PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 44)

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TAM BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp cho

ngân hàng có tính tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, dễ dàng mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Do địa bàn huyện Tam Bình hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng nên công tác huy động vốn của ngân hàng chú ý nhiều đến các nguồn vốn lớn và chi phí huy động thấp. Bởi khi huy động được nguồn vốn với chi phí thấp giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạn đầu tư làm tăng lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, các hoạt động tín dụng, nâng cấp sản phẩm dịch vụ, nâng cấp công nghệ thông tin, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật, thực hiện các hoạt động đầu tư, mở rộng thị phần kinh doanh,… Tất cả đều cần một nguồn vốn dồi dào và ổn định. Một ngân hàng thể hiện quy mô và sự phát triển bền vững phải có nguồn vốn an toàn. Tất cả vốn để đáp ứng đủ cho ngân hàng không chỉ sử dụng vốn của chính ngân hàng mà cần phải huy động từ nơi có nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nếu huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư càng nhiều thì ngân hàng càng chủ động được nguồn vốn của mình hơn để thực hiện đầu tư có hiệu quả hơn. Và một nguồn vốn được xem là hiệu quả không chỉ vì nguồn vốn đó lớn mà đó cũng phải là nguồn vốn có chi phí huy động thấp. Khi chi phí sử dụng vốn thấp thì việc đầu tư của ngân hàng sẽ dễ sinh lợi nhuận, làm tăng khả năng phát triển bền vững và ổn định hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)