Ngành thép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp đƣợc bảo hộ trong thời gian dài. Hiện tại, ngành công nghiệp thép đang chịu sức ép lớn từ quá trình hội nhập khi thực hiện các cam kết với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên. Các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Việt Nam chủ yếu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia có khu vực địa lý gần Việt Nam nhƣ khối các quốc gia ASEAN và Trung Quốc. Do vậy mức thuế suất
chịu sự tác động chủ yếu của hiệp định ký kết trong khu vực và cam kết giảm thuế của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).
Cam kết WTO đối với sản phẩm thép: Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thƣơng mại WTO. Theo đó, chúng ta không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với sản phẩm thép và phải mở cửa thị trƣờng phân phối sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO. Cam kết về lộ tình giảm thuế đối với sản phẩm thép có thể tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 1.1 Thuế suất cam kết của Việt Nam đối với mặt hàng thép trong WTO
Chủng loại
Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập
(%)
Thuế suất cam kết giảm (%) Thời gian thực hiện (năm) Thép xây dựng 20-40 15-25 2014 Phôi thép 20 10 2014
(Nguồn: Tài liệu nội bộ, Phòng kinh doanh XNK- Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP)
Nhƣ vậy, việc thực hiện cắt giảm thuế theo các cam kết trong WTO làm giảm mức bảo hộ đối với ngành thép. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn nhập khẩu sắt thép của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nƣớc ASEAN đƣợc hƣởng mức thuế nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA và ACFTA thấp hơn so với thuế nhập khẩu theo WTO. Vì vậy cam kết giảm thuế khi gia nhập WTO không có nhiều ý nghĩa.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): các thành viên trong khối ASEAN có lộ trình giảm thuế từ năm 1996, giảm thuế suất xuống mức 0-5%
hoạt đến 2018. Đối với mặt hàng sắt thép đƣợc thực hiện nghiêm túc theo lộ trình giảm thuế đã cam kết là xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015 đối với khu vực thƣơng mại mậu dịch tự do AFTA.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA): Hiệp định thƣơng mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc đƣợc ký kết nhằm thiết lập khu vực thƣơng mại tự do có lộ trình giảm thuế riêng. Các sản phẩm sắt thép cũng nhƣ các sản phẩm khác đƣợc cắt giảm thuế theo lộ trình gắn với mức thuế suất MFN. Đến năm 2015, tất cả các sản phẩm sắt thép nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc vào Việt Nam và ngƣợc lại đều chịu mức thuế suất nhập khẩu là 0%. Hiện tại các mặt hàng trong đó có sản phẩm thép có nguồn gốc Trung Quốc khi nhập khẩu vào Việt Nam chịu mức thuế suất đƣợc ban hành theo thông tƣ số 162/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Nhật Bản (AJFTA): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế toàn diện theo đó mức thuế suất cho các mặt hàng sẽ đƣợc giảm theo lộ trình. Hiện tại, các mặt hàng trong đó có sản phẩm thép có nguồn gốc Nhật Bản khi nhập khẩu vào Việt Nam chịu mức thuế suất đƣợc ban hành theo thông tƣ số 20/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành. Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt này đƣợc ban hành để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2012-2015. Đồng thời khối Asean trong đó có Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định để hình thành khu vực thƣơng mại tự do với các nƣớc khác nhƣ: Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc – Niudilân, theo đó mặt hàng thép cũng đƣợc giảm mức thuế suất đáng kể.
Hiện nay, mức thuế xuất nhập khẩu thép đã giảm xuống mức thấp. Do đó, trên thị trƣờng các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Việt Nam cũng nhƣ
doanh nghiệp nƣớc ngoài phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số nƣớc nhằm hạn chế nhập khẩu sắt thép của Việt Nam. Những hàng rào kỹ thuật, biện pháp tự vệ hiện đang đƣợc các nƣớc áp dụng có khả năng gây thiệt hại lớn và lâu dài đến xuất khẩu của Việt Nam nhƣ: thuế nội địa, hạn ngạch, các biện pháp phòng vệ thƣơng mại (biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp)...
CHƢƠNG 2: NHỮNG RỦI RO THƢỜNG PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG GIAO DỊCH XUẤT
NHẬP KHẨU THÉP