d. Đối thủ cạnh tranh
4.2.1.5 Yếu tố môi trường quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa: Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 20/09/1977, với mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Đồng thời, gia nhập ASEAN ngày 28/07/1995, là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Ngoài ra, gia nhập WTO ngày 11/01/2007 nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Đối với ngành dệt may có mức giảm thuế nhập khẩu cao nhất trong toàn bộ biểu cam kết cắt giảm thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa, trong đó nhóm hàng giảm thuế mạnh nhất là xơ, sợi, vải, quần áo, đồ may sẳn. Tuy vậy, số lượng xuất khẩu hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường. Thuế quan hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào các nước thành viên WTO áp dụng mức thuế tương tự như thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước khác vào nước đó. Việc mua bán được đối xử bình đẳng với hàng dệt may nội địa của họ. Việc gia nhập WTO thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may và hạ tầng
Sản xuất dệt may. Bên cạnh, thuận lợi ngành dệt may phải đối mặc với nhiều khó khăn, thách thức mới như thuế nhập khẩu giảm hàng dệt may nước ngoài cạnh tranh gay gắt hơn, một số trợ cấp và hỗ trợ xuất khẩu bị xóa bỏ và đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái thời gian qua tương đối ổn định trong năm 2012 nhưng đến giữa năm 2013 NHNN điều chỉnh tỷ giá 1%, giao động quanh biên độ +1% mà NHNN cho phép. Ngoài ra diễn biến trên thị trường phi chính thức không xáo trộn. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái đồng nội tệ giảm giá làm cho sản phẩm của công ty xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới, đây là cơ hội cho các công ty xuất khẩu. Tuy nhiên sự giảm giá đồng nội tệ đe dọa đến công ty nhập khẩu vì giá vốn hàng nhập khẩu tăng làm giá bán tăng lên. Giá bán tăng làm giảm sức cạnh tranh về giá. Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay doanh nghiệp có sức cạnh tranh về giá là một lợi thế.
Việt Nam có nền kinh tế ổn định, để phát triển nền kinh tế Việt Nam không ngừng hợp tác các nước trên thế giới, gia nhập các tổ chức thế giới, tìm cơ hội đầu tư từ các tổ chức thế giới như Nhật, Mỹ, EU,... Sự gia nhập kinh tế thế giới mở rộng thị trường xuất khẩu ngành diệt may Việt Nam, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty may Tây Đô mở rộng thị trường xuất khẩu.