b. Kế hoạch lợi nhuận quần tây
5.8 KẾ HOẠCH MARKETING
5.8.1 Chiến lược sản phẩm
Công ty Tây Đô chú trọng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện tại, sản phẩm công ty chưa có sự đa dạng nên công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động bán lẻ của mình. Ngoài việc công ty giữ vững các mặt hàng hiện tại, đồng thời công ty cần nghiên cứu bổ sung mặt hàng mới có tỷ lệ % cotton cao hơn, và các sản phẩm 100% cotton, sản phẩm dành cho nữ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và hệ thống phân phối.
Bên cạnh đó, công ty cần chú ý trong việc sản xuất sản phẩm hàng loạt đạt chất lượng đồng điều, đủ size, chủng loại, mẫu mã và đáp ứng khả năng sản xuất lại sản phẩm có khả năng tiêu thụ cao. Loại bớt sản phẩm tiêu thụ kém hiệu quả, những sản phẩm không đủ số lượng, size. Cần đầu tư nghiên cứu và phát triển chi tiết sản phẩm mới, hấp dẫn. Công ty cần chú trọng trong việc phục vụ, hướng dẫn khách hàng bảo quản sản phẩm, sử dụng sản phẩm như thế nào cho phù hợp với sản phẩm như ủi ở nhiệt độ bao nhiêu, giặc tay hay giặc may,.... Để phát triển hơn công ty cần tạo ra những sản phẩm có thuộc tính định vị khác khác nhau, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Trên thị trường tùy theo vùng, miền có phân khúc thị trường khác nhau về nhu cầu sản phẩm cần phân chia lô hàng, chính sách đặc biệt dành cho từng phân khúc thị trường như người thành thị thích sản phẩm hợp thời trang, mát mẻ, năng động. Nông thôn thích sản phẩm dày, bền, rộng rãi, giá thấp.
Để tránh nhầm lẫn thương hiệu cùng loại, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ không đạt chất lượng. Tên sản phẩm và thương hiệu cần thể hiện rõ, cụ thể trên sản phẩm, nhân viên bán hàng cần hướng dẫn cụ thể cho khách hàng đặc tính nhận diện sản phẩm và thương hiệu. Bên cạnh, sản phẩm đạt chất lượng thì bao bì sản phẩm cũng là nhân tố thu hút khách hàng. Bao bì ngoài việc bảo vệ quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển và tồn trữ, một bao bì có màu sắc phù hợp sản phẩm, màu sắc, kiểu dáng đẹp để phân biệt với đối thủ cạnh tranh.
5.8.2 Chiến lược phân phối
Công ty sẽ thực hiện hệ thống phân phối kép bao gồm: kênh phân phối trực tiếp bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, kênh phân phối gián tiếp bán hàng cho các nhà bán lẻ và các nhà bán sỉ. Hình thức bán lẻ công ty sẽ thực hiện tại cửa hàng bán lẻ tự chọn của chính công ty, hình thức bán sỉ của công ty có thể thực hiện các chức năng bán sỉ riêng biệt như: bán sỉ tại cửa hàng, bán sỉ giao hàng trực tiếp.
5.8.3 Chiến lược chiêu thị
Công ty xác định khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng trong cả nước và tập trung chủ yếu là Đồng Bằng Sông Cửu Long, công ty với mục tiêu truyền thông là tăng mức độ sử dụng sản phẩm của công ty đối với khách hàng hiện tại. Phương tiện truyền thông bao gồm cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Do đó công ty thực hiện các hình thức chiêu thị sau:
- Chào hàng cá nhân: nhân viên bán hàng trực tiếp đến các cửa hàng bán lẻ, công ty, xí nghiệp, trường học,… để giới thiệu và chào bán sản phẩm.
- Khuyến mãi: các hoạt động khuyến mãi công ty bao gồm các chương trình sau: quà tặng kèm, tặng sản phẩm khi mua với số lượng 5 – 10 sản phẩm trở lên, giảm giá cho các ngày lễ, tết.
- Tuyên truyền - quan hệ công chúng: công ty chú trọng việc xây dựng hình ảnh của công ty thông qua việc thực hiện đồng phục cho nhân viên công ty, nhân viên bán hàng, giao hàng của công ty, tặng quà cho học sinh nghèo và tranh thủ quảng cáo hình ảnh công ty ngay trên các bìa tập.
5.8.4 Quan hệ công chúng
Trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường hiện tại, nếu chỉ dựa vào bản thân chất lượng sản phẩm thì sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng chỉ có hạn, điều quan trọng hơn là phải xây dựng được danh dự và uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Muốn đạt được mục đích này phải có sự kết nối với xã hội.
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành một vấn đề thiết yếu được các doanh nghiệp thực hiện. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh thể hiện cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng, xã hội nói chung. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo, phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.
Vì vậy, nếu xem xét vấn đề ở mức độ sâu hơn thì quan hệ cộng đồng đã trở thành một biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ quan trọng. Một số hình thức quan hệ cộng đồng mà công ty có thể áp dụng trong năm 2014 là hỗ trợ quỹ khuyến học, tài trợ quần áo, tập cho học sinh nghèo hiếu học, tài trợ chương trình “Thắp sáng niềm tin” của đài truyền hình Vĩnh Long tổ chức. Đây là những chương trình thiết thực và đầy đủ ý nghĩa nhằm ươm mầm những tài năng có hoàn cảnh khó khăn, tạo thêm động lực và niềm tin để các em bước tiếp trên con đường học tập. Đây là nguồn nhân lực kế thừa trong tương lai đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Bảng 5.39: Chi phí hoạt động cho quan hệ cộng đồng
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Số lượng
(học sinh) Tiền/học sinh Tổng chi phí
Quỹ khuyến học 100 500 50.000
Hỗ trợ quần áo 50 150 7.500
Hỗ trợ tập 50 60 3.000
Chương trình thấp
sáng tiền tin 52 tuần 5.000/tuần 260.000
Tổng 320.500
Nguồn: Tự thực hiện
5.9 MỘT SỐ MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỀ RA HOẠCH ĐỀ RA
5.9.1 Một số mặt còn tồn tại
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế còn rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc bán hàng của công ty từ đó cũng ảnh hưởng. Cụ thể đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Các chi phí đầu vào dùng để sản xuất nguyên phụ liệu sản xuất như bông, chỉ, tăng giá với nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu. Ngoài ra giá điện, nước, xăng, dầu tăng giá không ổn định, tỷ giá ngoại tệ tăng làm chi phí sản xuất ra một sản phẩm tăng theo.
Công ty tiêu thụ nội địa tập trung chủ yếu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, và một số Quận Thành phố Hồ Chí Minh, gia công hàng xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm chỉ dành cho nam, đồng phục các công ty, xí nghiệp, theo đơn đặt hàng không liên tục, đồng phục học sinh sản xuất chỉ tập trung vào năm học mới. Công ty sản xuất chỉ tập trung mặt hàng chủ lực là quần tây, áo sơ mi. Còn các sản phẩm khác chỉ sản xuất theo mùa vụ.
Công ty chưa có chính sách thu tiền bán hàng cụ thể để kích thích khả năng tiêu thụ, thanh toán bằng tiền mặt, để hạn chế khả năng chiếm dụng vốn của các đại lý.
Hệ thống marketing công ty chưa đẩy mạnh trong việc khuyến mãi, giảm giá, quan hệ công chúng, trách nhiệm xã hội. Các hệ thống phân phối chưa liên kết được với nhau trong việc tiêu thụ hàng hóa.
Hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh trong việc giới thiệu công ty, sản phẩm trên website, chương trình khuyến mãi. Chương trình nghiên cứu và
phát triển công ty chưa được đầu tư trong việc thiết kế tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm dành cho nữ.
Công ty có hệ thống quản trị có nhiều kinh nghiệm quản lý tốt nhưng bộ phận lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn còn hạn chế vì đây là công ty may mặc có lượng công nhân cao. Tuy nhiên, các bộ phận quản lý phải vừa có kinh nghiệm và trình độ để có thể phát huy hết khả năng điều động, quản lý công nhân, tổ chức sản xuất phù hợp.
5.9.2 Một số biện pháp thực hiện chiến lược
Qua kết quả phân tích hoạt động công ty cổ phần may Tây Đô, thì đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn những mặt còn tồn tại, những điểm yếu. Từ những điểm mạnh, điểm yếu hoạch định chiến lược kinh doanh cho sự phát triển của công ty. Để thực hiện thành công, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
5.9.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường
Cần hoàn thiện, cũng cố hệ thống cửa hàng và các đại lý, siêu thị, chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị, phát triển thiết kế thêm sản phẩm dành cho nữ.
Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cán bộ quản lý, kinh doanh, nghiên cứu thị trường. Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, kỹ năng, chuyên môn.
Tăng cường quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin phổ biến. Quảng bá thương hiệu nhằm duy trì, đánh bóng thương hiệu. Quảng bá thông qua các tạp chí thời trang, tờ rơi, tham gia hội chợ. Hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ qua các hình thức:
- Liên kết với các khu đô thị, khu công nghiệp, công ty, bệnh viện,… đến bán sản phẩm khuyến mãi, giá hấp dẫn,… nhân viên giới thiệu nói rõ đặc điểm sản phẩm, cách nhận diện, bảo quản sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Vừa quảng cáo được sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vừa tiêu thụ sản phẩm.
- Tại các của hàng, đại lý công ty cổ phẩn may Tây Đô nhân viên bán hàng phải hiểu rõ từng sản phẩm, giới thiệu đến khách hàng.
- Quảng cáo sản phẩm thông qua chương trình cộng đồng như việc hỗ trợ các đồng bào chịu lũ lục, các chương trình từ thiện, học sinh nghèo hiếu học,…
Quảng cáo qua website: đây là thông tin phổ biến nhất hiện nay. Trang web của công ty cổ phần may Tây Đô phải thiết kế hấp dẫn, thể hiện rõ tầm
nhìn, xứ mạng của doanh nghiệp. Các thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi, giá bán. Đánh giá sản phẩm, góp ý khách hàng tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường và nắm rõ được nhu cầu khách hàng.
Đẩy mạnh công tác khuyến mãi với nhiều hình thức khác nhau, chia ra thành từng đợt, từng thời điểm như:
- Giảm giá sản phẩm: Đây là hình thức khách hàng ưa chuộng, thích hợp với những đối tượng có thu nhập trung bình.
- Chương trình rút thăm trúng thưởng (quà tặng như tập, móc khóa, sản phẩm áo, quần, quần short,…) nên tổ chức hàng quý. Cần tổ chức các hội nghị khách hàng, thông qua bảng quảng cáo tại các cửa hàng của công ty.
- Thực hiện chương trình khách hàng thân thiết, tích lũy điểm có quà tặng, khuyến mãi khi mua hàng, gọi điện thoại hỏi thăm, chúc mừng sinh nhật khách hàng thân thiết.
5.9.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm
Tìm hiểu nhu cầu – thị hiếu khách hàng, phân khúc thị trường theo nông thôn và thành thị để có sản phẩm phù hợp cho kênh phân phối đáp ứng người tiêu dùng.
Để phát triển sản phẩm tốt cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn định thuộc nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau để sản xuất sản phẩm phù hợp từng độ tuổi. Tìm hiểu thiết kế sản phẩm sơ mi hợp thời trang theo giới trẻ dành cho nam và nữ. Nâng cao tỷ lệ % cotton trên sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thành thị thích mặc mỏng, mát. Đồng thời tìm nguồn nguyên liệu có đặc điểm vải dày, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu nông thôn. Thực hiện tốt công nghệ Lean vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề cho người lao động. Thường xuyên chức các cuộc thi nâng cao tay nghề cho người lao động, cùng với việc giám sát trong quá trình làm việc để đánh giá. Tránh tình trạng vì áp lực người lao động thể hiện kém hiệu quả. Sau quá trình thi công ty cấp chứng chỉ cho công nhân và tăng thêm phụ cấp mỗi tháng 200.000 đồng. Từ đó, công nhân có động lực nâng cao tay nghề, sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Áp dụng đúng, nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất kho, tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm và xuất xưởng.
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất, làm tốt ngay từ đầu của quy trình sản xuất. Kiểm tra lại từng công đoạn sản xuất, loại bỏ ngay những sản phẩm lỗi khi sản xuất và kiểm tra sản phẩm lại trước khi bao gói.
Nâng cao năng suất lao động: Giao chỉ tiêu cụ thể cho toàn công nhân, từng công đoạn, kèm theo chế độ khen thưởng khi đạt kế hoạch.
Đảm bảo giao hàng đúng tiến độ: Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, điều độ xuyên suốt qui trình sản xuất khép kín để thực hiện tốt việc giao hàng, có biện pháp xử lý sớm khi gặp sự cố.
- Xây dựng và kế hoạch giao hàng, nhu cầu vật tư, phân tích khả năng cung ứng nguồn cung cấp nguyên liệu và bố trí đủ cho sản xuất, ít nhất ba tháng liên tiếp nếu xảy ra khan hiếm nguồn cung.
- Kiểm soát chế độ bằng phần mềm quản lý kho, bán hàng, sản xuất của ngành, duy trì và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa các bộ phận.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân về chất lượng sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kiểm hóa.
- Xây dựng chỉ tiêu chất lượng đến từng bộ phận, định kỳ khen thưởng các đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm công tác kỹ thuật chất lượng.
- Đối với nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm hàng: Xây dựng kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ, giao trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: định kỳ 3 – 6 tháng đánh giá chất lượng tay nghề.
- Nghiên cứu và thiết kế phát triển sản phẩm dành cho nữ, mẫu mã kiểu dáng mới hợp thời trang. Đồng thời, tạo kiểu dáng, mãu mã mới sản phẩm dành chon nam.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ, nhất là trong hệ thống quản lý thông tin, và thiết kế sản phẩm, marketing.
- Tăng cường tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, cùng với tham gia vào các hội thảo ngành dệt may.
- Nâng cấp hệ thống điện tử cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng khi vào trang web công ty, liên kết với những trang web bán hàng trên mạng để giới thiệu sản phẩm.
Giá sản phẩm: Công ty cần thực hiện chính sách tiết kiệm trong quản lý sản xuất như nguyên phụ liệu, điện, nước,… Vận động cuộc thi sáng tạo trong việc tiết kiệm trong sản xuất. Khen thưởng cho những ý tưởng hay có thể áp dụng vào thực tế. Từ đó, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh.
5.9.2.3 Giải pháp chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay trong công ty thông qua cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp để phát hiện những thiếu soát, bất hợp lý trong công ty để điều chỉnh kịp thời.