d. Đối thủ cạnh tranh
4.1.8 Văn hóa doanh nghiệp
Con người là một cơ thể sống làm cho doanh nghiệp hoạt động và hình thành nề nếp mang lại ý nghĩa và mục đích hoạt động của tổ chức. Một công ty có hình thức tổ chức riêng tùy theo nhà quản trị cấp cao của họ. Riêng đối với công ty may Tây Đô. Ban giám đốc luôn quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ cấp dưới, tạo cơ hội phát triển thăng tiến của các nhân viên trong công ty thúc đẩy tinh thần làm việc. Đồng thời, tạo mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Khi nhân viên làm sai, có lỗi phản ảnh và phê bình đúng việc, đúng lúc, hạn chế sự có mặt nhận viên khác để nhân viên không thấy ngại vẫn giữ được tinh thần làm việc.
Bên cạnh đó, không gian làm việc tại công ty theo khối văn phòng mở, các nhân viên cùng bộ phận thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, giám sát, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Công ty có một nề nếp tổ chức và làm việc trong môi trường rất tốt. Nơi làm việc đầy đủ ánh sáng, thông thoáng, trang thiết bị văn phòng được cung cấp đầy đủ đảm bảo việc ghi chép, thông tin liên lạc thuận tiện và nhanh chóng. Cán bộ công nhân viên công ty điều ý thức được trách nhiệm của mình đối với hoạt động công ty từ việc nhỏ như ra khỏi phòng tắt quạt, đèn, máy lạnh, giữ vệ sinh chung tại nơi làm việc, không làm ồn ảnh hưởng đến công việc, đồng nghiệp, mọi người giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong công việc. Thời gian làm việc, ăn trưa, nghỉ ngơi tổ chức hợp lý.
Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức chào cờ buổi sáng vào đầu tuần. Ngoài ra còn tham gia các hoạt động đoàn, hiến máu nhân đạo nâng cao tinh thần đoàn kết cho các bộ phận trong công ty. Tinh thần văn hóa công ty may Tây Đô tốt, có sự đoàn kết đồng bộ giữ các bộ phận.
4.1.9 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) công ty
Từ các yếu tố được phân tích ta lập ma trận đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu nhằm giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định phù hợp, đúng đắn. Điểm về mức độ quan trọng và phân loại trong ma trận lấy ý kiến chuyên gia làm nền tảng, từ đó tính tổng số điểm quan trọng cho ma trận để đưa ra kết quả cuối cùng về tình hình nội bộ công ty như thế nào.
Bảng 4.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE
STT Các yếu tố bên trong
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Hệ thống quản trị tốt 0,140 3 0,420
2 Trình độ chuyên môn lãnh đạo còn hạn
chế 0,102 3 0,306
3 Tình hình nghiên cứu và phát triển chưa
tốt 0,087 3 0,261
4 Tình hình sản xuất theo trình tự kiểm tra
được lỗi kỹ thuật 0,131 3 0,393
5 Tình hình kế toán – tài chính tốt 0,122 3 0,366 6 Hệ thống thông tin chưa hoàn thiện 0,052 2 0,104
7 Văn hóa doanh nghiệp tốt 0,069 2 0,138
8 Công ty có thương hiệu lâu năm, đạt tiêu
chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao 0,127 3 0,381 9 Đội ngũ lao động có tay nghề cao 0,105 3 0,315 10 Tình hình marketing chưa được chưa hoàn
chỉnh 0,065 2 0,130
Tổng cộng 1,000 X 2,814
Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng của công ty cổ phần may Tây Đô là 2,814 cho thấy môi trường nội bộ công ty chỉ ở mức ở trên trung bình với những điểm mạnh quan trọng như: hệ thống quản trị tốt, công ty có thương hiệu lâu năm, đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao, tình hình kế toán – tài chính tốt, sản xuất theo trình tự kiểm tra được lỗi kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề cao. Ngoài ra, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường , công ty cần khắc phục những điểm còn hạn chế về trình độ chuyên môn lãnh đạo, hệ thống thông tin, họat động marketing.
4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 4.2.1 Môi trường vĩ mô 4.2.1 Môi trường vĩ mô
4.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 (theo giá 2010 và so với cùng kì năm 2012) đạt 4,9%, mức tăng gần tương đương cùng kì năm 2012. Tăng trưởng được duy trì chủ yếu nhờ cải thiện về tăng trưởng khu vực xây dựng và dịch vụ, trong khi nông nghiệp và công nghiệp suy giảm.
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 06/2013 GDP 6,2 5,92 4,93 4,9 Nông nghiệp 3,6 4,0 2,4 1,9 Lâm nghiệp 4,7 4,4 5,0 5,3 Thủy sản 4,3 3,4 4,8 2,3 Công nghiệp 5,9 7,8 6,2 5,2 Xây dựng 10,7 -0,2 2,0 5,1 Dịch vụ 7,1 6,2 5,3 5,9 Trong đó Khách sạn và nhà hàng 8,0 7,0 6,5 8,8
Kinh doanh tài sản & dịch vụ
tư vấn 5,0 3,5 0,6 1,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khi quan tâm đến nền kinh tế vĩ mô điều đầu tiên quan tâm là tốc độ phát triển kinh tế có chuyển biến tích cực:
Chỉ số sản xuất công nghiệp mặc dù còn thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng tăng dần từ tháng 3/2013, mức tăng chỉ số tồn kho (so với cùng kì năm trước) đã giảm 21,5% tại thời điểm 01/01/2013 xuống còn 9,7% tại thời điểm 01/06/2013.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 17,8% so với cùng kì năm trước, cho thấy sản xuất có chuyển biến tích cực. Hơn nữa, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của khu vực trong nước tăng 6,3%, cải thiện đáng kể so với mức giảm 8,2% của cùng kì năm trước.
Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất là: điện thoại và linh kiện 103,1%, điện tử và máy tính tăng 41,6%, giày dép tăng 11,4%, phương tiện vận tải tăng 13%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12%. So với mức 6,6% của tháng 6/2012, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 2,2%.
Riêng đối với ngành dệt may Việt Nam nằm trong top 5 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may trong năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 14,5% so với sáu tháng đầu năm 2012. Trong đó, lượng xuất khẩu vào Mỹ đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 44,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 12% so với cùng kỳ. Xuất khẩu vào thị trường EU đạt 1,29 tỷ USD (tăng 18%), Nhật đạt 1,1 tỷ USD
(tăng 24,5%), Hàn Quốc đạt 660 triệu USD (tăng 32%), các thị trường khác đạt 1,85 tỷ USD.
Tốc độ phát triển Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 có dấu hiệu tăng trưởng chậm, ngành dệt may Việt Nam nhìn chung khả quan ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước. Do đó, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công ty may Tây Đô gặp nhều thuận lợi.
Lạm phát: Lạm phát theo tháng dao động tương đối lớn nhưng chủ yếu do tính mùa vụ nên lạm phát so cùng kì năm trước khá ổn định từ quý 4/2012, duy trì ở mức trên dưới 7%. Nguyên nhân giúp lạm phát được duy trì ổn định là do tổng cầu yếu khi giá mặt hàng thiết bị và đồ dùng gia đình, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông đều có xu hướng giảm và do xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới (nhất là giá lương thực và giá dầu thô). Nếu không có sự tăng giá mạnh của nhóm hàng dược phẩm, y tế và giáo thì lạm phát chung sẽ không những ổn định mà còn có xu hướng giảm: tốc độ tăng trung bình (không có trọng số) của giá nhóm các hàng hóa ngoài dược phẩm, y tế, giáo dục, đã giảm từ 5,9% trong tháng 1/2013 xuống còn 4,7% trong tháng 6/2013. Trong 6 tháng cuối năm, khi giá thế giới được dự báo ổn định và cầu trong nước chậm khôi phục, nếu không có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng thấp trong 6 tháng cuối năm 2013 và lạm phát cả năm 2013 sẽ ở mức khoảng 5%. Bên cạnh sự ổn định lạm phát giá cả thị trường ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công ty may Tây Đô nâng cao năng suất tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
Lãi suất ngân hàng: Lãi suất huy động và cho vay đều ở xu hướng giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất. Đến cuối tháng 6, lãi suất cho vay tại các NHTM Nhà nước còn dưới 13%/năm bao gồm cả các khoảng vay cũ và mới, giảm mạnh so với mức 15% cuối năm 2012. Lãi suất cho vay của các NHTM cổ phần cũng giảm mạnh, với lãi suất trung, dài hạn hiện phổ biến còn quanh 13 – 14%/năm, lãi suất ngắn hạn còn 9,5% - 11,5%/năm.
Lãi suất huy động liên tục giảm do tín dụng tăng chậm, ngân hàng thừa vốn. Đến cuối tháng 6, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dao động từ 5% - 7%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 7,1% - 10%/năm. Thực vậy, không chỉ riêng Công ty mà tất cả các doanh nghiệp chờ đợi cơ hội lãi vay giảm vì phần lớn vốn các doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay nên tăng lãi suất sẽ tăng chi phí doanh nghiệp, khả năng sinh lời thấp, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, phá sản, không có khả năng trả nợ. Lãi suất cho vay giảm mạnh giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận
với nguồn vốn, kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tăng số lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp kích thích đầu tư.
Lãi suất giảm giúp công ty Tây Đô có nhiều lợi thế trong việc đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường; đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất, bộ phận thiết kế riêng.
Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán tổng thể, dự báo năm 2013 sẽ thặng dư 1,5 – 2 tỷ USD. Tuy nhiên mức thặng dư cán cân thanh toán giảm nhiều so với năm 2012 khi 5 tháng đầu năm chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 79% so với cùng kỳ, cán cân vốn thặng dư 2,56 tỷ USD, giảm 37%. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng được duy trì tương đối ổn định. Chỉ số giá VNĐ/USD chỉ tăng 0,84% so với tháng 12 – 2012, khoảng cách giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá tự do cũng được thu hẹp, giúp tăng cường niềm tin vào đồng nội tệ, giúp kiềm chế lạm phát. Cán cân thương mại hàng hóa sáu tháng đầu năm 2013 thâm hụt nhẹ ở mức 1,4 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu khoảng 5,4 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu khoảng 6,8% USD. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước cho thấy dấu hiệu chuyển biến tích cực trong nổ lực tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
Cán cân thanh toán ổn định đặc biệt là chỉ số giá làm cho chi phí giá thành sản phẩm công ty Tây Đô ít biến động, nâng cao khả năng cạnh tranh góp phần tạo nên lợi nhuận công ty. Vì chỉ số giá ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành nguyên phụ liệu, chi phí gia công sản phẩm, chi phí tiêu thụ sản phẩm.
4.2.1.2 Yếu tố chính trị pháp luật
Yếu tố Chính trị - pháp luật là các yếu tố tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Việt Nam có nền chính trị - xã hội ổn định. Riêng ngành may mặc được sự quan tâm ủng hộ của nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho chiến lược phát triển đẩy mạnh ngành may mặc Việt Nam.
Ngày 10 tháng 03 năm 2008 quyết định số 36/2008/QĐ-TTg thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Diệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chiến lược, như sau:
- Lập, thẩm tra và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và phê duyệt Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Công thương hỗ trợ kêu gọi đầu tư nước ngoài và hướng dẫn các thủ tục đầu tư thực hiện triển khai Chiến lược và Quy hoạch. Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thương xây dựng các cơ chế chính sách tài chính để hỗ trợ triển khai thực hiện các Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công thương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các vùng trồng bông có tưới, đảm bảo mục tiêu cung cấp nguyên liệu bông cho ngành dệt.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Công thương xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo phát triển và ổn định nguồn nhân lực cho ngành Dệt May.
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt May Việt Nam hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt May giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ quỹ đất, giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng để triển khai nhanh các dự án của ngành Dệt May. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước trong ngành dệt may hiện nay thúc đẩy công ty cổ phần may Tây Đô đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
4.2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á là một trong những nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng. Sự khác biệt về địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Bên cạnh đó phong tục Việt Nam có truyền thống lâu đời gắn chặt trong người dân. Theo thời gian không ngừng thay đổi theo trào lưu văn hóa xã hội. Tuy nhiên, có phong tục mất đi, có phong tục khẳng định tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp trong cuộc sống người Việt Nam. Trong đó, trang phục thể hiện nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng, với những quy định khắc khe về trang phục, quần áo đơn sơ phù hợp với con người, xã hội, trong những dịp lễ, tết ngày xưa. Hiện nay, nhiều nền văn hóa hiện đại du nhập vào Việt Nam làm thay đổi suy nghĩ, cách thể hiện bản thân đặc biệt trong trang phục. Bên cạnh sự thay đổi phong cách thời trang theo xu hướng hiện đại, công ty nhận thấy
quần tây, áo sơ mi vẫn là những mặt hàng luôn được mọi người lựa chọn điều đó luôn giúp công ty mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định từ hai mặt hàng chủ lực này.
4.2.1.4 Yếu tố công nghệ
Ngày nay, khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh được thị phần nhất định trên thị trường phải thỏa mãn nhu cầu càng cao của khách hàng. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các tổ chức nắm bắt tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công nghệ phát triển