Các rủi ro trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 33)

1.3.1 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro thƣờng đƣợc hiểu là những sự kiện xảy ra dẫn đến kết quả không nhƣ mong đợi và thƣờng đem lại hậu quả xấu. Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế của con ngƣời thƣờng có những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên nhƣ vậy đƣợc gọi là rủi ro. Tùy theo quan điểm nhìn nhận mà có nhiều khái niệm và định nghĩa về rủi ro. Nhƣng nói chung mọi quan điểm đều thống nhất “rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, sự hiểu biết, dự tính của chủ thể và đem lại những hậu quả xấu”. Để đối phó với rủi ro thì chúng ta thƣờng dùng các biện pháp nhƣ:

-Tránh rủi ro: Không làm việc gì quá mạo hiểm, không chắc chắn. Điều này gây ra tình trạng né tránh, không làm gì, do đó sẽ không đạt đƣợc kết quả gì. Trong kinh doanh thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bất động không làm gì và bị đào thải trong kinh doanh.

-Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: Điều này thể hiện trong hoạt động của công ty hay cá nhân mỗi ngƣời dùng những biện pháp ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro và hậu quả của nó. Chúng ta có thể gặp nhiều trong cuộc sống nhƣ hệ thống phòng cháy, chữa cháy, các biện pháp an toàn lao động, biện pháp hạn chế an toàn giao thông… các luật và quy tắc trong hoạt động kinh tế. Song những biện pháp này không ngăn ngừa hoàn toàn rủi ro xảy ra.

-Tự khắc phục rủi ro: Thực tế các công ty hoặc cá nhân thƣờng lập ra các quỹ dự phòng, dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng quỹ đó bù đắp. Biện pháp này không phải bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có thể làm đƣợc. Nếu có rủi ro lớn nhƣ thảm họa thì quỹ riêng biệt không thể bù đắp nổi, hơn nữa nếu mọi cá nhân, tổ chức cũng lập quỹ riêng thì sẽ gây lãng phí nguồn vốn đáng kể.

-Chuyển nhƣợng rủi ro: là việc cá nhân hay tổ chức thuê các công ty bảo hiểm riêng biệt chịu trách nhiệm về các rủi ro thay mình. Biện pháp này không gây đọng vốn cho xã hội, phạm vi bù đắp rộng lớn, có thể bù đắp rủi ro mang tính thảm họa.

1.3.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ từ

Trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ có rất nhiều nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro nhƣ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý… Những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro nhƣ:

Nguyên nhân xuất phát từ đối tác

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập trong giai đoạn hiện nay thì các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc khuyến khích. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chƣa trang bị đủ mọi kỹ năng để hội nhập do vậy việc mắc những sai lầm là không thể tránh khỏi. Thực trạng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm chƣa đƣợc nhiều. Trong kinh doanh quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng việc thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ là an toàn. Tuy nhiên trong thực thế cho thấy nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn về kinh tế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thƣơng cũng nhƣ việc tạo lập thƣ tín dụng khi không hiểu rõ đƣợc bản chất của loại hình này. Khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng phục vụ doanh nghiệp khi thanh toán cũng gặp rủi ro liên đới.

Thực tế cho thấy trong giao dịch thƣơng mại quốc tế, nhiều đối tác có đạo đức kinh doanh không tốt, cố tình làm sai quy chuẩn và nguyên tắc khi giao kết và thực hiện hợp đồng nhƣ: tạo lập bộ chứng từ giả tinh vi mà ngân hàng không thể phát hiện tính chân thực của nó, giao hàng thiếu, đặc biệt trong xuất nhập khẩu thép thì giao hàng kém phẩm chất bắt gặp rất nhiều….  Môi trường pháp lý

Pháp luật của mỗi quốc gia đều có những quy định điều chỉnh những tranh chấp trong thanh toán quốc tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Môi trƣờng pháp lý có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng và doanh nghiệp khi luật pháp thay đổi, hệ thống luật pháp chƣa hoàn thiện dẫn đến pháp luật có nhiều kẽ hở cho

các doanh nghiệp lợi dụng. Trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ nói riêng thì sự khác biệt về pháp luật giữa các nƣớc cũng gây ra tranh chấp cho các bên.

Môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội

Các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc các thành phần kinh tế khác đều hoạt động trong môi trƣờng kinh tế riêng biệt. Môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các tổ chức này. Nếu môi trƣờng kinh tế xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đồng thời giúp ngân hàng gia tăng giá trị thanh toán. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng kinh tế bất ổn sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và gây ảnh hƣởng đến giá trị thanh toán của ngân hàng. Ngoài ra, môi trƣờng tự nhiên nhƣ thiên tai, bệnh dịch cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng.

1.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan gây ra ngững rủi ro trong thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ là do con ngƣời. Nguyên nhân do cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Về phía ngân hàng trong trƣờng hợp mở thƣ tín dụng cho khách hàng thì cán bộ ngân hàng phải đảm bảo các thủ tục cần thiết nhƣ: thẩm định tính pháp lý của doanh nghiệp, thực hiện ký quỹ, cho vay thanh toán hàng nhập, thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp… Trong nhiều trƣờng hợp, cách thức thực hiện thủ tục phát hành thƣ tín dụng của các cán bộ nghiệp vụ ngân hàng còn chƣa chính xác. Về phía doanh nghiệp có thể do ngƣởi hƣởng lợi xuất trình bộ chứng từ không phù hợp nhƣng ngân hàng không phát hiện ra bất hợp lệ. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do nhiều cán bộ biến chất đƣa ra những quyết định chứa nhiều rủi ro đối với ngân hàng và doanh nghiệp.

1.3.3 Các loại rủi ro thƣờng phát sinh trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ dụng chứng từ

Trong thanh toán quốc tế, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán có tính ƣu việt nhất. Tín dụng chứng từ đƣợc hiểu là một phƣơng thức thanh toán quốc tế, mặt khác cũng có thể coi đây là một loại tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng thƣơng mại. Rủi ro là yếu tố tiềm ẩn nhƣng cũng có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Nhƣ vậy muốn quản lý đƣợc rủi ro thì ngƣời ta phải phân loại rủi ro và biểu hiện của nó.

1.3.3.1 Rủi ro đạo đức

Là rủi ro mà một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của ngƣời khác. Đạo đức còn đƣợc hiểu là tín nhiệm hay uy tín trong kinh doanh. Vì các bên đối tác trong giao dịch thƣơng mại quốc tế thƣờng ở rất xa nhau, thậm chí không gặp mặt nhau do đó rủi ro về đạo đức bắt gặp khá nhiều trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong trƣờng hợp thanh toán tín dụng chứng từ thì có thể là ngƣời bán cố tình không giao hàng, ngƣời mua cố tình không nhận hàng hoặc ngân hàng không chấp nhận bộ chứng từ, thanh toán.

1.3.3.2 Rủi ro tín dụng

Rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện là khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng thanh toán mất khả năng tín dụng vì một lý do nào đó, hoặc bị đóng cửa hoặc phá sản… sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và ngƣời xuất khẩu, điều này phụ thuộc vào nhiều mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành. Tuy hãn hữu xảy ra trong lịch sử, song đã có những ngân hàng bị sụp đổ khi thực hiện thanh toán L/C gây thiệt hại lớn cho các bên tham gia.

1.3.3.3 Rủi ro kỹ thuật

Là những rủi ro do những sai sót mang tính chất kỹ thuật trong khi tác nghiệp thực hiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Rủi ro này thƣờng phát sinh do các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán. Nguyên nhân phát sinh rủi ro này do cán bộ thực hiện nghiệp vụ không nắm chắc đƣợc quy trình nghiệp vụ. Rủi ro này có thể hình thành ở khâu lập L/C không tuân theo UCP nếu có dẫn chiếu hoặc bộ chứng từ đƣợc lập để chiết khấu mắc lỗi.

1.3.3.4 Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nƣớc có liên quan trong quá trình thanh toán. Thông thƣờng đó là rủi ro do thay đổi chính sách quản lý của quốc gia nhƣ: thay đổi đột ngột về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý ngoại hối, luật xuất nhập khẩu hoặc những thay đổi về kinh tế, chính trị của quốc gia đó. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trƣờng tài chính thay đổi đột biến không dự tính trƣớc làm các bên tham gia xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình khiến L/C có thể bị huỷ bỏ gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ bắt nguồn từ sự không ổn định về kinh tế, chính trị của các nƣớc có liên quan trong quá trình thanh toán. Có thể là các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công… Rủi ro có thể đến từ sự thay đổi đột ngột về luật pháp liên quan đến xuất nhập khẩu, luật quản lý thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu….

Rủi ro khách quan từ nền kinh tế có thể là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng nợ công của quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các doanh nghiệp và ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngƣng hoạt động, từ đó làm ảnh hƣởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nƣớc ngoài của một quốc gia là quá lớn thì các biện pháp nhƣ tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ đƣợc áp dụng từ đó làm giảm khả năng chi trả của ngƣời mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi đƣợc tiền. Hơn nữa, sự cấm vận kinh tế cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, tổ chức kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nƣớc đó.

1.4 Đặc điểm các giao dịch xuất nhập khẩu thép và các bên liên quan

Sản phẩm thép là mặt hàng có giá trị lớn, hơn nữa đối với các giao dịch xuất nhập khẩu bên mua và bên bán thƣờng ở các quốc gia khác nhau nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thép Việt Nam thƣờng sử dụng hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Phƣơng thức thanh toán này mang tính chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, tuy nhiên chi phí cao, quy trình thanh toán phức tạp. Hơn nữa, đối với các giao dịch xuất nhập khẩu thép, ngƣời mua thƣờng có xu hƣớng yêu cầu ngƣời bán bổ sung các chứng từ khi xuất trình nhƣ: chứng chỉ xuất xứ các loại, chứng chỉ chất lƣợng, biên bản giám định hàng hóa của bên giám định độc lập….

1.4.1 Đối tác giao dịch xuất nhập khẩu

Do tác động của tình hình chính trị trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, thị trƣờng xuất nhập khẩu thép chủ yếu của Việt Nam là các quốc gia trong khối Xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ này, đối tác đến từ các quốc gia nằm trong khối SNG. Khoảng những năm đầu thế kỷ XXI, thị trƣờng đƣợc mở rộng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thép Việt Nam mở rộng giao dịch

với nhiều đối tác khác trên thế giới. Hiện nay, đối tác giao dịch xuất nhập khẩu sắt thép của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chủ yếu là các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và các quốc gia Châu Á là thị trƣờng nhập khẩu các sản phẩm thép chủ yếu của Việt Nam, nhƣng Trung Quốc vẫn là thị trƣờng chủ đạo vì:

+ Ngành công nghiệp sản xuất sắt thép của Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, và trở thành nhà cung cấp sản phẩm thép lớn trên thế giới với giá thành cạnh tranh. Theo Ông Nguyễn Tiến Nghi – Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “Hàng năm, Trung quốc xuất khẩu khoảng 40-50 triệu tấn sắt thép ra thị trƣờng thế giới”.

+Vị trí địa lý gần Việt Nam thuận lợi cho vận chuyển

+Trung quốc đã ký kết hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN – Trung Quốc, vì vậy mức thuế nhập khẩu các sản phẩm thép nguồn gốc Trung Quốc rất thấp.

Đối với thị trƣờng xuất khẩu thép của Việt Nam chỉ giới hạn chủ yếu là các nƣớc trong khu vực nhƣ: Cam pu chia, Phi líp pin, In đô nê xi a, Thái Lan, Lào. Nguyên nhân vì các quốc gia trong khối ASEAN có vị trí địa lý gần Việt Nam đồng thời các quốc gia này đƣợc hƣởng mức thuế nhập khẩu ƣu đãi trong khu vực mậu dịch tự do AFTA khi nhập khẩu sắt thép nguồn gốc từ Việt Nam.

1.4.2 Điều kiện giao dịch xuất nhập khẩu

Nhìn chung, trong các hợp đồng ký kết giao dịch xuất nhập khẩu sản phẩm thép thƣờng có khối lƣợng và trị giá lớn. Đối tác giao dịch xuất nhập khẩu chủ yếu với các công ty Việt Nam có vị trí nằm gần Việt Nam. Do vậy, phƣơng thức vận chuyển đƣờng biển đƣợc các bên thƣờng dùng trong các

giao dịch này. Phƣơng thức vận tải đƣờng biển phù hợp với hàng hóa có trọng lƣợng lớn, thời gian vận chuyển lâu hơn phƣơng thức vận tải đƣờng hàng không, tuy nhiên giá cả rất phù hợp. Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam có đƣờng bờ biển dài, cảng biển đƣợc nâng cấp hiện đại đáp ứng nhu cầu bốc dỡ của các hàng hóa siêu trƣờng siêu trọng, hệ thống vận tải thủy nội địa phát triển. Thời gian vận chuyển đƣờng biển có thời gian lâu vừa đủ, rất phù hợp để các bên sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì phƣơng thức thanh toán này phải mất khoảng từ 10 đến 21 ngày để bên nhập khẩu nhận đƣợc hồ sơ chuyển qua ngân hàng từ bên xuất khẩu.

Sắt thép là hàng hóa kim loại có tính tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Hơn nữa mỗi một loại sắt thép lại có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đặc thù. Do đó, trong hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên có kinh nghiệm giao dịch thƣờng nêu rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật này ra. Ví dụ nhƣ: tiêu chuẩn về độ bền kéo, tiêu chuẩn về độ bền uốn, độ giãn dài, cong vênh… Khi thực hiện phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên nhập khẩu thƣờng giữ nguyên các yêu cầu kỹ thuật này trên thƣ tín dụng. Để tạo sự chắc chắn hơn nữa trong giao dịch xuất nhập khẩu, bên nhập khẩu còn yêu cầu thêm các chứng từ xuất trình nhƣ: chứng chỉ xuất xứ của hàng hóa, giấy kiểm định độc lập của bên thứ ba, hoặc hóa đơn lãnh sự….

1.4.3 Thuế quan đối với mặt hàng thép

Ngành thép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp đƣợc bảo hộ trong thời gian dài. Hiện tại, ngành công nghiệp thép đang chịu sức ép lớn từ quá trình hội nhập khi thực hiện các cam kết với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên. Các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Việt Nam chủ yếu thực

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 33)