hợp đồng, giao dịch
2.3.2.2. Công chứng văn bản thừa kế
Việc công chứng Văn bản khai nhận, phân chia di sản, có một số bất cập, hạn chế sau:
Thứ nhất, trong việc xác định những người được quyền thừa kế di sản
của người chết để lại theo quy định của pháp luật thì đối với trường hợp những người chết đã cao tuổi, bố mẹ của họ đã chết từ trước 1975 rất khó để người yêu cầu công chứng xin được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, có tổ chức hành nghề công chứng không đề nghị
người yêu cầu công chứng phải chứng minh bố mẹ của người chết đã chết, có tổ chức bắt buộc người yêu cầu công chứng phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí có những giấy xác nhận ban quản lý nghĩa trang với nội dung -ông A, bà B có mộ chôn tại nghĩa trang của địa phương-.
Thứ hai, theo quy định của Nghị định 75/2000/NĐ-CP thì khi thực
hiện công chứng văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế phải thực hiện niêm yết thông báo khai nhận thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã, phường 30 ngày, nhằm tránh để lọt người được hưởng thừa kế còn trong Luật Công chứng số 82/2006/QH11 thì không có quy định nào về vấn đề này. Do đó, có tổ chức hành nghề công chứng khi thực hiện công chứng đã không thực hiện thủ tục niêm yết thông báo khai nhận thừa kế có tổ chức hành nghề công chứng vẫn thực hiện thủ tục này, dẫn đến thời gian thực hiện giữa 2 bên là khác nhau.
Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thông báo khai nhận di sản tại địa phương có di sản để lại vì hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng khác nhau. Có nơi thì vẫn niêm yết thông báo theo Nghị định 75/CP trong thời hạn 30 ngày nhưng có tổ chức hành nghề công chứng lại không niêm yết thông báo vì cho rằng Luật Công chứng không quy định phải niêm yết [28].
Thứ ba, việc xác nhận số lượng người được hưởng di sản thừa kế rất
khó khăn, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 không quy định và cũng không có hướng dẫn về điều này. Thông thường, các tổ chức hành nghề công chứng hay yêu cầu người được hưởng thừa kế cung cấp sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên chỉ chấp nhận đối với lý lịch Đảng viên hoặc lý lịch cán bộ tại các cơ quan nhà nước, lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường thường không được chấp nhận, do Ủy ban nhân dân xã, phường chỉ xác nhận -ông A có hộ khẩu tại địa phương- mà không xác nhận ông A có bao nhiêu anh/chị/em. Do đó, không có căn cứ để các công chứng
Chương 3