi, Chính phủ và các cơ quan ban ngành

lĩnh vực xuất nhập khẩu thép. Trong đó, cần đẩy nhanh quá trình thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện tại, Hải quan Việt Nam đã thực hiện khai báo hải quan điện tử. Theo đó, doanh nghiệp xuất nhập khi có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể khai báo qua mạng internet và gửi tới cơ quan hải quan quản lý khu vực, giúp thời gian làm thủ tục bƣớc đầu thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian tiến hành các thủ tục hải quan đi kèm nhƣ: kiểm hóa, kho bãi….còn rƣờm rà, mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thép.

Thực hiện kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa các văn bản và chính sách để đảm bảo sự công bằng trong khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu thép. Trong cùng ngành dọc quy trình sản xuất thép, có những chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp này nhƣng hạn chế đối với doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Gần đây chính sách thuế nhập khẩu có một số sản phẩm thép trung gian áp thuế cao, sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất sắt thép có mức thuế rất thấp. Điều này vô hình chung không khuyến khích sản xuất nội địa mà lại khuyến khích nhập khẩu.

Chính phủ cần ban hành chính sách nhằm duy trì ổn định và hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thép: Các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép cần số vốn rất lớn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chính sách này sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm chi phí lãi vay, mở rộng quy mô hoạt động và đầu tƣ các dự án mới, nâng dần doanh số xuất nhập khẩu qua các năm.

Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trƣờng, đối tác: Chính phủ cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về thị trƣờng thép trên thế giới qua các phƣơng tiện thông tin truyền thông mà doanh nghiệp có thể truy cập, theo dõi thuận tiện. Khi có bất cứ thông tin nào biến động, có thể ảnh hƣởng đến sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan này sẽ ra thông báo hoặc thông tin trên website để các doanh nghiệp biết và có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Trong tình hình hiện nay, giá cả thị trƣờng thép có thể biến động rất nhanh chóng, do vậy doanh nghiệp nắm bắt thông tin cập nhật sẽ giúp tránh các rủi ro trong kinh doanh, từ đó rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng giảm đi rất nhiều.

KẾT LUẬN

Thép là vật tƣ quan trọng không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép cũng nhƣ ngân hàng phải hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Do vậy, ngân hàng và doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá hàng hóa thay đổi, do công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành kém, khủng hoảng tài chính…gây phản ứng dây chuyền khiến cả ngân hàng và doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh thậm chí là phá sản.

Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, lợi ích lớn nhất là phƣơng thức thanh toán này có thể đạt đƣợc sự thỏa thuận chấp nhận đƣợc giữa những lợi ích đối kháng của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời hạn giao hàng. Từ việc đảm bảo đƣợc lợi ích của bên mua và bên bán, phƣơng thức thanh toán này thuận tiện sử dụng trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế nên nó đƣợc sử dụng rộng rãi nhất so với các phƣơng thức thanh toán quốc tế khác khi hai đối tác thiếu tin tƣởng nhau. Ngay cả đối với những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thép còn ít kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng thì phƣơng thức này cũng hữu hiệu. Nhờ vào trung gian là ngân hàng, nhà nhập khẩu thép sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi nhà xuất khẩu giao hàng không đúng quy định, chiếm dụng vốn, không giao hàng khi đã nhận tiền. Ngƣợc lại, nhà xuất khẩu thép cũng đƣợc đảm bảo khi đã tiến hành giao hàng và xuất trình bộ chứng từ hợp lệ thì chắc chắn nhận

đƣợc tiền. Do phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ có thể đảm bảo quyền lợi của hai bên mua và bán đồng thời thuận tiện dễ sử dụng.

Trong giao dịch thƣơng mại quốc tế sản phẩm thép không thể tránh khỏi các tranh chấp trong thực hiện hợp đồng mua bán nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng. Đối với thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ, các rủi ro có thể xảy ra đối với mặt hàng thép có thể là: rủi ro liên quan đến tín dụng, rủi ro về đạo đức, rủi ro kỹ thuật và nhiều rủi ro khác có liên quan. Các loại rủi ro này có thể xảy ra cả ở doanh nghiệp và ngân hàng. Do vậy, trƣớc khi ký kết hợp đồng mua bán thép, cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu cần phải nghiên cứu kỹ đối tác, soạn thảo hợp đồng chặt chẽ tuân thủ luật pháp, trung thực thực hiện các cam kết trong hợp đồng để hạn chế tối đa các tranh chấp có thể phát sinh. Doanh nghiệp cần phải tham khảo và tuân thủ chặt chẽ ý kiến của ngân hàng phục vụ mình để tránh rơi vào các rủi ro kỹ thuật khi thanh toán. Về bản thân các ngân hàng là trung gian cho các giao dịch thanh toán thì cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán cũng nhƣ xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp không những am hiểu nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà còn phải hiểu rõ đƣợc thị trƣờng sắt thép để đƣa ra những lời khuyên chính xác cho khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Công thƣơng (2013), Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025, Hà Nội

2. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội.

3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội.

4. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội.

5. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội.

6. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025, Hà Nội

7. Nguyễn Bá Diến (2003), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

8. Nguyễn Hữu Đức (2008), Quy định của Trung Quốc về một số vấn đề khi xét xử các vụ án liên quan đến các tranh chấp thư tín dụng, Thông tin Ngân hàng Ngoại thƣơng, Hà Nội

9. Dƣơng Hữu Hạnh (2005), Thanh toán quốc tế và hối đoái, Nxb Thống kê, Hà Nội

10. Nguyễn Khắc Hình (2009), Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp hạn chế, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, Hà Nội

11. Trần Văn Hòe (2007), Giáo trình tín dụng thanh toán và thương mại quốc tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

12. ICC (2001), Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. ICC (2007), Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ ISBP 681, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. ICC (2006), Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600) , Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. ICC (2010), Bộ tập quán quốc tế về L/C (Song ngữ anh-việt), Nxb thông tin và truyền thông, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Kiều (2006), Thanh toán quốc tế, Nxb Thống Kê, Hà Nội 16. Trần Thị Thúy Mỹ (2003), Các tình huống cần nghiên cứu trong thanh

17. Trần Hoàng Ngân (2007), Thanh toán quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội 18. Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày

25/05/2001 về việc ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, Hà Nội

19. Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN ngày 26/09/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, Hà nội

20. Ngân hàng Nhà nƣớc (2002), Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 101)