Phòng công chứng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51)

Toàn thành phố có 10 Phòng công chứng, với 68 công chứng viên. Các Phòng đều chủ động rà soát, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng nhằm nâng chất

lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Các thủ tục, quy trình công chứng cũng như phí, thù lao đối với từng loại việc công chứng được niêm yết công khai. Các Phòng có trụ sở khang trang, rộng rãi, được nhà nước đầu tư trang thiết bị đầy đủ, đều ban hành nội quy, quy chế làm việc, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân [57].

Tại các Phòng công chứng, trước đây, trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006, bình quân mỗi Phòng công chứng có từ 4-5 công chứng viên và có từ 2-3 thư ký giúp việc cho các công chứng viên trong việc hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho người dân, soạn thảo và hướng dẫn người dân ký hợp đồng công chứng, công chứng viên kiểm tra lại các điều kiện thực hiện giao dịch, hợp đồng và ký công chứng, do đó, chất lượng các văn bản công chứng rất cao, trình tự, thủ tục chặt chẽ, khiến người dân cảm thấy sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời, các Phòng công chứng phải chuyển thành đơn vị sự nghiệp, không bị hạn chế bởi biên chế nhà nước, nên các Phòng công chứng đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên cho tất cả những người đã có đủ tiêu chuẩn, dẫn tới số lượng công chứng viên tại các phòng công chứng tăng đột biến, dù biên chế không tăng. Hiện nay bình quân là 7 công chứng viên/1 Phòng công chứng, thậm chí Phòng công chứng số 3 thành phố Hà Nội hiện nay có 15 công chứng viên trên tổng số 30 người, gần như tất cả các thư ký nghiệp vụ, giúp việc cho các công chứng viên đều được bổ nhiệm công chứng viên sau khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời. Kết quả là các công chứng viên tại các Phòng công chứng hoạt động gần như độc lập, không có sự trợ giúp của các thư ký như trước đây, công chứng viên phải kiêm cả những công việc sự vụ, hành chính (tất cả các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, lấy phiếu hỏi, hướng dẫn người yêu cầu công chứng viết phiếu yêu cầu công chứng, soạn thảo hợp đồng, hướng

dẫn người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng), làm -tầm thường hóa- hình ảnh của công chứng viên trong mắt người dân. Việc duy trì tối thiểu 1 thư ký giúp việc cho công chứng viên là cần thiết, một mặt giúp công chứng viên các công việc mang tính chất hành chính, mặt khác cũng tạo cơ hội, điều kiện để các thư ký được rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong nghề công chứng. Việc xã hội hóa công chứng tại Hà Nội đã diễn ra mạnh mẽ, các Phòng công chứng phải chuyển sang đơn vị sự nghiệp, tự chủ về mặt tài chính, áp lực cạnh tranh lớn, khiến biên chế của các Phòng công chứng không nhiều (bao gồm cả các bộ phận mang tính chất bắt buộc như kế toán, thủ quỹ, lưu trữ, bảo vệ...), trong khi số lượng công chứng viên lại nhiều, do đó, việc bố trí thư ký giúp việc cho công chứng viên rất khó khăn, hạn chế trong việc đào tạo đội ngũ kế cận cho các Phòng công chứng. Ngoài ra, hạn chế lớn nhất của các Phòng công chứng chính là thái độ tiếp dân, việc thực hiện đạo đức hành nghề công chứng. Vẫn còn hiện tượng công chứng viên hạch sách, cửa quyền, có thái độ không phù hợp trong khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51)