Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của ngân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 55)

Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 06/ 2014

Vốn huy động Triệu đồng 326.930 375.904 388.513 415.049

Tổng dư nợ Triệu đồng 413.365 463.556 523.320 504.909

Vốn điều chuyển Triệu đồng 82.729 97.590 150.051 147.863

Vốn có kỳ hạn Triệu đồng 285.541 324.492 338.955 369.579 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 409.659 473.494 538.564 562.912 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 79,81 79,39 72,14 73,73 Tổng dư nợ/ Vốn huy động Lần 1,26 1,23 1,35 1,22 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn % 20,19 20,61 27,86 26,27 Vốn có kỳ hạn/ Vốn huy động % 87,34 86,32 87,24 89,04

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

4.2.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Vốn huy động là số tiền thể hiện được khả năng huy động vốn của một ngân hàng, là thế mạnh của một ngân hàng. Bởi vì nếu một ngân hàng có vốn huy động quá thấp thì khi có nhu cầu sử dụng vốn sẽ bị thiếu hụt thì sẽ nhận điều chuyển từ hội sở về và chi phí cho việc sử dụng vốn của hội sở cao hơn chi phí huy động được. Từ đó, làm chi phí của ngân hàng chi nhánh tăng lên và lợi nhuận giảm đi. Ngược lại, nếu ngân hàng chi nhánh huy động được quá nhiều vốn nhưng lại không sử dụng được đồng vốn đó hiệu quả nhất, không cho vay hoặc đầu tư được mà bị ứ đọng lại thì ngân hàng chi nhánh đã mất một khoản phí cho việc huy động vốn đó. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chi nhánh vẫn bị sụt giảm. Như vậy ta thấy

rằng muốn nâng cao tối đa khả năng hoạt động của ngân hàng chi nhánh thì sự cân đối giữ nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý là điều hết sức quan trọng.

Hoạt động của ngân hàng đặc biệt ở chỗ ngân hàng không sử dụng tiền của chính mình để cung ứng ra nền kinh tế mà sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi huy động được để cho vay lại. Như vậy với phương thức hoạt động này thì nguồn vốn huy động trong ngân hàng phải chiếm một tỷ lệ cao, thường là trên 70% để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình được. Qua các giai đoạn, tỷ lệ này khá ổn định, cụ thể năm 2011 là 79,81%, năm 2012 là 79,39%, năm 2013 72,14% và 06 tháng năm 2014 là 73,73%. Từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ này liên tục giảm là do kinh tế có nhiều biến động, tâm lý người dân không ổn định và ngân hàng lượng hoá mức độ tăng trưởng tín dụng để có mức huy động hợp lý, tránh nguồn vốn huy động về nhiều mà không thể cho vay ra được sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên đến 06 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này đã tăng trở lại, có được điều này là do ngân hàng đã linh động sử dụng nhiều hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng: Tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư, các chương trình chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, các chương trình rút thăm trúng thưởng và nhiều chương trình khuyến mãi tặng quà tri ân khách hàng khác được thực hiện. Song song đó việc mở rộng các hình thức huy động cũng được ngân hàng hướng đến: tăng cường các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại,… Thông qua việc áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, các chương trình khuyến mãi, tài trợ quảng bá hình ảnh và chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo ngân hàng còn kết hợp với việc thường xuyên nghiên cứu, điều tra thị trường để đưa ra mức lãi suất hợp lý với sự chuyển biến của nền kinh tế và phù hợp với tâm lý khách hàng để giữ chân những khách hàng truyền thống và mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.

Trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế bước từ giai đoạn khó khăn năm 2011, 2012 sang giai đoạn dần phục hồi ở năm 2013, 2014. Cùng với nhiều biến cố của nền kinh tế nhưng ngân hàng vẫn giữ tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn ổn định và khá tốt. Điều này không chỉ chứng tỏ được sự tự chăm lo nguồn vốn để hoạt động tín dụng được tốt của ngân hàng mà còn khẳng định được vị thế của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình, đây là tiền đề tốt cho những năm phục hồi của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng trong những năm tiếp theo.

4.2.4.2 Tổng dư nợ/ Vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn huy động thì đem cho vay được bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho

hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng kém hiệu quả, số tiền huy động được chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng hiện tại. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì khả năng sử dụng nguồn vốn huy động được của ngân hàng kém chất lượng. Vì nếu huy động được nguồn vốn cho ngân hàng mà không cho vay lại được có nghĩa là ngân hàng đã phải trả lãi cho khách hàng mà không có tiền thu lãi để bù đắp lại. Như vậy ngân hàng sẽ bị mất một khoản phí cho việc duy trì đồng vốn không sinh lợi này.

Qua các giai đoạn tỷ số này có biến động nhẹ, cụ thể năm 2011, 2012, 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 cứ một đồng vốn huy động được thì ngân hàng sẽ cho vay 1,26 đồng, 1,23 đồng, 1,35 đồng và 1,22 đồng. Qua các năm tỷ số này khá ổn định và đều lớn hơn một chứng tỏ một đồng nguồn vốn huy động về không đáp ứng được nhu cầu cho vay, như vậy sẽ làm giảm khả năng chủ động của ngân hàng chi nhánh. Tuy nhiên tỷ số này không quá lớn, cũng không cách quá xa một và cũng không biến động nhiều nên nguồn vốn huy động này cũng mang lại hiệu quả. Vì trên thực tế để tỷ số này luôn bằng một thật sự không có hoặc có chỉ là ở một thời điểm nào đó của ngân hàng mà thôi không duy trì được lâu dài. Điều mà ngân hàng thực hiện được là cố gắng sao cho tỷ số này xấp xỉ bằng một. Vì khi gần với một dù cho lớn hay nhỏ hơn thì chứng tỏ được hầu như số vốn huy động được đã sử dụng gần như tối đa công suất của nó.

Ta thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua ngân hàng luôn thực hiện tốt hai công việc huy động và cho vay vốn. Chính vì thế tỷ lệ này dao động xung quanh một với khoảng cách không lớn có thể chấp nhận được và ít biến động. Điều này thật sự là điều rất đáng khích lệ cho cán bộ nhân viên của hai khâu huy động vốn và tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình và trong thời gian tới ngân hàng cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình để có thể giữ vững thành tích hiện tại và kéo tỷ số này ngày càng gần bằng 1 hơn nữa.

4.2.4.3 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ngân hàng chi nhánh phụ thuộc vào ngân hàng hội sở. Chỉ tiêu này ổn định ở năm 2011, năm 2012 và có chuyển biến tăng ở năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 20,19%, 20,61%, 27,86% và 20,17%. Nguyên nhân làm cho tỷ số này tăng là do bước đầu của các chính sách khôi phục kinh tế nhưng cũng là giai đoạn sau của sự khủng hoảng. Lòng tin của khách hàng dù đã được cũng cố nhưng chưa thật sự hoàn toàn, khách hàng còn e dè gửi tiền vào ngân hàng cho nên làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng bị hạn chế mà tổng dư nợ ngân hàng tăng lên thì buộc

ngân hàng chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển nhiều hơn. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu ngân hàng tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho ngân hàng có lợi thế chủ động trong kinh doanh, giảm chi phí sử dụng vốn, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. Sử dụng tăng lượng vốn điều chuyển cùng với việc tăng tổng dư nợ của ngân hàng cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế địa phương. Khi nền kinh tế được đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực, khi các doanh nghiệp đua nhau sản xuất, người dân tin tưởng hơn vào các chính sách của Nhà nước thì nền kinh tế sẽ dần đi vào ổn định.

4.2.4.4 Vốn có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động

Vốn có kỳ hạn được xem là nguồn vốn tương đối ổn định của ngân hàng. Vì nguồn vốn này ngân hàng có thể xác định được chính xác thời hạn danh nghĩa của nó và thời hạn thực tế gần bằng hoặc chênh lệch không nhiều so với thời hạn danh nghĩa. Dù chi phí cho nguồn vốn này cao hơn nguồn vốn không kỳ hạn nhưng với nguồn vốn này ngân hàng được sử dụng nhiều hơn, chủ động hơn trong việc cho vay và thực hiện các dự án đầu tư. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn để kinh doanh tạo lợi nhuận cho ngân hàng một cách an toàn hơn, ổn định hơn. Từ đó nên ngân hàng luôn cố gắng huy động lượng tiền gửi có kỳ hạn này, biện pháp được ngân hàng thường áp dụng là đưa mức lãi suất huy động cao hơn để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào.

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn mà ngân hàng huy động được trong tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế luôn cao hơn 86% qua các năm, cụ thể năm 2011 là 87,34%, năm 2012 và 2013 là 86,32% và 87,24% đến 06 tháng đầu năm 2014 tăng lên 89,04%. Qua các năm chỉ tiêu này ít có biến động và đang có chiều hướng tăng lên, đây là biểu hiện trên đà tăng trưởng của nền kinh tế và là một lợi thế cho ngân hàng. Điều này có được là do NHNo&PTNT là ngân hàng lớn và có mạng lưới rộng khắp, uy tín nhiều năm thuận tiện cho việc chi trả và thanh toán nên được rất nhiều các tổ chức kinh tế chọn làm kênh thanh toán cho doanh nghiệp mình. Chính vì thế, số tiền gửi thanh toán của các tổ chức chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 13% trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Do vậy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn và có thể đánh giá nguồn vốn của ngân hàng khá ổn định và an toàn trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Mặc dù vậy nhưng trong thời gian tới ngân hàng cần nâng cao hơn nữa khối lượng của nguồn vốn có kỳ hạn để đảm bảo Agriank chi nhánh Tam Bình hoạt động bền vững và càng gia tăng niềm tin trong lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)