Phân tích tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 2010 – 06/

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh thị trường nội địa công ty cổ phần may tây đô (Trang 49)

d. Đối thủ cạnh tranh

3.1.4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 2010 – 06/

Qua biểu đồ ta thấy, tình hình lợi nhuận công ty trong năm 2011 tăng 45,06% so với năm 2010. Trong năm 2010 công ty may Tây Đô dời xí nghiệp 2 từ Ô Môn về 73-Mậu Thân, trong quá trình di dời cần thời gian ổn định công ty và sắp xếp lại nhân sự nên ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận công ty. Khi dời về công ty tiến hành chuyển nhượng phân xưởng 2 để trả nợ ngân hàng, tổng công ty Việt Tiến, đầu tư trang thiết bị và tuyển thêm nhân sự bố trí vào những vị trí còn thiếu. Cùng với sự hỗ trợ công ty Việt Tiến, công ty may Tây Đô ổn định và hoạt động tốt với lợi nhuận tăng lên 2.552 tỷ đồng so với năm 2010.

Bước sang năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động, chi phí tăng với nhiều doanh nghiệp phá sản. Ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng, thấy rõ là sản lượng tiêu thụ sản phẩm công ty may Tây Đô giảm. Ngoài việc sản xuất sản phẩm trên thị trường, công ty còn có những đơn đặt hàng ổn định theo yêu cầu công ty như công ty bia Sài Gòn, Hiệp Hưng, nhựa Miền Tây,…

5664 8216 8490 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2010 2011 2012 Năm T r iệ u Đ ồn g 8112 8120 8108 8110 8112 8114 8116 8118 8120 8122 30/06/2012 30/06/2013 Năm Tri u Đ ồn g

Hình 3.6: Tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 2010 – 2012

Hình 3.7: Tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 06/2012 – 06/2013

may gia công cho công ty Việt Tiến. Do đó, công ty vẫn có mức lợi nhuận tăng 3,33% so với năm 2011.

Tuy nền kinh tế thế giới biến động nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 bắt đầu tăng trưởng trở lại (tăng trưởng chậm). Chính Phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên, giảm lãi suất ngân hàng, chính sách thắt chặt tiền tệ, kích cầu,... Ngoài ra, chi phí sinh hoạt tăng như giá điện, nước, xăng,… ảnh hưởng đến chi tiêu người dân và công ty. Bởi vậy, tình hình lợi nhuận công ty trong 06/2013 chỉ tăng 0,1% so với 06/2012.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY TÂY ĐÔ 4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 4.1.1 Quản trị

Hoạch định

Ban giám đốc công ty là bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp. Hiện tại, các nhân viên bán hàng và cộng tác viên được đưa đi các thị trường tìm hiểu thị trường, ghi nhận các thông tin về thị trường. Sau đó phòng kinh doanh tổng hợp các thông tin từ các thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc xem xét làm căn cứ hoạch định các chiến lược ứng với từng thị trường cụ thể.

Các ra quyết định chiến lược này có ưu điểm là có thể đáp ứng tốt các yêu cầu thị trường mà từng nhân viên bán hàng thông tin về công ty.

Tổ chức

Cơ cấu tổ chức khá tốt. Từng phòng ban được bố trí riêng biệt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hoạt động độc lập trong hệ thống tổ chức của công ty. Mỗi phòng ban thực hiện một chức năng riêng biệt theo sự phân công nhiệm vụ của ban giám đốc.

Tuy các phòng ban là độc lập nhưng giữa các phòng có sự trao đổi thông tin một cách thông suốt với nhau, tất cả các phòng ban đều tổ chức hoạt động sao cho hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của phòng mình, góp phần tạo nên sự thành công cho công ty.

Lãnh đạo

Tây Đô luôn xem trọng bộ phận lãnh đạo của công ty. Các thành viên trong ban giám đốc là những cá nhân có năng lực và trình độ lãnh đạo. Họ là những các nhân giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường và quan trọng nhất là hết lòng vì sự phát triển của công ty.

Các thành viên trong lãnh đạo đa số đã tốt nghiệp đại học, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, không những am hiểu được những nhu cầu của thị trường mà còn nắm bắt được những tâm sự và nguyện vọng của nhân viên. Vì thế trong những năm qua, ban giám đốc của công ty luôn nhận được

sự ủng hộ và tín nhiệm của các thành viên góp vốn cũng như của công nhân viên trong công ty

Ban giám đốc luôn quan tâm đến hoạt động thu lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên không phải đạt lợi nhuận bằng mọi cách, mà chính sách của công ty là luôn quan tâm, chăm sóc đời sống nhân viên của công ty, đời sống công nhân viên ổn định thì họ mới có thể hết mình vì công việc.

Kiểm soát

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng được tốt nhất, Tây Đô có hệ thống kiểm hóa khá hoàn thiện.

Hệ thống kiểm hóa chất lượng sản phẩm với mục đích đảm bảo các sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường dù là khó tính nhất. Nhờ có hệ thống kiểm hóa mà các sản phầm của Tây Đô sản xuất ra nhìn chung là đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, sai lệch hầu như không đáng kể.

Nhìn chung, bộ phận quản trị công ty cổ phần may Tây Đô có sự phân chia rõ nhiệm vụ từng bộ phận. Từ đó, tạo nên một điểm mạnh trong quá trình cạnh tranh công ty Tây Đô.

4.1.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Công ty có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao, có tay nghề góp phần tạo thế mạnh cho công ty trong việc mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, thâm nhập vào thị tường mới. Công ty cổ phần may Tây Đô tính đến 30/06/2013, tổng số lao động của công ty là 1.449 người với cơ cấu lao động như sau:

Bảng 4.1: Tình hình nhân sự công ty cổ phần may Tây Đô phân theo đối tượng lao động đến 06/2013

Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Quản lý 130 8,97

Lao động trực tiếp 1319 91,03

Tổng 1.449 100

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Nhân sự công ty ngoài việc phân chí theo đối tượng lao động là quản lý và công ty nhân công ty còn phân theo trình độ lao động.

Bảng 4.2: Tình hình nhân sự công ty cổ phần may Tây Đô phân theo trình độ lao động đến 06/2013

Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Đại học, cao đẳng 39 2,69

Trung cấp 21 1,45

Sơ cấp và nhân viên kỹ thuật 1389 95,86

Tổng 1.449 100

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số lao động công ty hiện nay là 1.449 người, trong đó lao động trực tiếp 1.319 người, chiếm 91,03%; do công ty chủ yếu sản xuất nên cần nhiều lao động trực tiếp, làm việc trong các xí nghiệp, phân xưởng,… và được công ty trả lương theo sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên quản lý là 130 người, chỉ chiếm 8,98%, là người làm việc ở các phòng ban như: lãnh đạo công ty, nhân viên văn phòng, các cấp quản lý tại các xưởng may.

Phân theo trình độ chuyên môn bộ phận quản lý chiếm 8,97% nhưng tỷ lệ có trình độ đại học cao đẳng chỉ chiếm 2,69%, trung cấp chiếm 1,45%, còn lại 4,83% có trình độ sơ cấp, có năng lực được lên làm quản lý như tổ trưởng, tổ phó, kiểm tra sản phẩm. Bộ phận quản lý là bộ phận đầu não, điều hành công ty và có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển công ty. Là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào thi đua sản xuất, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Số còn lại là các nhân viên có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng khá cao (91,03%). Để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm công ty cần có đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề cao. Vì thế, công ty may Tây Đô chú trọng trong việc tuyển dụng nhân sự. Khi tuyển chọn công ty ưu tiên người có tay nghề, kinh nghiệm làm việc trong ngành, còn đối với nhân viên chưa qua đào tạo cần được công ty đào tạo, huấn luyện trước khi đưa vào sản xuất. Qua thời gian thử việc 3 tháng (tùy vào khả năng học việc nhanh hay chậm, có thể thời gian thử việc ngắn lại đối với người có năng khiếu, khả năng tiếp thu nhanh), qua thời gian thử việc công ty chọn ra những công nhân có tay nghề phù hợp với công việc giữ lại công ty ký hợp đồng lao động theo quy đinh với đủ các chế độ bảo hiểm, tham gia công đoàn. Nhân viên gắn bó lâu năm với công ty, tùy theo thâm niêm sau khi về hưu công ty có nhiều ưu đãi như được lãnh lương hàng tháng hoặc lãnh một lần.

Bên cạnh, việc tuyển dụng và đào tạo đạt hiệu quả cao, công ty có nhiều chính sách, đãi ngộ nhân viên tránh tình trạng nhân viên có tay nghề cao chuyển sang công ty khác như việc tặng quà sinh nhật cho tất cả nhân viên công ty tuy món quà nhỏ nhưng thể hiện được sự quan tâm của công ty đối với nhân viên. Ngoài ra, công ty tặng quà vào 02/09, 30/04 – 01/05, Tết Nguyên Đán, và nghĩ làm việc vào các ngàychủ nhật, lễ, Tết, nghĩ hậu sản và được hưởng tiền nghĩ hậu sản theo chế độ nhà nước. Đối với công nhân sản xuất đạt chất lượng vượt chỉ tiêu công ty thưởng thêm tiền vào cuối tháng. Đặc biệt vào dịp cuối năm công ty thưởng tiền Tết cho nhân viên toàn công ty theo khả năng chuyên cần và thâm niên. Công ty còn tổ chức rút thăm trúng thưởng nhiều phần quà có giá trị như xe máy, tivi,… ưu tiên cho nhân viên sản xuất giỏi được đánh giá cuối mỗi tháng và tổng kết vào cuối năm. Từ những việc làm nhỏ, những chính sách, đãi ngộ hợp lý công ty luôn giữ được nhân viên có tay nghề, kinh nghiệm với việc công ty đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng nhiều năm liền do người tiêu dùng bình chọn.

Nhìn chung, bộ phận quản lý công ty có trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhưng công ty vẫn giữ được vị thế của mình trên thị trường với sản lượng tiêu thụ ổn định cho thấy bộ phận quản lý có kinh nghiệm và năng lực. Công ty có chính sách, mục tiêu và quyết định phù hợp. Công ty đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao nhờ vào sự phấn đấu của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ công nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao trong sản xuất. Trong tương lai để có cơ cấu nhân sự phù hợp, công ty cần đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự trong bộ phận quản lý có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Đối với công nhân sản xuất tiếp tục duy trì và phát huy chính sách đãi ngộ trên.

4.1.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển

Chất lượng các nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp có thể giúp cho doanh nghiệp giữ vững vị thế hoặc có thể làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Thấy được điều đó, công ty đầu tư thay mới những máy móc công nghiệp, tự động như máy may, máy thùa khuy, đính bọ, đính nút, mổ túi. Đồng thời áp dụng công nghệ “Lean” để loại bỏ những bất hợp lý trong quá trình sản xuất làm hạ thấp chi phí, nâng cao nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm quần tây, áo sơ mi nam dành cho công sở. Trong quá trình phát triển đáp ứng nhu cầu khách hàng công ty thiết kế tạo ra nhiều sản phẩm công sở hợp thời trang dành cho giới trẻ với chi tiết phối độc đáo như dòng sản phẩm Avando. Ngoài ra, công ty còn nhận may đồng phục cho các công ty, xí nghiệp, bệnh viện,… Trong tương lai công ty

Cổ phần may Tây Đô sẽ nghiên cứu và thiết kế các dòng sản phẩm sơ mi dành cho nữ đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường.

Nhìn chung, trong quá trình phát triển công ty Cổ phần may Tây Đô áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, công ty chưa có bộ phận thiết kế riêng, chưa tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới nhất là các dòng sản phẩm dành cho nữ.

4.1.4 Tình hình sản xuất

Sản xuất là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là một trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thành công của doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm đạt hiệu quả cao, chất lượng đồng bộ công ty đã sử dụng máy thùa khuy, máy đính bọ, máy đính nút, cuốn sườn, mổ túi,… Hoạt động của công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều công đoạn phức tạp. Từ nguyên liệu chính là vải, được gia công thành nhiều mặt hàng khác nhau. Quy trình công nghệ theo sơ đồ sau:

Thuyết minh quy trình

Nguyên phụ liệu: Được xuất từ kho, mua trực tiếp hoặc do bên giao gia công cấp. Sau khi kiểm tra bộ phận kỹ thuật của công ty sẽ tiến hành lập tài liệu, mẫu rập, may mẫu và bảng màu.

Kiểm tra và duyệt mẫu: Sau khi tiến hành các bước bộ phận kỹ thuật gửi lên cho khách hàng duyệt mẫu. Nếu khách hàng đồng ý bộ phận sản xuất sẽ ra lệnh sản xuất.

Cắt: Sau khi nhận được lệnh, xưởng cắt sẽ tiến hành công việc của mình, vải trước khi cắt cần xả 24 giờ cho đủ độ co dãn rồi tiến hành cắt.

Nguyên phụ liệu Ủi Kiểm tra – duyệt mẫu Cắt Thiêu (nếu có) Vô bao và đóng gói May Nhập kho Kiểm tra chất lượng

Nguồn: Phòng chuẩn bị sản xuất

Thêu (nếu có): Sau khi hoàn thành công đoạn của mình, tổ trưởng xưởng cắt sẽ tiến hành kiểm tra và chuyển bán thành phẩm sang xưởng thêu. Xưởng thêu tiếp nhận và tiến hành công việc của mình.

May: Sau khi nhận thành phẩm từ xưởng thêu sẽ lên dây chuyền sản xuất. Đối với loại sản phẩm được sản xuất khác nhau sẽ có một số bước công việc khác nhau:

+ Sản phẩm là áo gồm 80 bước công việc. + Sản phẩm là quần gồm 100 bước công việc.

Khi dây chuyền kết thúc sẽ tiến hành kiểm hóa. Sau đó chuyền thành phẩm qua tổ ủi.

Ủi: Đây là giai đoạn hoàn chỉnh thành phẩm.

Vô bao và đóng gói: Tổ ủi và tổ đóng gói tiến hành vỏ bao và đóng gói thành phẩm hoàn chỉnh. Các công việc phải được thực hiện chính xác, đầy đủ, phù hợp, rõ ràng để dễ dàng cho việc kiểm tra.

Kiểm tra chất lượng: KCS (QC) sẽ kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

Nhập kho thành phẩm: Các thành phẩm đúng chuẩn sẽ được tiến hành nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất sẽ kết thúc.

Nhìn chung, quy trình sản xuất công ty Cổ phần may Tây Đô theo trình tự nhất định, có thể kiểm tra sản phẩm sau mỗi khâu hoàn thành tạo ra sản phẩm đạt chất lượng đồng bộ.

4.1.5 Tình hình tài chính – kế toán

Việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần may Tây Đô giai đoạn 2011 – 06/2013 như sau:

Bảng 4.3: Chỉ số tài chính công ty cổ phần may Tây Đô

STT Các chỉ số tài chính ĐVT Năm

2010 2011 2012 06/2013 1 Tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh khoản hiện thời Lần 1,15 1,37 1,40 1,37

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh thị trường nội địa công ty cổ phần may tây đô (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)