Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 117)

hợp đồng, giao dịch

3.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm

xử lý vi phạm

Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động quản lý, mang tính quyền lực nhà nước đối với các chủ thể có thẩm quyền. Kết quả hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra giúp cơ quan quản lý nắm bắt được công việc của đối tượng quản lý, bảo đảm công vụ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, có tác dụng ngăn ngừa, răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động công chứng, ngăn chặn và khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và người yêu cầu công chứng. Không những vậy, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra còn có vai trò tổng kết thực tiễn, qua đó đánh giá được những điểm được và chưa được, giúp cho các cơ quan nhà nước có cơ sở thực tiễn đưa ra những giải pháp, quy định đúng đắn, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động công

chứng phát triển. Để bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng, cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đối với pháp luật về công chứng. Trên cơ sở Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, hoạt động giám sát cần đi vào thực chất, tổ chức giám sát chuyên đề, nội dung tập trung vào các vấn đề nổi cộm hiện nay như chất lượng công chứng viên, chất lượng văn bản công chứng, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng…, tăng cường đối thoại, làm việc với cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng để điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật đạt chất lượng, hiệu quả. Tăng cường phối hợp giám sát giữa ba cơ quan trong lĩnh vực công chứng nhằm tiết kiệm kinh phí, tăng chất lượng, hiệu quả giám sát. Ngoài ra, cần kết hợp giữa hoạt động giám sát và hoạt động thanh tra, kiểm toán.

- Sở Tư pháp thành phố Hà Nội với vai trò là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc quản lý nhà nước về công chứng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm của công chứng viên, bảo đảm việc thực hiện pháp luật công chứng luôn đúng đắn và chính xác. Thanh tra của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cần thực hiện các nội dung thanh tra chuyên đề, tổ chức thanh tra trực tiếp, toàn diện các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để hoạt động này được thực hiện tốt, cần hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan thành tra, tăng cường số lượng cũng như chất lượng cán bộ, công chức thanh tra, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kinh nghiệm cũng lĩnh vực thanh tra cũng như lĩnh vực công chứng, không chỉ nắm vững quy định của pháp luật mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động công chứng.

- Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, công chứng viên, người yêu cầu công chứng trong hoạt động công chứng. Bảo đảm mọi hành vi trái pháp luật đều bị xử lý, bất kể người vi phạm có vị trí xã hội, nghề nghiệp, thành phần xuất thân nào. Việc xử lý cần nghiêm minh, kịp thời, không thiên vị, đặc biệt là đối với hành vi trái pháp luật của các công chứng viên vì hành vi trái pháp luật của công chứng viên sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng đến an toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai hoá các hành vi vi phạm trong việc tổ chức thực thi pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức và cộng đồng dân cư.

- Xây dựng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, nhân rộng các hình thức thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ngay tại khu dân cư. Thực hiện tốt công tác khen thưởng đối với tập thể, gia đình, cá nhân và khu dân cư thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân tích cực trong công tác truyền thông, vận động chấp h ành pháp luật ở cở sở, cộng đồng dân cư.

KẾT LUẬN

Qua thực tiễn thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực công chứng là đúng đắn, đã tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhà ở - lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp. Không thể phủ nhận công chứng là "lá chắn" phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu "gánh nặng" pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

Tuy nhiên, qua 07 năm thi hành, việc thực hiện pháp luật công chứng cho thấy vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định như: Tiêu chuẩn công chứng viên quy định còn đơn giản; thời gian đào tạo nghề ngắn, cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa quy định về quyền, nghĩa vụ của công chứng viên cũng như người tập sự hành nghề công chứng, đối tượng miễn đào tạo nghề, miễn tập sự hành nghề công chứng rộng nên chất lượng công chứng viên được bổ nhiệm thấp, có nhiều sai sót khi công chứng hợp đồng giao dịch. Tiêu chuẩn thành lập văn phòng công chứng chưa chặt chẽ; quy hoạch ban hành chậm và thiếu cơ sở pháp lý; thiếu sự kiểm tra, thanh tra sau khi cho phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng; chưa có quy định về việc chuyển đổi mô hình Văn phòng công chứng do một công chứng thành lập sang mô hình Văn phòng công chứng do 02 công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại; nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng chưa chặt chẽ, đặc biệt về việc thực hiện lưu trữ hồ sơ công chứng và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, chưa quy định việc chia sẻ và khai

thác cơ sở dữ liệu công chứng giữa tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan liên quan. Thủ tục công chứng chưa cụ thể, chi tiết, chưa thuận tiện, chưa có sự phối hợp, liên thông với các thủ tục hành chính khác liên quan, khiến người yêu cầu công chứng phải mất nhiều thời gian, công sức; một số thủ tục công chứng chưa hợp lý, còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của pháp luật, gây lúng túng, khó khăn cho công chứng viên khi hành nghề...

Để thực hiện pháp luật công chứng đi vào cuộc sống, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra một số định hướng và giải pháp cụ thể bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội trên các phương diện: công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và thủ tục công chứng. Các giải pháp đưa ra quán triệt định hướng về việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm khả thi, bảo đảm an toàn pháp lý và thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)