hợp đồng, giao dịch
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật công chứng, nâng cao ý thức pháp luật công chứng.
chứng, nâng cao ý thức pháp luật công chứng.
Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, dưới sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, sức mạnh của đồng tiền, lợi ích vật chất đã ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định của cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực công chứng của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội,
công chứng viên, nhân viên của tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là các công chứng viên, những người được nhà nước tin tưởng, giao trách nhiệm bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng. Có những công chứng viên đã tiếp tay cho kẻ xấu, công chứng sai, công chứng ẩu, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho cá nhân, tổ chức, xã hội và nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với nhà nước và pháp luật. Ý thức pháp luật cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực công chứng của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động công chứng, việc cho phép thành lập (hoặc không thành lập), cho phép hoạt động (hay không hoạt động) các tổ chức hành nghề công chức phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, ý thức pháp luật của các cán bộ, công chức này. Ngoài ra, ý thức pháp luật của người dân, việc tuân thủ, chấp hành hay không tuân thủ, chấp hành các quy định về pháp luật công chứng không chỉ tác động đến chính bản thân người dân mà còn tác động đến nhà nước và xã hội. Thực tiễn cho thấy, có một bộ phận dân cư có hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về công chứng nói riêng rất hạn chế, chưa nắm rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giao dịch, để kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... Do đó, cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật công chứng và nâng cao ý thức pháp luật cho các cán bộ, công chức, công chứng viên, nhân viên tại các tổ chức hành nghề công chứng, người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để làm được điều này, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh các biện pháp, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng và các quy định liên quan đến các công chứng viên và người dân. Các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về Luật Công chứng, các quy định liên quan đến công chứng như Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật cư trú, Luật hộ
tịch, Luật doanh nghiệp... cần được phổ biến chi tiết đến từng người dân bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội chủ động phối hợp với địa phương, đơn vị tổ chức để các công chứng viên phổ biến, tư vấn về pháp luật công chứng theo từng cụm dân cư, đơn vị để người dân có thể nắm bắt thông tin, hiểu biết và thực hiện các hợp đồng, giao dịch của cá nhân và gia đình mình một cách chủ động, chính xác và đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm công vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức đoàn thể xã hội để các chủ thể pháp luật nắm được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực công chứng tại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cần được nâng cao kỹ năng truyền thông về pháp luật, trách nhiệm giải thích và hướng dẫn pháp luật trong lĩnh vực mình phụ trách.
- Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội và bản thân các công chứng viên cần tích cực, chủ động giao lưu, tổ chức, tham gia các Hội nghị, Hội thảo trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ. Ý thức pháp luật nghề nghiệp của các công chứng viên càng cao thì hoạt động thực hiện pháp luật của các công chứng viên càng đúng đắn và chính xác. Với mục đích bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của không chỉ các công chứng viên, mà còn cả những người giúp việc cho các công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng, các nhân viên về lưu trữ và nhập cơ sở dữ liệu công chứng. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các tổ chức hành nghề công chứng cần tích cực, chủ động xây dựng, tổ chức chương trình Hội nghị, Hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công chứng cho công
chứng viên, nhân viên của các tổ chức hành nghề công chứng.
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia cùng với Nhà nước trong việc phổ biến, giải thích pháp luật đến từng người dân, từng cán bộ, công chức nhà nước và các cán bộ của tổ chức đoàn thể xã hội, tạo nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác của mỗi người dân. Đồng thời, phát huy vai trò tự quản và công tác vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư.