PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 25)

2.3.1 Số liệu thứ cấp

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tam Bình Phòng Giao Dịch Bình Ninh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Thu thập số liệu sơ cấp từ các cá nhân trên địa bàn nghiên cứu có gửi tiền vào Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.

Bên cạnh đó, có sử dụng số liệu của một số sách, báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề phân tích.

2.3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để thấy được diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình giai đoạn năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014.

 Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối lên các khoản mục của các chỉ tiêu tài chính để thấy được tình hình hoạt động huy vốn với tỷ trọng từng nguồn vốn và tốc độ tăng giảm cụ thể. Qua đó, đánh giá được thực trạng huy động vốn của ngân hàng.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: kỹ thuật so sánh tuyệt đối, tương đối để phân tích các số liệu thứ cấp qua đó đánh giá được tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Tam Bình Phòng Giao Dịch Bình Ninh.

-Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆Y=Y1-Y0

Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu năm trước. Y1 : Chỉ tiêu năm sau.

∆Y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục phù hợp.

-Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

%∆Y=(∆Y/ Y0) x 100% Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu năm trước. ∆Y : Chênh lệch Y1- Y0

%∆Y: Biểu hiện tốc độ tăng hay giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này làm rõ tốc độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. Trên cơ sở đó so sánh tốc độ biến động giữa các chỉ tiêu qua các năm, từ đó xác định nguyên nhân biến động và đề ra các giải pháp phù hợp.

2.3.2 Số liệu sơ cấp

2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu được tiến hành bằng cách tiếp cận các cá nhân trên địa bàn nghiên cứu là khu vực huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long để thực hiện phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến quyết định gửi tiền của họ thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước.

- Phương pháp chọn mẫu

Mẫu phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp thuận tiện, là phỏng vấn các cá nhân ở khu vực gần ngân hàng trong huyện Tam Bình.

2.3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Mục tiêu 3: sử dụng mô hình Probit các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng bằng phương pháp định tính và định lượng với sự hỗ trợ của phần mền SPSS 16.0.

 Mục tiêu 4: sau khi phân tích thực trạng hoạt động huy vốn và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách, tác giả tổng kết các mặt đạt được và hạn chế của ngân hàng để đề xuất các giải pháp cho hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

- Phương pháp định tính: Dùng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng vào ngân hàng mà việc giải thích không sử dụng các số liệu thống kê và hồi quy.

- Phương pháp định lượng:

+ Phân tích thống kê mô tả: dùng để mô tả và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá như mục đích gửi tiền tiết kiệm, yếu tố nào quan trọng trong quyết định gửi tiền tiết kiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu như phần mềm Excel 2007 và phần mềm SPSS 16.0, sử dụng hồi quy với mô hình kinh tế lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

2.3.2.3 Các biến được chọn

Việc quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng có thể chịu tác động bởi các yếu tố như tuổi khách hàng, nghề nghiệp khách hàng, thu nhập gia đình, lãi suất tiền gửi, chất lượng phục vụ của nhân viên, thời gian giao dịch, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng…

- Tuổi khách hàng: Tuổi khách hàng càng cao thường cho thấy họ có xu hướng để dành tiết kiệm nhiều hơn để vì ổn định cuộc sống khi tuổi già. Và những người trẻ tuổi thường phải chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống hiện tại và chưa có xu hướng để dành tiết kiệm. Vì thế biến này có ảnh hưởnh đến quyết định gửi tiền của khách hàng.

- Nghề nghiệp: Những người có công việc ổn định sẽ có thu nhập ổn định và khả năng tự chủ về tài chính vững vàng hơn. Bên cạnh đó, môi trường làm việc và công việc cũng có ảnh hưởng đến sự đánh giá và lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Từ đó cho thấy yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng.

- Thu nhập gia đình: là thu nhập trung bình hàng tháng của cả gia đình, được tính bằng triệu đồng. Có thể thấy rằng, các gia đình có thu nhập càng cao thường sẽ vững mạnh về tài chính và có tiền nhàn rỗi. Do có tiền nhàn rỗi nên họ sẽ thường suy nghĩ đến việc gửi tiền vào ngân hàng, vì thế yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng.

- Lãi suất tiền gửi: Lãi suất mà ngân hàng đưa ra để huy động tiền gửi từ dân cư. Nếu ngân hàng đưa ra lãi suất tiền gửi thấp sẽ khó có thể huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất được đánh giá là yếu tố quan trọng để người dân quyết định gửi tiền.

- Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Chất lượng của dịch vụ gửi tiền có thể biểu hiện qua phong cách phục vụ của nhân viên làm công tác tiếp xúc khách hàng. Nếu nhân viên ngân hàng thực hiện nhanh chóng các giao dịch tiền gửi, niềm nở khi tiếp xúc với khách hàng, nơi gửi tiền sắp xếp khoa học, hồ sơ cần thiết cho giao dịch đơn giản…là lợi thế thu hút được khách hàng gửi tiền tiết kiệm.

- Thời gian giao dịch: là khoảng thời gian mà khách hàng gặp nhân viên giao dịch đến khi giao dịch kết thúc. Nếu thời gian giao dịch càng thấp sẽ làm tiết kiệm được thời gian của khách hàng, sẽ làm hài lòng khách hàng hơn và tăng khả năng huy động được tiền gửi tiết kiệm.

- Khoảng cách: là khoảng cách từ nhà đến ngân hàng được tính bằng mét. Yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng vì thông thường người dân thích tiện lợi nên tạo cho họ có sở thích chọn các ngân hàng gần nhà và thuận tiện đi lại.

 Tổng hợp các biến trong mô hình Probit:

Biến phụ thuộc của mô hình Probit là quyết định gửi tiền vào NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình và biến này được giải thích như sau:

+ Quyết định gửi tiền (Y) = 1 nếu khách hàng quyết định có gửi tiền vào NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

+ Quyết định gửi tiền (Y) = 0 nếu khách hàng quyết định không gửi tiền vào NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình mà gửi vào ngân hàng khác

Các biến độc lập và dấu kỳ vọng của biến:

Biến Giải thích biến Dấu kỳ vọng

Tuổi ( X1 ) Tuổi của khách hàng +

Nghề nghiệp ( X2 ) Biến có 2 giá trị: Công nhân viên = 1 Khác = 0

+

Thu nhập gia đình ( X3 ) Thu nhập trung bình của

cả gia đình khách hàng + Lãi suất tiền gửi ( X4 ) Biến có 2 giá trị:

Hấp dẫn = 1

Không hấp dẫn = 0

+

Chất lượng phục vụ ( X5 ) Biến có 2 giá trị: Tốt = 1

Không tốt = 0

+

Thời gian giao dịch ( X6 ) Biến đo lường thời gian và

có đơn vị là phút -

Khoảng cách ( X7 ) Khoảng cách từ nhà đến ngân hàng được đo lường bằng mét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH NINH

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH NINH

3.1.1 Khái quát Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, Phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ tín dụng thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị khác.

3.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

 Chức năng

Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn phân cấp của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NH. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc.

 Nhiệm vụ

Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu… NH thực hiện các hình thức huy động vốn theo quy định của NHNo&PTNT. Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết, trình NHNo&PTNT cấp trên xét duyệt.

Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc cho phép. Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi, két sắt, nhận cất giữ các giấy tờ có giá trị được bằng tiền mặt; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng… và các dịch vụ khác được NHNN, NHNo&PTNT quy định. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, thể chế nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.

3.1.1.3 Quá trình phát triền

Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp có 3 sở giao dịch và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.

Ngày 07/03/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

NHNo&PTNT là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế của NHNo&PTNT vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:

 Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.

 Tổng dư nợ: trên 523.088 tỷ đồng

 Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia.

 Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

Không những thế NHNo&PTNT luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. NHNo&PTNT là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do NH Thế giới tài trợ. Hiện nay, NHNo&PTNT đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục khách hàng là doanh nghiệp, có 1026 Ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, với vị thế là NHTM - Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, NHNo&PTNT đã và đang nổ lực hết mình để đạt nhiều thành tựu, đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế của đất nước.

3.1.2 Khái quát Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Tam Bình Phòng Giao Dịch Bình Ninh Chi Nhánh Tam Bình Phòng Giao Dịch Bình Ninh

3.1.2.1 Quyết định thành lập

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình là NH cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo Quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Lúc đầu lấy tên là NHNo Tam Bình, đến 01/1997 được đổi tên là NHNo&PTNT huyện Tam Bình. Là một trong 2.300 chi nhánh trên cả nước và là một trong tám chi nhánh của tỉnh Vĩnh Long, ngoài trụ sở chính tại khóm 2 – thị trấn Tam Bình còn có bốn PGD gồm: Song Phú, Bình Ninh, Cái Ngang, Hoà Hiệp để tạo điều kiện cho KH đến quan hệ với NH thuận lợi hơn. NHNo&PTNT huyện Tam Bình có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của NH và chịu sự điều tiết của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long. Hoạt động chủ yếu của NH là thực hiện cho vay các doanh nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và

phục vụ đời sống. Ngoài ra, NH còn chuyển khoản, nhận tiền gửi KH để có thêm doanh thu và huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi của người dân trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PGD Bình Ninh là một trong những PGD trực thuộc đặt tại địa phương nhằm tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho việc giao dịch giữa NH và KH. PGD Bình Ninh đặt tại ấp An Thạnh A xã Bình Ninh huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo Quyết định số 314/DNNN ngày 18/05/2007 của Giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long. Địa bàn hoạt động gồm 3 xã: Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Bình Ninh. Dân cư địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông chiếm 85% dân số, với điều kiện trên thì KH chủ yếu của PGD Bình Ninh xoay quanh hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.

Trong thời gian hoạt động của mình, PGD Bình Ninh đã tập trung khai

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 25)