Giải pháp về khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 78)

Qua phân tích và đánh giá nhóm đối tượng khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình và những hạn chế vẫn tồn tại trong công tác huy động vốn của ngân hàng, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong chính sách khách hàng.

Bất kỳ một ngân hàng nào cũng quan tâm tới chính sách này, nó bao gồm toàn bộ những nội dung liên quan tới hoạt động, kinh doanh của ngân hàng. Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng được quyết định bởi khả năng thu hút khách hàng. Chính sách khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình cần được đẩy mạnh hơn nữa như: phân loại khách hàng theo số dư, ưu đãi lãi suất với những khách hàng lớn, có các chính sách duy trì khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh trên địa bàn đang được các tổ chức tín dụng khác khai thác nguồn vốn một cách triệt để, trong tương lai các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường nhiều hơn nũa. Như vậy, những chính sách khách hàng hiện tại của ngân hàng không chỉ cần duy trì mà phải đẩy mạnh hơn nữa.

Ngoài ra, NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình nên phân khúc khách hàng theo những tiêu chí nhất định như số dư tiền gửi, tần số giao dịch hay khách hàng thân thiết... Trên cơ sở phân khúc đó, ngân hàng chi nhánh cần triển khai nghiên cứu và thiết kế các gói sản phẩm phù hợp, áp dụng các hình thức khuyến mãi đa dạng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng, đồng thời phối hợp với các biện pháp tăng cường chất lượng dịch vụ. Từ đó thu hút và phát triển nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo nhóm phân khúc tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng.

Bên cạnh đó, khi thực hiện chính sách này cần chú ý đến thái độ và cung cách phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng. Cần tối đa hóa quyền lợi của khách hàng tại ngân hàng, tạo nét riêng biệt ngân hàng khi tiếp xúc với khách hàng. Ví dụ: Bộ phận bảo vệ của ngân hàng phải thực hiện tốt nhiệm vụ dắt xe, dẫn xe, sắp xếp xe gọn gàng và có dụng cụ che chắn xe cho khách hàng. Khi khách hàng bước vào sảnh của ngân hàng cần có bộ phận lễ tân chào hỏi và đón tiếp khách hàng. Tư vấn, hướng dẫn quy trình cho các nhu cầu của khách hàng.

Cần có đường dây nóng cho chi nhánh để phục vụ khách hàng tốt hơn. Khi khách hàng cần liên hệ tư vấn thì không cần đến trực tiếp ngân hàng mà có thể thông qua đường dây nóng. Như vậy vừa tiết kiệm được thời gian, công

sức cho khách hàng, vừa giúp ngân hàng lọc ra những khách hàng thật sự cần thiết khi đến giao dịch tại quầy. Như vậy sẽ làm tăng hình tượng, tính chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ và uy tính của ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, hoạt động huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, hệ thống ngân hàng là trung gian chu chuyển vốn lớn nhất trong nền kinh tế, là mạch máu của nền kinh tế. Việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng có hiệu quả thì lượng vốn huy động để đầu tư cho nền kinh tế mới cao, mới tạo động lực cho nền kinh tế vươn lên để đạt những thành tựu mới, tiến bộ mới. Bên cạnh đó, vốn là cơ sở để các NHTM hoạt động kinh doanh, đồng thời quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng không chỉ dựa trên địa bàn mà trên toàn hệ thống.

Trong quá trình hoạt động, NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình luôn nhận thức rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, trong giai đoạn năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014, ngân hàng đã tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế góp phần phát triển kinh tế địa phương huyện Tam Bình. Bằng chứng là nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm. Chính điều đó đã cho ta biết nhu cầu về vốn hiện nay là rất lớn nên ngân hàng chi nhánh đã không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có được thành quả đó là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các phương pháp huy động vốn và là quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Tam Bình.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì ngân hàng cũng gặp những khó khăn chung của đất nước, cụ thể là thiên tai, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi, tình hình lạm phát có nhiều chuyển biến, sự thay đổi trong các chính sách vĩ mô của nhà nước... Tuy như vậy nhưng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình đã và đang có những nỗ lực rất lớn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn nhằm mục tiêu ổn định và tăng trưởng nền kinh tế của đất nước.

Qua phân tích về khả năng huy động vốn của ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình cho ta thấy nguồn vốn của ngân hàng khá ổn định và tăng trưởng theo thời gian và hoạt động tín dụng cũng diễn ra sôi nỗi theo chiều hướng tăng trưởng, đây là biểu hiện tốt thể hiện sự ổn định và dần hồi phục của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng ổn định theo hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên không đủ đáp ứng đủ cho tiến trình

hồi phục kinh tế địa phương nên ngân hàng còn phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên nhiều, bằng chứng là vốn điều chuyển cũng tăng theo nhu cầu tín dụng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, làm giảm khả năng tự chủ và khó có thể sử dụng linh hoạt, uyển chuyển nguồn vốn vào các hoạt động của ngân hàng. Nhưng điều này đã được ngân hàng quan tâm và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Bằng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối đã cho thấy rõ thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình có nhiều diễn biến theo tình hình nền kinh tế đang phục hồi tăng trưởng. Bên cạnh đó, phương pháp định tính và định lượng được sử dụng trong mô hình Probit đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng là: lãi suất tiền gửi của ngân hàng, nghề nghiệp khách hàng, chất lượng phục vụ của nhân viên và thời gian giao dịch, đồng thời còn cho thấy sự đánh giá của khách hàng đối với hoạt động gửi tiền tiết kiệm. Từ đó cho thấy các mặt đạt được và hạn chế trong công tác huy động vốn để làm cơ sở đưa ra các giải pháp về hoạt động huy động vốn.

Với bốn mục tiêu đặt ra trước khi nghiên cứu tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình, qua phân tích thực trạng bằng các chỉ tiêu tài chính và tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng đã cho thấy những mặt đạt được và hạn chế trong công tác huy động vốn, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết cho công tác huy động vốn. Như thế, các mục tiêu đặt ra đã được giải quyết và làm rõ.

Qua nghiên cứu đã khẳng định công tác huy động vốn của ngân hàng là một khâu quan trọng cấu thành nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn có tốt, có hiệu quả thì hoạt động tín dụng mới tăng trưởng được. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ hơn nữa từ ngân hàng cấp trên là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và cơ quan nhà nước như NHNN, chính quyền địa phương...

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước có vai trò, vị trí quan trọng trong việc điều hành và theo dõi tình hình biến động của các NHTM, mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH Việt Nam. Trong những năm qua, NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới, NHNN cần có nhiều hỗ trợ cho các NHTM hơn nữa để hệ thống nhân hàng Việt Nam vững mạnh

hơn, cụ thể như: thực hiện giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng để các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn, điều chỉnh lãi suất chiết khấu thích hợp để hỗ trợ vốn cho các NHTM, ...

Trong nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, NHNN cần đưa ra các chính sách, pháp luật, quy định kịp thời kèm theo các văn bản hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng, tránh tình trạng lách luật của các tổ chức tín dụng làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các NHTM và các chính sách điều hành của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tình hình tỷ giá vàng và ngoại tệ có nhiều biến động đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cả ngân hàng. Vì vậy NHNN cần theo dõi chặt chẽ những tín hiệu của thị trường, từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thức đẩy nền kinh tế phát triển nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Cần điều chuyển vốn kịp thời cho NH cấp dưới khi cần thiết, đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra ngân hàng cấp dưới để hạn chế những sơ suất, rủi ro có thể xảy ra để dễ dàng nắm bắt tình hình biến động và giúp đỡ NH cấp dưới kịp thời.

Tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề về các hoạt động huy động vốn và tín dụng để cho các nhân viên của NH cấp dưới có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công việc và nâng cao trình độ cán bộ NH. Bên cạnh đó, triển khai kịp thời và hướng dẫn cụ thể các quy định, văn bản, thông tư, quyết định của NHNN và NH hội sở. Đồng thời tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của ngân hàng cấp dưới và đội ngũ nhân sự.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phương

Cần phải thường xuyên mở lớp tập huấn tại địa phương cho các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể để trang bị cho họ kiến thức về pháp luật, nắm bắt thị trường, tránh những sự gian dối trong kinh doanh, có như thế mới giúp cho các thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả và hạn chế được các rủi ro xảy ra ngoài ý muốn. Đồng thời, tuyên truyền các văn bản pháp luật khuyến khích sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để người dân tiếp cận được tiến bộ trong xã hội cũng như các lợi ích từ các dịch vụ này.

Đơn giản các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian xem xét các thủ tục hành chính này, nhất là các thủ tục liên quan đến hoạt động huy động vốn

và hoạt động tín dụng của ngân hàng, để nguồn vốn dễ dàng lưu thông trong nền kinh tế.

Phối hợp kịp thời với ngân hàng để khơi thông nguồn vốn trong xã hội. Xây dựng các chương trình hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Là nhịp cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Văn Sơn và cộng sự, 2004. Giáo trình lý thuyết thống kê. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

2.Huỳnh Thị Đan Xuân, 2013. Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.

3. Phạm Lê Thông. Kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

5. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

6. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt. 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

7. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lí thuyết tài chính – tiền tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục.

8. Thông tư 02/2011/TT-NHNN, 2011. Thông tư quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

9. Thông tư 13/2010/TT-NHNN, 2010. Qui định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

10. Thông tư 19/2010/TT-NHNN, 2010. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

11. Đào Thị Hồng, 2011. Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

12. Nguyễn Thị Quyên, 2013. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Thị Thanh Nguyên, 2013. Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- SeaBank chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

14. Trần Thị Mỹ Hạnh, 2011. Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Càng Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

15. Vũ Anh Thơ, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ & QTKD

---o0o---

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---o0o---

BẢNG KHẢO SÁT

Xin chào Ông (Bà)!!!!

Tôi tên là Dương Hoài Trọng, là sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Hiện tại tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tam Bình”. Bảng câu hỏi đính kèm sau đây bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tam Bình. Tôi xin cam đoan sẽ giữ bí mật toàn bộ những thông tin này và chỉ sử dụng chúng cho mục đích nghiên cứu.

PHẦN I: CHỌN LỌC

Ông (Bà) vui lòng cho biết có đang hoặc đã gửi tiền tiết kiệm ở Agribank chi nhánh Tam Bình hay không?

 Có  tiếp tục phần II  Không  ngừng lại

PHẦN II: QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH TAM BÌNH

1. Khi nói đến gửi tiền tiết kiệm Ông/ Bà nghĩ ngay đến ngân hàng nào trước?

 NH NN&PTNT (Agribank)  Ngân hàng khác:………

2. Vì sao Ông/ Bà chọn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tam Bình để gửi tiền tiết kiệm?

 Lãi suất cao hơn Chất lượng phục vụ nhân viên tốt  Có nhiều chương trình khuyến mãi  Lý do khác:………

3. Ông/ Bà vui lòng cho biết mục đích gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tam Bình?

 Sinh lãi Duy trì cuộc sống ổn định

 Thuận tiện đi lại Mục đích khác:………

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)