Tổng quan tình hình biến động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp &

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 40)

2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.1.1 Tổng quan tình hình biến động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Tam Bình giai đoạn 2011-2013 và 06 Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Tam Bình giai đoạn 2011-2013 và 06 tháng đầu năm 2014

Công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động được lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh, cơ cấu vốn của ngân hàng lại không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ, giữa vốn huy động được và vốn điều chuyển. Đối với ngân hàng, do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cơ cấu đầu ra: cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trường thậm chí phải thay đổi các chính sách để phù hợp với sự biến chuyển của nền kinh tế.

Khối lượng vốn huy động phản ánh quy mô vốn. Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng nhất. Sau khi đã huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào.

Như vậy, trước khi xét đến các chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như hiệu quả của nguồn vốn huy động được ta xét bảng 4.1 tổng quan tình hình nguồn vốn của ngân hàng để có cái nhìn tổng quan về nguồn vốn của ngân hàng như vậy việc đi sâu vào phân tích sẽ dễ hiểu và rõ ràng hơn.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình giai đoạn 2011- 2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình giai đoạn 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014 Đvt: Triệu đồng 06tháng 2014/06tháng 2013 Chỉ tiêu 06 tháng 2013 06 tháng 2014 Số tiền % Vốn huy động 374.124 415.049 40.925 10,94 Vốn điều chuyển 141.881 147.863 5.982 4,22 Tổng nguồn vốn 516.005 562.912 46.907 15,16

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

Trong nguồn vốn có được của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất và đây cũng là nguồn vốn hoạt động mạnh mẽ nhất của ngân hàng cho các kế hoạch tín dụng và đầu tư. Phần còn lại là vốn điều chuyển từ hội sở.

Là ngân hàng lớn nên công tác huy động vốn của NHNo&PTNT rất được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, trong 3 năm ngân hàng vẫn phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở điều này biểu thị nhu cầu vốn từ thị trường cao hơn tổng nguồn vốn huy động được.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 40)