Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh thị trường nội địa công ty cổ phần may tây đô (Trang 25)

Ma trận SWOT là bảng ma trận dùng để tóm tắt lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với doanh nghiệp (S: Strengths – điểm mạnh, W: Weaknesses – điểm yếu, O: Opportuneties – cơ hội, T: Threats – đe dọa). Mục đích của việc thành lập ma trận này là để kết hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và đe dọa sao cho hợp lý.

Để xây dựng ma trận SWOT cần phải kể ra những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – đe dọa xếp theo thứ tự ưu tiên trong các ô tương ứng. Từ đó tiến hành kết hợp các nhóm chiến lược sau: điểm mạnh – cơ hội (SO), điểm yếu – cơ hội (WO), điểm mạnh – nguy cơ (ST) và điểm yếu – nguy cơ (WT).

Bảng 2.1: Ma trận SWOT

SWOT

CƠ HỘI (O) 1. 2. ... ĐE DỌA (T) 1. 2. ... ĐIỂM MẠNH (S) 1. 2. ... CÁC CHIẾN LƯỢC SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng những cơ hội CÁC CHIẾN LƯỢC ST Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe dọa ĐIỂM YẾU (W) 1. 2. ... CÁC CHIẾN LƯỢC WO Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội

CÁC CHIẾN LƯỢC WT Tối thiểu quá các điểm yếu và tránh các mối đe dọa

2.1.3.7 Ma trận EFE và IEF

a. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE Matrix – External Factor Evaluation Matrix)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép nhà quản trị đánh giá tổng quát các yếu tố bên ngoài tác động tới doanh nghiệp như kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, kỹ thuật công nghệ, tự nhiên, cạnh tranh,... Ma trận EFE giúp nhà quản trị chiến lược đánh giá mức độ phản ứng của tổ chức đối với các cơ hội và đe dọa bên ngoài.

Các bước lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:

Bước 1: Lập một danh mục các yếu tố (từ 10 – 20 yếu tố) có vai trò quyết định sự thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến bản thân công ty và ngành kinh doanh của công ty.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tổng mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Phân phân loại có ý nghĩa chỉ rõ tầm quan trọng của từng yếu đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói một cách tổng quát sự phân loại tầm quan trọng ở bước này dựa trên cơ sở ngành.

Bước 3: Đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố để cho thấy cách thức mà các chiến lươc hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố này; trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình (khá), 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Việc đánh giá các yếu tố này dựa trên hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với mức phản ứng của doanh nghiệp để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của từng yếu tố để xác định tổng số điểm quyết định cho doanh nghiệp. Tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng số điểm quan trọng >2,5 cho thấy doanh nghiệp phản ứng khá tốt đối với các cơ hội và đe dọa bên ngoài, ngược lại tổng số điểm quan trọng <2,5 cho thấy doanh nghiệp phản ứng không tốt đối với các cơ hội và đe dọa bên ngoài.

b. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factor Evaluation Matrix)

Ma trận các yếu tố bên ngoài cho phép nhà quản trị đánh giá và tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Ma trận IFE dùng để phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp như: sản xuất, marketing, tài chính - kế toán, nhân lực, nghiên cứu và phát triển, thông tin,...

Các bước lập ma trân các yếu tố bên trong:

Bước 1: Xác định các yếu tố bên trong (từ 10 – 20 yếu tố) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này là những yếu tố then chốt bên trong của doanh nghiệp, bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tổng mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Sự phân loại có ý nghĩa chỉ rõ tầm quan trọng của từng yếu tố đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Không phân biệt yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp thì được cho làtầm quan trọng nhất.

Bước 3: Đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trong đó 1 là điểm lớn nhất, 2 là điểm nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất. Việc đánh giá các bước này dựa trên cơ sở tình hình nội lực tài chính của doanh nghiệp.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với mức đánh giá để xác định số điểm về tằm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của từng yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho doanh nghiệp. Tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4,0 và tháp nhất là 1,0. tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng số điểm quan trọng >2,5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ, ngược lại nếu số điểm quan trọng <2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ.

c. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của các doanh nghiệp trong ngành.

Bước 1: Lập một danh mục khoảng 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng canh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng), đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4 – phản ứng tốt, 3 – phản ứng trên trung bình, 2 – phản ứng trung bình, 1 – phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quant trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận hình ản cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh.

2.1.4 Lập kế hoạch kinh doanh

2.1.4.1 Kế hoạch bán hàng

Hệ thống kế hoạch kinh danh dựa trên kế hoạch dài hạn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi đã dự báo được thị trường tiêu thụ trong những năm tới, người quản lý dự kiến số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ kế hoạch. Cơ sở để xác định kế hoạch bán hàng là khối lượng sản phẩm, hàng hóa và đơn giá bán của sản phẩm dự kiến sẽ tiêu thụ. Đơn giá của sản phẩm, hàng hóa phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thị hiếu tiêu dùng, sức mua và khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa cùng loại trên thị trường.

2.1.4.2 Kế hoạch sản xuất

Căn cứ trên kế hoạch bán hàng người quản lý soạn thảo kế hoạch sản xuất trình bày số lượng sản phẩm cần được sản xuất trong kỳ đảm bảo số lượng sản phẩm bán ra dự kiến. Khi lập kế hoạch sản xuất cần chú ý nhu cầu dự trữ trong kinh doanh cũng như trong sản xuất liên tục và không bị gián đoạn. Do đó, sản phẩm cần sản xuất phải đủ cung cấp cho nhu cầu sản phẩm bán ra dựu kiến trong kỳ và nhu cầu dự trữ thành phẩm dự kiến bán ra trong kỳ.

2.1.4.3 Kế hoạch chi phí

Kế hoạch chi phí gồm: chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý và bán hàng.

2.1.4.4 Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính bao gồm lế hoạch về tiền mặt và dự kiến kết quả hoạch động kinh doanh cuối năm kế hoạch. Kế hoạch tiền mặt giúp ta biết được lượng tiền mặt có đủ cho hoạt động hiện tại hay không, từ đó sẽ đưa ra quyết định đi vay hay thực hiện đầu tư tài chính. Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm kế hoạch giúp ta thấy được hiệu quả của kế hoạch kinh doanh.

2.1.4.5 Dự báo

a. Khái niệm

Dự báo là một khoa học và là một nghệ thuật tuyên đoán những sự việc xãy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học.

b. Các phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo định tính

Một trong những phương pháp sử dụng là lấy ý kiến của ban điều hành. Phương pháp này sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, lấy ý kiến của những nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách công việc, các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận.

Phương pháp dự báo định lượng

Mô hình dự bóa định lượng dựa trên số liệu quá khứ, số liệu nào giả sử có liện quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo có thể thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi.

Các bước tiến hành dự báo: - Xác định mục tiêu dự báo - Xác định loại dự báo - Chọn mô hình dự báo

- Thu thập các dữ liệu cần thiết và tiến hành dự báo - Áp dụng kết quả dự báo.

2.1.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.1.5.1 Các tỷ số thanh khoản

Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh khoản có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty.

Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh khoản nhanh (Current ratio)

Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.

2.1.5.2 Các tỷ số hoạt động (Quick ratio)

Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quả lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn

RI = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân (2.3) RC = Tài sản ngắn hạn Các khoản nợ ngắn hạn (2.1) RQ =

Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàn tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn

kho cho biết mỗi năm hàng hóa luân chuyển được mấy lần. Số vòng quay càng nhiều, thời gian luân chuyển càng ngắn.

Kỳ thu tiền bình quân (Receivable turnover)

Tỷ số bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Hệ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản cố định (Fixed assats turnover ratio)

Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này cho biết một năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.

Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio)

Hệ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Hệ số này chúng ta biết được với một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

RA=

Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản bình quân

(2.7) RF =

Doanh thu thuần

Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân

(2.6) Doanh thu bình

quân một ngày

Doanh thu hàng năm 365

= (2.5)

RT =

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày

2.1.5.3 Các tỷ số quản trị nợ

Các tý số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một công ty. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của một công ty.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total debt to total asets)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là ty số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của một công ty trong việc tài trợ cho các loại sản phẩm hiện hữu.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Total debt to equity)

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giũa nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu được xác định dựa trên số liệu thể hiện trong bản cân đối kế toán.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Times – Interest – Earned)

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi vay của một công ty. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của một công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty.

2.1.5.4 Các tỷ số khả năng sinh lời

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Retur on sales – ROS)

ROS =

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

(2.11) RP =

EBIT

Chi phí lãi vay

(2.10) RE = Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu (2.9) RD = Tổng nợ phải trả Tổng giá trị tài sản (2.8)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên khả năng doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, phương pháp để thu thập số liệu trong đề tài là thu thập số liệu thứ cấp từ công ty từ năm 2010 – 6/2013, từ đó dự báo cho năm 2014, đồng thời có sự kết hợp với việc tham khảo các giáo trình, sách báo, internet,…

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh thị trường nội địa công ty cổ phần may tây đô (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)