Tổng quan hoạt động nhập khẩu sản phẩm thép trong các năm gần

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 48)

đây của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện tại, ngành thép Việt Nam bao gồm các loại sản phẩm: phôi thép; thép tấm, lá cuốn cán nóng; thép tấm, lá cuộn cán nguội; thép xây dựng; sắt, thép phế liệu; thép hình; thép Inox; thép đặc chủng; thép mạ kim loại... Nhìn chung, ngành thép Việt Nam mới chỉ đầu tƣ nhiều vào các ngành sản xuất thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nƣớc. Mặc dù, thép xây dựng nội địa thừa công suất sản xuất nhƣng Việt Nam vẫn nhập khẩu vì thép ngoại có ƣu thế về giá và chất lƣợng. Hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhập phôi thép để sản xuất ra các loại thép khác và nhập khẩu các loại thép không sản xuất đƣợc trong nƣớc nhƣ: thém tấm, cuộn cán nóng; thép hình cỡ lớn; thép hợp kim chất lƣợng cao, thép đặc chủng. Thị trƣờng nhập khẩu chủ yếu phôi thép là Trung Quốc, ngoài ra còn nhập khẩu của Nga, Nhật bản, Ucraina, Malaysia…. Sản phẩm thép thƣờng đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thông qua trung gian nên giá đến Việt Nam ở mức cao hơn so với các nƣớc khác. Do phải nhập khẩu phần lớn phôi thép nguyên liệu nên các doanh nghiệp sản xuất thép không thể chủ động đƣợc giá thành sản phẩm trên thị trƣờng cũng nhƣ hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2.1 Thị trường nhập khẩu

Trong giai đoạn trƣớc đây, do ảnh hƣởng của chiến tranh nên Việt Nam chỉ có quan hệ ngoại giao với các nƣớc trong khối Xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ đó, thị trƣờng nhập khẩu các sản phẩm sắt thép chủ yếu là các nƣớc ở Đông Âu và Liên Xô. Hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều nét nổi bật trong những năm gần đây do đã thực hiện đa dạng hóa tìm kiếm nguồn hàng tại nhiều thị trƣờng khác nhau và thiết lập đƣợc mối quan hệ lâu dài với nhiều bạn hàng. Đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và hội nhập,

các công ty kinh doanh thép tại Việt Nam mở rộng thị trƣờng nhập khẩu với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, các quốc gia trong khối ASEAN và một số thị trƣờng khác. Trong những năm gần đây, cùng với Nhật Bản, các thị trƣờng thép mới nổi nhƣ Trung Quốc, Đài Loan là những thị trƣờng nhập khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Giá cả và chất lƣợng sản phẩm thép từ các thị trƣờng này rất cạnh tranh.

Hình 2.1 Lƣợng nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam tại một số thị trƣờng chính

(Nguồn: Tổng quan tình hình nhập khẩu và xuất khẩu sắt thép của Việt Nam,Tổng cục Hải Quan,2013, Hà Nội)

Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu ổn định nhất của các doanh nghiệp kinh doanh thép Việt Nam. Lƣợng nhập khẩu sắt thép nguồn gốc Nhật Bản tăng liên tiếp qua các năm và đạt đỉnh ở mức 2,16 triệu tấn vào năm 2012. Trung Quốc là quốc gia có sản lƣợng thép nhập khẩu vào Việt Nam không ổn định. Vào năm 2008, sản lƣợng thép nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc Trung quốc gần 3 triệu tấn, gấp hơn 2 lần so với quốc gia đứng thứ 2 là Nhật Bản. Trong các năm tiếp theo, sản lƣợng không đƣợc duy trì ổn định và có sự

biến động rất mạnh. Nhƣng đến năm 2012, Trung Quốc tiếp tục vƣợt qua Nhật Bản trở thành đối tác cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam với khối lƣợng 2,34 triệu tấn, tăng khoảng 40% so với năm 2011.

2.1.2.2 Lượng và giá trị nhập khẩu

Trong các năm gần đây số lƣợng và giá trị nhập khẩu sắt thép có nhiều biến động. Nguyên nhân là do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ khiến cho nhu cầu sử dụng thép trong nƣớc suy giảm.

Bảng 2.1 Lƣợng và giá trị nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012

Phôi thép Sắt thép loại khác Tổng cộng

Năm (nghìn tấn) Lƣợng ( Triệu USD) Trị giá (nghìn tấn) Lƣợng ( Triệu USD) Trị giá Lƣợng (nghìn tấn) Trị giá ( Triệu USD) 2008 2393 1636 5872 5085 8265 6721 2009 2417 1032 7332 4329 9749 5361 2010 1986 1076 7096 5079 9082 6155 2011 878 576 6509 5857 7387 6433 2012 444 278 7159 5688 7603 5966

(Nguồn: Tổng quan tình hình nhập khẩu và xuất khẩu sắt thép của Việt Nam,Tổng cục Hải Quan,2013, Hà Nội)

Trƣớc khi chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ, hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu khoảng từ 8 đến 10 triệu tấn thép. Đỉnh điểm là vào năm 2009, khối lƣợng nhập khẩu thép vào Việt Nam là 9,7 triệu tấn. Đến năm 2010, lƣợng thép nhập khẩu có giảm nhẹ ở mức 9 triệu tấn với giá trị 6,15 tỷ USD. Bƣớc sang năm 2011 và 2012, thị trƣờng sắt thép nhập khẩu chịu ảnh hƣởng mạnh bởi tình hình kinh tế khó khăn, các dự án có vốn ngân sách bị cắt giảm, thị trƣờng bất động sản đóng băng nên lƣợng sắt thép nhập khẩu trong hai năm này đã giảm mạnh so với các năm trƣớc đó. Theo số liệu thống kê

trong số các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu hơn 7,6 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá 5,97 tỷ USD, tăng khoảng 2,9% về lƣợng so với năm 2011. Theo số liệu thống kê công bố gần đây của Tổng cục Hải Quan, trong 10 tháng đầu năm 2013 thì lƣợng sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu tại các thị trƣờng chính nhƣ: Trung Quốc: 3,02 triệu tấn; Nhật Bản: 2,16 triệu tấn; Hàn Quốc: 1,16 triệu tấn…Nhìn chung lƣợng nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với cùng kỳ năm 2012.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 48)