Hoàn thiện quy định về công chứng viên Tiêu chuẩn công chứng viên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87)

hợp đồng, giao dịch

3.2.1.1.Hoàn thiện quy định về công chứng viên Tiêu chuẩn công chứng viên

Tiêu chuẩn công chứng viên

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên.

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng [45].

Theo đó, ngoài việc phải có bằng cử nhân luật và bảo đảm sức khỏe, thì công chứng viên phải có thời gian công tác pháp luật là 05 năm trở lên tính từ thời điểm có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Tuy nhiên, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cần có quy định cụ thể về thời gian công tác pháp luật, nhất là đối với những người làm công tác pháp luật tại các cơ quan, đơn vị có quy mô nhỏ, khối lượng công việc không lớn nhằm nâng cao chất lượng công chứng viên.

Đào tạo nghề công chứng

Về đạo tạo nghề công chứng, Điều 9 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định về đào tạo nghề công chứng:

Điều 9. Đào tạo nghề công chứng

1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài [45].

Như vậy, so với Luật Công chứng số 82/2006/QH11, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã nâng thời gian đào tạo nghề công chứng từ 06 tháng lên 12 tháng. Công chứng là một nghề chuyên sâu, thay mặt Nhà nước thực hiện dịch vụ công, đòi hỏi sự hiểu biết vừa chi tiết, vừa toàn diện về pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế, thương mại, đất đai, nhà ở…, đồng thời người hành nghề công chứng phải có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Công chứng viên không chỉ thực hiện việc công chứng mà còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đúng với quy định của pháp luật. Vì vậy, việc kéo dài thời gian đào tạo nghề công chứng như quy định trong Luật là nhằm khắc phục khiếm khuyết trong công tác đào tạo thời gian qua, nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động công chứng. Quy định thời gian đào tạo nghề công chứng này cũng phù hợp với thời gian đào tạo các chức danh tư pháp khác như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư mà pháp luật hiện hành quy định. Đồng thời, Luật cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp trong việc quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo nghề công chứng.

Tuy nhiên, để quy định này có tính khả thi, Bộ Tư pháp cần sớm ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển cơ sở đào tạo nghề công chứng nói chung và Học viện Tư pháp nói riêng, khuyến khích, thu hút các công chứng viên có nhiều kinh nghiệm (trên 5 năm) tham gia giảng dạy cơ hữu tại các cơ sở đào tạo nghề, hạn chế tối đa các giảng viên không có kinh nghiệm thực tiễn nghề công chứng tham gia giảng dạy. Một điểm cần lưu ý đó là, hiện nay, rất nhiều công chứng viên hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được mời tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp. Đây là những công chứng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có thời gian hoạt động lâu năm, trên một địa bàn có nhu cầu công chứng rất lớn trong cả nước. Thu hút các công chứng viên này làm giảng viên cơ hữu của Học viện là một biện pháp khả thi và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, việc đào tạo nghề công chứng cần được tính toán, cân nhắc trên cơ sở quy hoạch tổ chức hành công chứng của địa phương đã được phê duyệt. Các công chứng viên được bổ nhiệm sẽ không thể hành nghề nếu không gắn với một tổ chức hành nghề công chứng nhất định. Hà Nội hiện đang có số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên nhiều nhất cả nước, do đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần phối hợp với Học viện Tư pháp để có kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nghề phù hợp, tránh trường hợp người được đào tạo nghề, được bổ nhiệm công chứng viên nhưng lại không được hành nghề, gây lãng phí công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức.

Luật cần bổ sung quy định về thời gian tối đa người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng phải tham gia tập sự hành nghề công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Tác giả đề nghị thời gian này tối đa không quá 12 tháng.

Miễn đào tạo nghề công chứng

Về miễn đào tạo nghề, Điều 10 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định:

Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng

1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng: a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào

tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này [45]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, so với Luật Công chứng số 82/2006/QH11, đối tượng được miễn đào tạo nghề vẫn giữ nguyên, không thay đổi. Nhưng Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã nâng tiêu chuẩn của những người người được miễn đào tạo nghề. Đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên phải có thời gian làm việc từ 05 năm trở lên kể từ thời điểm được bổ nhiệm. Đối với luật sư, phải có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên, tăng 02 năm so với Luật Công chứng số 82/2006/QH11. Đồng thời, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cũng quy định, những người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia lớp bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng và phải được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng. Quy định này là cần thiết, nhằm trang bị các kỹ năng của nghề công chứng, hạn chế sai sót trong việc hành nghề sau này.

Tuy nhiên, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cần bổ sung đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng đối với công chứng viên trước đây được nhà nước bổ nhiệm, nhưng trong quá trình công tác được luân chuyển, điều động thực hiện nhiệm vụ khác; các nhân viên thư ký làm việc trên 05 năm tại các tổ chức hành nghề công chứng để thu hút, bổ sung thêm số lượng, chất lượng đội ngũ công chứng viên. Thực tế cho thấy, các nhân viên thư ký đảm nhiệm hầu hết các khâu trong thủ tục công chứng, hỗ trợ công chứng viên rất nhiều trong việc hoàn thành văn bản công chứng (từ tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, tiến hành thủ tục...), thực chất, công việc họ thực hiện hàng ngày chính là sự đào tạo và tập sự hành nghề công chứng tại chỗ, họ không cần

phải đi học khóa đào tạo và tập sự hành nghề nữa. Do đó, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cần quy định việc miễn đào tạo nghề và tập sự cho đối tượng này, tạo nguồn nhân sự tại chỗ và kế cận cho lực lượng công chứng viên.

Tập sự hành nghề công chứng

Khác với quy định của Luật Công chứng số 82/2006/QH11, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định công chứng viên phải hoàn thành thời gian tập sự và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng

Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng

1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.

3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.

5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng [45].

Ngoài việc bắt buộc tham gia tập sự hành nghề công chứng, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 còn quy định cụ thể, chi tiết về nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên trong việc tiếp nhận, hướng dẫn người tập sự hành nghề công chứng. Luật Công chứng số

53/2014/QH13 cũng bổ sung quy định người được miễn đào tạo nghề phải tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng với thời gian là 06 tháng.

Tuy nhiên, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cần bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của báo cáo tập sự có nhận xét của công chứng viên đối với việc người tập sự được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự. Như vậy mới thể hiện được ý nghĩa của việc hướng dẫn tập sự. Nếu người tập sự đương nhiên được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự, thì nhận xét của công chứng viên đối với người tập sự sẽ không có giá trị, mang tính hình thức, ảnh hưởng tới chất lượng tập sự. Ngoài ra, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 cần bổ sung quy định về thời gian tối đa người đạt kết quả tập sự hành nghề công chứng phải nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, tác giả đề nghị thời gian tối đa không quá 12 tháng.

Việc quy định thời gian tập sự đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng là cần thiết những cũng sẽ tạo ra rào cản, hạn chế sự tham gia của những đối tượng này trong lĩnh vực công chứng. Đây là những người có công việc và thu nhập ổn định, việc họ chuyển sang làm việc tại ngành nghề khác phải có những chính sách khuyến khích, ưu đãi, đồng thời ít rào cản, hạn chế. Nếu không thì việc thực hiện quy định này khó khả thi. Do đó, tác giả đề nghị quy định giảm thời gian tập sự của những người được miễn đào tạo nghề xuống 03 tháng, thay vì 06 tháng như Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định. Đồng thời, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đối với cá nhân (miễn/giảm thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi tín dụng), ưu đãi với tổ chức hành nghề công chứng (miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tín dụng, hỗ trợ thuê trụ sở...) để khuyến khích, thu hút người có trình độ, năng lực chuyên môn pháp luật tham gia trong hoạt động công chứng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87)