Khái quát Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Ch

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 32)

Chi Nhánh Tam Bình Phòng Giao Dịch Bình Ninh

3.1.2.1 Quyết định thành lập

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình là NH cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo Quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Lúc đầu lấy tên là NHNo Tam Bình, đến 01/1997 được đổi tên là NHNo&PTNT huyện Tam Bình. Là một trong 2.300 chi nhánh trên cả nước và là một trong tám chi nhánh của tỉnh Vĩnh Long, ngoài trụ sở chính tại khóm 2 – thị trấn Tam Bình còn có bốn PGD gồm: Song Phú, Bình Ninh, Cái Ngang, Hoà Hiệp để tạo điều kiện cho KH đến quan hệ với NH thuận lợi hơn. NHNo&PTNT huyện Tam Bình có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của NH và chịu sự điều tiết của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long. Hoạt động chủ yếu của NH là thực hiện cho vay các doanh nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và

phục vụ đời sống. Ngoài ra, NH còn chuyển khoản, nhận tiền gửi KH để có thêm doanh thu và huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi của người dân trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

PGD Bình Ninh là một trong những PGD trực thuộc đặt tại địa phương nhằm tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho việc giao dịch giữa NH và KH. PGD Bình Ninh đặt tại ấp An Thạnh A xã Bình Ninh huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo Quyết định số 314/DNNN ngày 18/05/2007 của Giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long. Địa bàn hoạt động gồm 3 xã: Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Bình Ninh. Dân cư địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông chiếm 85% dân số, với điều kiện trên thì KH chủ yếu của PGD Bình Ninh xoay quanh hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.

Trong thời gian hoạt động của mình, PGD Bình Ninh đã tập trung khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường nguồn vốn kinh doanh, bên cạnh đó đây cũng là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. PGD Bình Ninh góp phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của người dân vì đây là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho địa phương.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 Bộ máy tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tam Bình

Giám đốc: trực tiếp điều hành toàn bộ Ngân hàng, hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ PHÒNG TÍN

DỤNG PGD SONG PHÚ PGD CÁI NGANG PGD HÒA HIỆP PGD BÌNH NINH

giao, thực hiện ký duyệt hợp đồng tín dụng, ra quyết định về tổ chức đối với đơn vị của mình.

- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

Phó Giám đốc: có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận, hỗ trợ cùng Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ.

- Phó Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy quyền. - Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện các quy tắc đề ra.

Phòng tín dụng:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay vốn, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, thẩm định trước khi cho vay, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn, có quyền thu hồi vốn trước thời hạn nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích.

Phòng kế toán– ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền. Quản lý hồ sơ KH, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả tiền cho vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày.

- Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.

- Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc hay người được ủy quyền.

- Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi chuyển tiền.

- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.

- Lưu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng, hồ sơ pháp lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 32)