Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 45)

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình gồm hai đối tượng: Tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế. Trong đó, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao qua các giai đoạn.

Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình theo đối tượng khách hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đvt: Triệu đồng

2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 36.569 49.746 46.735 13.177 36,03 -3.011 -6,05 Tiền gửi dân cư 290.361 326.158 341.778 35.797 12,33 15.620 4,79 Tổng vốn huy động 326.930 375.904 388.513 48.974 48,36 12.609 -1,26

Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình theo đối tượng khách hàng giai đoạn 06 tháng đầu năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng 06tháng 2014/06tháng 2013 Chỉ tiêu 06 tháng 2013 06 tháng 2014 Số tiền % Tiền gửi các tổ chức kinh tế 57.995 45.270 -12.725 -21,94

Tiền gửi dân cư 316.129 369.779 53.650 16,97

Tổng vốn huy động 374.124 415.049 40.925 -4,97

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

11,2 88,8 13,2 86,8 12,0 88,0 15,5 84,5 10,9 89,1 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06 tháng

2013

06 tháng 2014 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2. Tiền gửi dân cư

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình

Hình 4.2 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

4.2.1.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ở ngân hàng chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, giao dịch và hưởng lãi của ngân hàng vì thế doanh nghiệp vẫn muốn gửi tiền của mình ở ngân hàng để thuận tiện cho các giao dịch mà lại sinh lãi. Qua các giai đoạn, tiền gửi của các tổ chức kinh tế ở ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình tăng giảm không ổn định, có xu hướng tăng từ năm 2011 đến 2013, cụ thể năm 2012 tăng 13.177 triệu đồng tương ứng 36,03% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng là do ngân hàng đã tăng cường nâng cao chất lượng và cải tiến các dịch vụ thông qua nhiều kênh phân phối đáp ứng nhanh kịp thời cho việc chi trả tiền, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, có hạn

mức thấu chi lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế luôn là những người thường xuyên cần giao dịch thanh toán tiền hàng với nhau, ngân hàng còn hỗ trợ nhiều tiện ích khác cho việc thanh toán giúp các tổ chức kinh tế giao dịch nhanh chóng, chính xác hơn. Đó là các khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế. Mặc dù các khoản tiền này không ổn định nhưng theo thông tư 13/2010/TT-NHNN và thông tư 19/2010/TT-NHNN thì NHTM được sử dụng 25% tiền gửi này để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Như vậy, với khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng vừa có một nguồn vốn cho hoạt động và tạo mối liên hệ với khách hàng là các tổ chức kinh tế. Ngoài ra nó còn rút ngắn thời gian giao dịch giữa các tổ chức với nhau làm thúc đẩy lưu thông hàng hóa là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát tiển.

Đến 06 tháng đầu năm 2014 lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm so với 06 tháng đầu năm 2013, cụ thể giảm 12.725 triệu đồng, tương ứng 21,94%. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lượng hàng tồn kho lớn, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn nên lượng vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế được sử dụng hết cho việc sản xuất kinh doanh và tìm đầu ra cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy mà lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 06 tháng đầu năm 2014 có phần giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong giai đoạn từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014 có nhiều biến động, chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm ở đầu năm 2014 trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đã đi đúng hướng, vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi để thanh toán, chi trả tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng chỉ có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định trong tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế để cung cấp nghiệp vụ cho vay của mình.

4.2.1.2 Tiền gửi dân cư

Đây là những khoản huy động truyền thống của ngân hàng, loại tiền gửi này chủ yếu của cá nhân và hộ gia đình, với mục đích để sinh lời. Mặc dù từng khoản tiền gửi cá nhân nhỏ nhưng nguồn vốn này ổn định và có tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Vì với các khoản tiền nhỏ này như một khoản tiền tiết kiệm của gia đình nên họ rất ít mang đầu tư vào các khoản khác mà chủ yếu gửi để lấy lãi. Nhiều người tiết kiệm, nhiều nhà tiết kiệm nên khoản tiền tiết kiệm ngày càng tăng. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 85% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy được lượng vốn huy động từ dân cư qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2012 tăng

35.797 triệu đồng tương ứng 12,33% so với năm 2011 và 06 tháng đầu năm 2014 tăng 53.650 triệu đồng, tương đương 16,97% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân nguồn tiền này tăng là do ngân hàng đã áp dụng các chương trình khuyến khích, thu hút khách hàng như: mở thẻ ATM kèm theo các tiện ích: thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước…, chương trình gửi tiết kiệm tích lũy cho con, thẻ cào trúng thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đưa ra mức lãi suất phù hợp và chế độ chăm sóc khách hàng tốt.

Tuy nhiên, dù lượng tiền gửi ổn định, có tăng trưởng nhưng chưa cao là do thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn còn hạn chế, lạm phát còn ở mức cao, lãi suất khống chế ở mức trần liên tục giảm đối với tiền gửi nội tệ, tiền gửi bằng đô la nên chưa hấp dẫn người gửi. Trong khi đó tâm lý dự trữ vàng còn phổ biến đối với nhiều người dân có tiền nhàn rỗi. Điều đó dẫn đến việc người dân chưa cho rằng việc đầu tư vào tiền gửi ngân hàng là lựa chọn đầu tiên nên lượng tiền gửi của tổ chức dân cư chưa tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

Tóm lại, tiền gửi dân cư là khoản tiền ổn định và có chi phí sử dụng vốn giá rẻ hơn các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó thông qua các khoản tiền gửi này giúp ngân hàng hiểu được điều kiện kinh tế hiện tại của người dân, tâm lý của người gửi tiền để đưa ra các sản phẩm kinh doanh phù hợp, chế độ phục vụ khách hàng tốt nhất để nâng cao các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, muốn có một nguồn vốn tối ưu, dễ tạo lợi nhuận cao trong khi đầu tư thì tiền gửi dân cư là nguồn vốn ngân hàng cần tích cực nâng cao hiệu quả huy động. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục duy trì các chương trình khuyến khích khoản tiền gửi này và chế độ chăm sóc khách hàng cần được phát huy hơn nữa.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 45)