d. Đối thủ cạnh tranh
5.5 KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT
Mỗi loại sản phẩm sản xuất ra để tiêu thụ trên thị trường điều tốn một chi phí nhất định. Trong đó, có 3 loại chi phí tạo nên sản phẩm của công ty là chi phí nguyên phụ liệu, chi phí gia công và chi phí tiêu thụ.
5.5.1 Kế hoạch chi phí áo sơ mi
Bảng 5.28: Chi phí sản xuất trung bình của áo sơ mi
ĐVT: 1.000
Năm
Chỉ tiêu Chi phí nguyên phụ
liệu Chi phí gia công Chi phí tiêu thụ
2010 52 23,9 12,8
2011 87,4 25,8 11,3
2012 93 25,6 11,6
2013 94,3 27,9 12,2
Nguồn: Phòng kinh doanh
Ta có:
Mô hình dự báo theo phương trình
yn+L = yntL
Tốc độ phát triển bình quân theo chi phí
t = 1 1 n n y y
Dự báo cho năm 2014 nên tầm xa dự báo L = 1
Bảng 5.29: Tốc độ phát triển bình quân chi phí sản xuất áo sơ mi
ĐVT: 1.000
Năm
Chỉ tiêu Chi phí nguyên phụ
liệu Chi phí gia công Chi phí tiêu thụ
2010 52 23,9 12,8 2011 87,4 25,8 11,3 2012 93 25,6 11,6 2013 94,3 27,9 12,2 Tốc độ phát triển bình quân (lần) 1,22 1,05 0,98
Từ chi phí sản xuất trong quá khứ giai đoạn 2010 – 2013, theo phương pháp tốc độ phát triển bình quân. Tính được tốc độ phát triển bình quân từng loại chi phí. Từ đó, dựa vào chi phí năm 2013 và tốc độ phát triển bình quân tính được chí phí áo sơ mi trong năm 2014 như sau:
Bảng 5.30: Kế hoạch chi phí sản phẩm áo sơ mi 2014
Chỉ tiêu Giá bán
Chi phí nguyên phụ liệu 115.046
Chi phí gia công 29.295
Chi phí tiêu thụ 11.956
Tổng 156.297
5.5.2 Kế hoạch chi phí quần tây
Bảng 5.31: Chi phí sản xuất trung bình của quần tây
ĐVT: 1.000
Năm
Chỉ tiêu Chi phí nguyên phụ
liệu Chi phí gia công Chi phí tiêu thụ
2010 78,14 35,1 18,9
2011 77,2 28,5 7,4
2012 113 30 14,2
2013 115 36,7 15,2
Nguồn: Phòng kinh doanh
Ta có:
Mô hình dự báo theo Phương trình
yn+L = yntL
Tốc độ phát triển bình quân theo chi phí
t = 1 1 n n y y
Dự báo cho năm 2014 nên tầm xa dự báo L = 1
Bảng 5.32: Tốc độ phát triển bình quân chi phí quần tây
Năm
Chỉ tiêu Chi phí nguyên phụ
liệu Chi phí gia công Chi phí tiêu thụ
2010 78,14 35,1 18,9 2011 77,2 28,5 7,4 2012 113 30 14,2 2013 115 36,7 15,2 Tốc độ phát triển bình quân (lần) 1,14 1,02 0,93
Từ chi phí sản xuất trong quá khứ giai đoạn 2010 – 2013, theo phương pháp tốc độ phát triển bình quân. Tính được tốc độ phát triển bình quân từng loại chi phí. Từ đó, dựa vào chi phí năm 2013 và tốc độ phát triển bình quân tính được chí phí quần tây trong năm 2014 như sau:
Bảng 5.33: Kế hoạch chi phí trung bình sản phẩm quần tây
Chỉ tiêu Giá bán
Chi phí nguyên phụ liệu 131.100
Chi phí gia công 37.434
Chi phí tiêu thụ 14.136
Tổng 182.670
5.6 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp, một doanh nghiệp có nguồn tài chính tốt
5.6.1 Kế hoạch giá vốn hàng bán
Để biết được giá vốn hàng bán của sản phẩm áo sơ mi, quần tây của công ty ta dựa vào sản lượng sản xuất ra và tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm trong năm kế hoạch. Sau đây là giá vốn bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong năm kế hoạch.
Bảng 5.34: Kế hoạch giá vốn hàng bán áo sơ mi và quần tây
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Quý Cả năm
1 2 3 4 Áo sơ mi Số lượng sản xuất 18.044 26.926 32.345 30.723 108.038 Giá vốn hàng bán 156,297 156,297 156,297 156,297 156,297 Thành tiền 2.820.223 4.208.453 5.055.426 4.801.913 16.886.015 Quần Tây
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
Số lượng sản xuất 10.590 15.390 18.594 20.078 64.652 Giá vốn hàng bán 182,67 182,67 182,67 182,67 182,67 Thành tiền 1.934.475 2.811.291 3.396.566 3.667.648 11.809.981
5.6.2 Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận
5.6.2.1 Kế hoạch doanh thu
Một sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ trên thị trường điều mang lại doanh thu nhất định từ giá bán và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm. Từ sản lượng tiêu thụ và giá bán trong năm kế hoạch công ty cổ phần may Tây Đô ta tính được doanh 2 loại sản phẩm quần tây, áo sơ mi và tổng doanh thu.
Bảng 5.35: Dự báo doanh thu áo sơ mi và quần tây năm 2014 theo giá nhãn treo
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
Áo sơ mi Sản lượng tiêu thụ 24.191 21.512 40.686 44.786 131.175 Giá bán 290 290 290 290 - Doanh thu 7.015.390 6.238.480 11.798.940 12.987.940 38.040.750 Quần tây Sản lượng tiêu thụ 10.318 9.291 17.403 19.128 56.140 Giá bán 378,2 378,2 378,2 378,2 - Doanh thu 3.902.268 3.513.856 6.581.815 7.234.210 21.232.148 Tổng doanh thu 10.917.658 9.752.336 18.380.755 20.222.150 59.272.898
5.6.2.2 Kế hoạch lợi nhuận
Khối lượng tiêu thụ và giá bán được lấy từ dự báo bán hàng 2014. Theo mức dự báo bán hàng cùng với giá bán sẽ tính được doanh thu dự kiến năm 2014.
a. Kế hoạch lợi nhuận áo sơ mi
Bảng 5.36: Kế hoạch lợi nhuận áo sơ mi
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
Sản lượng bán 24.191 21.512 40.686 44.786 131.175 Giá vốn/ sản phẩm 156,297 156,297 156,297 156,297 - Giá bán đại lý/ sản phẩm 188,5 188,5 188,5 188,5 - Tổng giá vốn 3.780.981 3.362.261 6.359.100 6.999.917 20.502.259 Tổng số tiền bán cho đại lý 4.560.004 4.055.012 7.669.311 8.442.161 24.726.488 Tổng lợi nhuận 779.023 692.751 1.310.211 1.442.244 4.224.229
Tổng chi phí sản xuất sản xuất một chiếc áo sơ mi là 188.500 đồng, giá bán nhãn treo dự báo trong năm kế hoạch trong bài là 290.000. Sau khi trừ chiết khấu cho đại lý 101.500 đồng (35%) giá nhãn treo. Giá bán đại lý là 188.500 đồng.
b. Kế hoạch lợi nhuận quần tây
Bảng 5.37: Kế hoạch lợi nhuận quần tây
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
Sản lượng tiêu thụ 10.318 9.291 17.403 19.128 56.140 Giá vốn/ sản phẩm 182,67 182,67 182,67 182,67 - Giá bán đại lý/ sản phẩm 245,83 245,83 245,83 245,83 - Tổng giá vốn 1.884.789 1.697.187 3.179.006 3.494.112 10.255.094 Tổng số tiền bán cho đại lý 2.536.474 2.284.007 4.278.179 4.702.236 13.800.896 Tổng lợi nhuận 651.685 586.820 1.099.173 1.208.124 3.545.802
Tổng chi phí sản xuất cho một sản phẩm quần tây là 182.670 đồng, giá bán nhãn treo dự báo trong năm kế hoạch là 378.200 đồng. Sau khi trừ chiết khấu cho đại lý 132.370 đồng (35%) giá nhãn treo. Giá bán đại lý là 182.670 đồng.
5.7 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN
Từ sản lượng tiêu thụ, giá bán, giá vốn hàng bán, chiết khấu hệ thống phân phối. Từ các yếu tố trên, ta lập bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 2014.
Bảng 5.38: Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu bán hàng 59.727.898
Chiết khấu 20.745.514
Giá vốn hàng bán 30.757.353
Lợi nhuận trước thuế 7.770.031
Thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) 1.554.006
Lợi nhuận sau thuế 6.216.025
5.8 KẾ HOẠCH MARKETING 5.8.1 Chiến lược sản phẩm 5.8.1 Chiến lược sản phẩm
Công ty Tây Đô chú trọng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện tại, sản phẩm công ty chưa có sự đa dạng nên công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động bán lẻ của mình. Ngoài việc công ty giữ vững các mặt hàng hiện tại, đồng thời công ty cần nghiên cứu bổ sung mặt hàng mới có tỷ lệ % cotton cao hơn, và các sản phẩm 100% cotton, sản phẩm dành cho nữ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và hệ thống phân phối.
Bên cạnh đó, công ty cần chú ý trong việc sản xuất sản phẩm hàng loạt đạt chất lượng đồng điều, đủ size, chủng loại, mẫu mã và đáp ứng khả năng sản xuất lại sản phẩm có khả năng tiêu thụ cao. Loại bớt sản phẩm tiêu thụ kém hiệu quả, những sản phẩm không đủ số lượng, size. Cần đầu tư nghiên cứu và phát triển chi tiết sản phẩm mới, hấp dẫn. Công ty cần chú trọng trong việc phục vụ, hướng dẫn khách hàng bảo quản sản phẩm, sử dụng sản phẩm như thế nào cho phù hợp với sản phẩm như ủi ở nhiệt độ bao nhiêu, giặc tay hay giặc may,.... Để phát triển hơn công ty cần tạo ra những sản phẩm có thuộc tính định vị khác khác nhau, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Trên thị trường tùy theo vùng, miền có phân khúc thị trường khác nhau về nhu cầu sản phẩm cần phân chia lô hàng, chính sách đặc biệt dành cho từng phân khúc thị trường như người thành thị thích sản phẩm hợp thời trang, mát mẻ, năng động. Nông thôn thích sản phẩm dày, bền, rộng rãi, giá thấp.
Để tránh nhầm lẫn thương hiệu cùng loại, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ không đạt chất lượng. Tên sản phẩm và thương hiệu cần thể hiện rõ, cụ thể trên sản phẩm, nhân viên bán hàng cần hướng dẫn cụ thể cho khách hàng đặc tính nhận diện sản phẩm và thương hiệu. Bên cạnh, sản phẩm đạt chất lượng thì bao bì sản phẩm cũng là nhân tố thu hút khách hàng. Bao bì ngoài việc bảo vệ quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển và tồn trữ, một bao bì có màu sắc phù hợp sản phẩm, màu sắc, kiểu dáng đẹp để phân biệt với đối thủ cạnh tranh.
5.8.2 Chiến lược phân phối
Công ty sẽ thực hiện hệ thống phân phối kép bao gồm: kênh phân phối trực tiếp bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, kênh phân phối gián tiếp bán hàng cho các nhà bán lẻ và các nhà bán sỉ. Hình thức bán lẻ công ty sẽ thực hiện tại cửa hàng bán lẻ tự chọn của chính công ty, hình thức bán sỉ của công ty có thể thực hiện các chức năng bán sỉ riêng biệt như: bán sỉ tại cửa hàng, bán sỉ giao hàng trực tiếp.
5.8.3 Chiến lược chiêu thị
Công ty xác định khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng trong cả nước và tập trung chủ yếu là Đồng Bằng Sông Cửu Long, công ty với mục tiêu truyền thông là tăng mức độ sử dụng sản phẩm của công ty đối với khách hàng hiện tại. Phương tiện truyền thông bao gồm cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Do đó công ty thực hiện các hình thức chiêu thị sau:
- Chào hàng cá nhân: nhân viên bán hàng trực tiếp đến các cửa hàng bán lẻ, công ty, xí nghiệp, trường học,… để giới thiệu và chào bán sản phẩm.
- Khuyến mãi: các hoạt động khuyến mãi công ty bao gồm các chương trình sau: quà tặng kèm, tặng sản phẩm khi mua với số lượng 5 – 10 sản phẩm trở lên, giảm giá cho các ngày lễ, tết.
- Tuyên truyền - quan hệ công chúng: công ty chú trọng việc xây dựng hình ảnh của công ty thông qua việc thực hiện đồng phục cho nhân viên công ty, nhân viên bán hàng, giao hàng của công ty, tặng quà cho học sinh nghèo và tranh thủ quảng cáo hình ảnh công ty ngay trên các bìa tập.
5.8.4 Quan hệ công chúng
Trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường hiện tại, nếu chỉ dựa vào bản thân chất lượng sản phẩm thì sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng chỉ có hạn, điều quan trọng hơn là phải xây dựng được danh dự và uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Muốn đạt được mục đích này phải có sự kết nối với xã hội.
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành một vấn đề thiết yếu được các doanh nghiệp thực hiện. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh thể hiện cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng, xã hội nói chung. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo, phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.
Vì vậy, nếu xem xét vấn đề ở mức độ sâu hơn thì quan hệ cộng đồng đã trở thành một biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ quan trọng. Một số hình thức quan hệ cộng đồng mà công ty có thể áp dụng trong năm 2014 là hỗ trợ quỹ khuyến học, tài trợ quần áo, tập cho học sinh nghèo hiếu học, tài trợ chương trình “Thắp sáng niềm tin” của đài truyền hình Vĩnh Long tổ chức. Đây là những chương trình thiết thực và đầy đủ ý nghĩa nhằm ươm mầm những tài năng có hoàn cảnh khó khăn, tạo thêm động lực và niềm tin để các em bước tiếp trên con đường học tập. Đây là nguồn nhân lực kế thừa trong tương lai đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Bảng 5.39: Chi phí hoạt động cho quan hệ cộng đồng
ĐVT: 1.000
Chỉ tiêu Số lượng
(học sinh) Tiền/học sinh Tổng chi phí
Quỹ khuyến học 100 500 50.000
Hỗ trợ quần áo 50 150 7.500
Hỗ trợ tập 50 60 3.000
Chương trình thấp
sáng tiền tin 52 tuần 5.000/tuần 260.000
Tổng 320.500
Nguồn: Tự thực hiện
5.9 MỘT SỐ MẶT CÒN TỒN TẠI VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỀ RA HOẠCH ĐỀ RA
5.9.1 Một số mặt còn tồn tại
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế còn rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc bán hàng của công ty từ đó cũng ảnh hưởng. Cụ thể đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Các chi phí đầu vào dùng để sản xuất nguyên phụ liệu sản xuất như bông, chỉ, tăng giá với nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu. Ngoài ra giá điện, nước, xăng, dầu tăng giá không ổn định, tỷ giá ngoại tệ tăng làm chi phí sản xuất ra một sản phẩm tăng theo.
Công ty tiêu thụ nội địa tập trung chủ yếu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, và một số Quận Thành phố Hồ Chí Minh, gia công hàng xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm chỉ dành cho nam, đồng phục các công ty, xí nghiệp, theo đơn đặt hàng không liên tục, đồng phục học sinh sản xuất chỉ tập trung vào năm học mới. Công ty sản xuất chỉ tập trung mặt hàng chủ lực là quần tây, áo sơ mi. Còn các sản phẩm khác chỉ sản xuất theo mùa vụ.
Công ty chưa có chính sách thu tiền bán hàng cụ thể để kích thích khả năng tiêu thụ, thanh toán bằng tiền mặt, để hạn chế khả năng chiếm dụng vốn của các đại lý.
Hệ thống marketing công ty chưa đẩy mạnh trong việc khuyến mãi, giảm giá, quan hệ công chúng, trách nhiệm xã hội. Các hệ thống phân phối chưa liên kết được với nhau trong việc tiêu thụ hàng hóa.
Hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh trong việc giới thiệu công ty, sản phẩm trên website, chương trình khuyến mãi. Chương trình nghiên cứu và
phát triển công ty chưa được đầu tư trong việc thiết kế tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm dành cho nữ.
Công ty có hệ thống quản trị có nhiều kinh nghiệm quản lý tốt nhưng bộ phận lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn còn hạn chế vì đây là công ty may mặc có lượng công nhân cao. Tuy nhiên, các bộ phận quản lý phải vừa có kinh nghiệm và trình độ để có thể phát huy hết khả năng điều động, quản lý công nhân, tổ chức sản xuất phù hợp.
5.9.2 Một số biện pháp thực hiện chiến lược
Qua kết quả phân tích hoạt động công ty cổ phần may Tây Đô, thì đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn những mặt còn tồn tại, những điểm yếu. Từ những điểm mạnh, điểm yếu hoạch định chiến lược kinh doanh cho sự phát triển của công ty. Để thực hiện thành công, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
5.9.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường
Cần hoàn thiện, cũng cố hệ thống cửa hàng và các đại lý, siêu thị, chăm