Công tác tổ chức quản lý của cơ quan nhà nư ớc có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34)

Quản lý nhà nước về công chứng là loại hoạt động quản lý mang tính chất quyền lực hành chính của Nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện. Quản lý nhà nước về công chứng nhằm tác động lên quá trình tổ chức và hoạt động công chứng làm cho quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật và đạt được mục đích định trước. Cụ thể là góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật,

tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh là những cơ quan khác tham gia quản lý nhà nước về công chứng với những trách nhiệm nhất định. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 11 Luật Công chứng số 82/2006/QH11. Việc thực hiện đúng quy định, đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động công chứng. Ngược lại, nếu việc thực hiện không đúng quy định, chậm hoặc không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động công chứng.

Thực tiễn cho thấy, trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp có một số tồn tại sau: Chậm ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành công việc quy định pháp luật về công chứng. Luật Công chứng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Tuy nhiên, ngày 04/01/2008, Bộ Tư pháp mới tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Ngày 20/02/2008, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP về việc ban hành một số mẫu giấy tờ trong hoạt động công chứng. Đến ngày 30/10/2012, Bộ Tư pháp mới có Thông tư số 11/2012/TT-BTP ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Cho đến nay vẫn chưa ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng... Đây là những văn bản quan trọng góp phần đưa các quy định của Luật Công chứng đi vào cuộc sống.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn sử dụng nhiều công văn để điều hành, quản lý trong lĩnh vực công chứng: Công văn số 2057/BTP-HCTP ngày 9/5/2007 về việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; Công văn số 3830/BTP-HCTP ngày 10/9/2007 gửi Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đăng ký hoạt động văn phòng công chứng; Công văn số 3834/BTP-HCTP ngày 13/9/2007 về nghiệp vụ công chứng. Đây là những văn bản có giá trị pháp lý thấp, giá trị thực hiện

không cao, không bảo đảm thực hiện thống nhất pháp luật về công chứng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)