Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 60)

4.3.1.1 Yếu tố cạnh tranh trên thị trường

Ngày nay trên địa bàn huyện Tam Bình nói riêng và ĐBSCL nói chung ngày càng có nhiều ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động và có năng lực cạnh tranh lớn, hình thức đa dạng, mạng lưới dày đặc. Đây là môi trường cạnh tranh ngày càng sinh động và gay gắt. Hiện tại NHNo&PTNT có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên lãnh thổ Việt Nam theo hình chữ S. Đây là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng hoạt động vững mạnh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Vấn đề cạnh tranh về tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình thức. Các ngân hàng có thể áp dụng những điều kiện giống với các ngân hàng khác cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi trên địa bàn huyện được các tổ chức tín dụng mới mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều ngân hàng khác còn mở rộng mạng lưới huy động của mình bằng cách tiếp cận trực tiếp với những khách hàng nhỏ lẻ để tận dụng được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Để giữ vững uy thế của mình NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình cần nổ lực nhiều hơn nữa cho tất cả các công tác huy động và quảng bá hình ảnh của mình. Đặc biệt cần xác định những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Những đối tượng này tuy chưa khẳng định được vị trí và uy thế của mình nhưng với nhiều hình thức huy động đa dạng để thu hút khách hàng sẽ làm ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình cần linh hoạt trong công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ để ngân hàng phát triển bền vững hơn.

4.3.1.2 Môi trường văn hóa

Môi trường văn hoá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư. Và những tập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Đặc biệt người dân ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và địa bàn huyện Tam Bình nói riêng, họ sống nhờ vào nông nghiệp, với quan niệm ăn chắc mặc bền nên trong lối sinh hoạt hàng ngày họ thường hạn chế chi tiêu khi có khoản tiền thừa họ thường dành cho việc tích lũy để sử dụng dần khi thật sự cần thiết, mua vàng để tích lũy, cất trữ tiền mặt trong nhà hoặc chọn một kênh đầu tư nào họ cảm thấy thật sự an toàn và ổn định. Điều này dẫn đến một khối lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư còn khá nhiều, làm lãng phí tiềm lực kinh tế của xã

hội. Quan trọng là quan niệm này làm hoạt động huy động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, người dân ĐBSCL thường có tính tình thân thiện, hòa đồng, dễ gần gũi và tin tưởng người thân của mình. Khi một khách hàng sử dụng một dịch vụ của ngân hàng cảm thấy hài lòng (thẻ ATM, chuyển tiền,…) họ thường nghĩ đến ngân hàng này mỗi khi cần giao dịch các dịch vụ khác: gửi tiền tiết kiệm, vay vốn tín dụng,… Và họ còn giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng cho bạn bè, người thân của mình. Bạn bè người thân lại cảm thấy tin tưởng hơn khi được người quen mình giới thiệu sử dụng. Như vậy khi phục vụ tốt một khách hàng có nghĩa ngân hàng đang quảng bá nhiều dịch vụ khác và cho nhiều khách hàng khác trong nền kinh tế. Đây là một kênh quảng cáo hết sức hiệu quả cho ngân hàng không chỉ trong việc huy động vốn mà trong tất cả các dịch vụ khác của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Tam bình cần nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu và thu hút nhiều khách hàng hơn.

4.3.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật

Để hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng có thể hoạt động ổn định và phát triển thì cần có môi trường chính trị vững chắc và pháp luật hoàn thiện, phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của xã hội, ngoài ra nó còn gắn bó mật thiết với môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.

 Môi trường chính trị

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng là nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng. Khi Việt Nam là đất nước ổn định về chính trị, người dân có cuộc sống ổn định thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng phát triển hơn.

 Dân cư

Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn thông qua việc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi,… Ngân hàng cũng nên xem xét yếu tố này trong hoạt động huy động vốn của mình. Bởi vì từng vùng dân cư, từng nhóm lứa tuổi cũng như ở những trình độ khác nhau ngân hàng sẽ có những phương thức huy động vốn phù hợp hơn, linh hoạt hơn trong các hoạt động của ngân hàng.

 Pháp luật

Kinh doanh ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật dân sự, luật NHTW, các quy định chính phủ... Và công tác huy động vốn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách pháp luật từ nhà nước, NHTW: chính sách tiền tệ, các thông tư quy định lãi suất,... Khi thông tư 13/2010/TT- NHNN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn. Cùng với lộ trình thực hiện quy định của thông tư là tăng vốn điều lệ tối thiểu đối với NHTM lên 3.000 tỷ đồng đã tạo áp lực trực tiếp đến các NHTM. Điều này đã bắt buộc các NHTM không thu hút đủ nguồn vốn theo quy định phải sáp nhập hoặc giải thể, sẽ làm thay đổi trật tự, hình thức đến toàn ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)