7. Bố cục của luận văn
3.2.2.2. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
Chúng ta biết rằng, trong mỗi tác phẩm, chủ thể phát ngôn thƣờng xuất hiện trong ba tƣ thế chính: Hoặc trực tiếp, hoặc thông qua nhân vật chính hoặc ẩn sau cách miêu tả và tái hiện những sự vật bên ngoài nhà văn. Song dù ở tƣ thế nào, hình bóng tác giả vẫn in vào tác phẩm và cùng với nó là giọng điệu và cái nhìn của nhà văn. Với Nguyễn Ngọc Tƣ, chị là nhà văn có cái nhìn của ngƣời dân quê nói chuyện đời sống dân quê, đồng thời cũng là ngƣời có cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều, thẳng thắn, mà thấu đáo trƣớc những góc khuất, mặt trái của sự thay đổi làng quê trong thời buổi kinh tế thị trƣờng. Nên, Nguyễn Ngọc Tƣ chọn cho mình một giọng điệu rất riêng, rất nữ tính mà không kém phần ấn tƣợng. Đó là giọng điệu tâm tình, tƣng tửng, hóm hỉnh nhƣng thấm thía. Trong khi hầu hết các nhà văn trẻ cố mài giũa để có đƣợc giọng văn chững chạc, có phần mỉa mai, có phần triết lí cay nghiệt trƣớc cuộc đời thì Nguyễn Ngọc Tƣ lại chọn cho mình một giọng văn khá truyền thống những cũng rất ám ảnh ngƣời đọc.
Đi sâu vào đề tài nông thôn, một đề tài truyền thống khá quen thuộc, giống nhƣ ngƣời ta thâm canh trên mảnh đất mà thiên hạ đã khai thác đến mòn xơ xác phải là ngƣời tự tin tìm thấy cho mình một lối đi mới hoặc rất… hồn nhiên. Đúng là hồn nhiên-ta thấy truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ rất nhiều giọng tƣng tửng (Tiếng Miền Nam gọi là nói “khơi khơi”), cứ nhƣ ngƣời ta viết trong một cuộc trò chuyện thoải mái với bạn bè, câu chữ rất nhiều khâu ngữ đến mức tự nhiên. Không chỉ có câu ngữ, ngay cả lối ngắt câu, xuống dòng rất phóng túng cũng tạo ra một dòng chảy thật sinh động:
“Những mùa lam lũ. Những màu cực nhọc. Một mình chống chọi”
“Nhìn thái độ anh chị vậy, tôi tính điệu nầy chắc mình cũng phải buồn một chút. Nhƣng không phải buồn Phƣơng lấy vợ, tôi buồn vì chiều nay, “Nhân Phủ” đã sụp đổ trong lòng". Ở mỗi trang văn của mình, Nguyễn Ngọc Tƣ hiện ra là con ngƣời nhẹ nhàng kín đáo mà không kém phần sâu sắc, ráo riết. Chị không viết bằng lời chua chát, đao to, búa lớn mà bằng lời thủ thỉ, tâm tình cứ lôi cuốn ngƣời đọc đi đến hết khung cảnh này đến số phận khác mà ngƣời đọc không hay biết. Một lối kể
chuyện rất nhẹ nhàng thấm thía mà lại rất có duyên. Thủ thỉ, tâm tình nên trƣớc các sự kiện, các hiện tƣợng tiêu cực cũng đƣợc miêu tả với thái độ điềm tĩnh nhẹ nhàng: “Kẹt quá chú ơi, bữa nay chủ tịch phải dự triển khai gì đó, chú hẹn cuối giờ chiều. Chủ tịch dặn mấy chú vô Ủy ban ngồi nghỉ đỡ.
Và Ba Già, trƣởng đoàn Trảng Cò, ông già có khuôn mặt khắc khổ, nhăn nhó nhất, mạnh giỏi nhất, ăn nói có vẻ trơn tru bỗng dƣng hức lên khóc ngon lành: Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa rồi mấy chú ơi.”.
Sự phấn uất, căm ghét đƣợc dồn nén ở bên trong câu chuyện, ẩn dƣới thái độ thờ ơ, dửng dƣng. Nữ văn sĩ Nam Bộ này kể về nhân vật, về sự kiện với thái độ lãnh đạm dửng dƣng nhƣng ngƣời đọc vẫn cảm nhận đƣợc ở đây thái độ căm ghét phẫn uất của tác giả. Chính vì thế, các nhân vật của chị thƣờng không có bộ mặt mà chỉ có ấn tƣợng của tâm trạng. Trữ tình, thủ thỉ nhƣng không kém phần ráo riết, sắc sảo. Hình ảnh một ngƣời đàn bà “làm đĩ” đã thƣơng lƣợng, chấp nhận “đi đêm” với hai gã cán bộ để cứu bầy vịt thiếu ăn, gia tài của ba cha con du mục trong Cánh đồng bất tận đã cho thấy bản lĩnh của chị. Ở đoạn này, Nguyễn Ngọc Tƣ viết rất khéo. Viết, nhƣ một kể lại một cách bình thƣờng, chẳng lên gân dạy trò đạo đức, cũng chẳng kêu gào kết án những ai. Vậy mà lối viết bình thƣờng ấy lôi kéo một cách lạ thƣờng, làm sáng lên hai mặt của đồng tiền. Một, cái thối tha, của những kẻ lúc nào miệng cũng gắn liền: chủ trƣơng, chính sách, triệt để, thi đua, sự cố .v.v… nhƣng khi cần “đi đêm” thì tất cả quẳng vào sọt rác. Hai, cái nghĩa cử đẹp, cái đạo của phƣờng làm đĩ. Đạo ở đây là đạo làm ngƣời. Làm một ngƣời tử tế hay sống một đời lƣơng thiện, thời nay, thật khó.
Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi”
Một chút ngang tàng, một chút bụi bặm, một chút giễu cợt, một chút khinh khi… Tất cả tạo thành một giọng điệu tự nhiên, tƣng tửng.
Đằng sau cái vỏ tƣng tửng, cợt đùa chẳng mấy nghiêm túc, nghiêm trọng, những tình ý phía sau con chữ vẫn đau đáu một nỗi gì ngƣợc lại, nhƣ là nỗi ƣu tƣ, phiền toái và phiền muộn luôn là một phần trong bản chất cuộc sống. Suồng sã với nó, coi thƣờng nó chẳng qua là để có thể sống chung với nó nữa thôi. Giọng văn đó, cứ êm êm nhƣng lắng sâu rất ám ảnh. Nó bắt ngƣời đọc phải ngẫm nghĩ. Mới đọc
qua, nó không có nƣớc mắt nhƣng hình nhƣ lại có một mạch ngầm chảy ở trong. Đó là giọng văn vừa tƣng tửng vừa thấm thía: “Phi đã gặp biết bao gƣơng mặt, cùng cƣời đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến say…Nhƣng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài”.
Thƣơng quá rau răm chỉ xao xuyến nhẹ nhàng nhƣng cũng không kém làm ngƣời đọc day dứt mủi lòng khi Nga biết mình không hiện hữu trong ý nghĩ của anh chàng nọ: “Trời, nắng có gì mà coi, anh?”. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tƣ là đem những cảnh tƣợng rất bình thƣờng, khoanh lại, biến nó thành bất ngờ, thú vị “Cãi qua cãi lại, hai má con ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của ngƣời ta”(Nhà cổ). Nó khiến ngƣời đọc phải bừng tỉnh, phải suy ngẫm, day dứt. Giọng văn đó cho thấy nhà văn đã chạm khắc vào những vỉa tầng sâu xa của cuộc sống, nó ám ảnh, gợi mở, chạm khắc vào tâm hồn của ngƣời đọc. Vì vậy, nó có sức truyền cảm và lan tỏa rất lớn. Văn viết cuốn hút, đánh thức đƣợc sự đồng cảm của ngƣời đọc nhƣ vậy không phải nhiều.
Tuy nhiên, thế giới truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ buồn nhƣng không quá bi lụy, ám ảnh nhƣng không quá nặng nề. Bởi nhà văn biết gia giảm cần thiết những chi tiết hóm hỉnh, tƣơi mới. Nó làm cho mọi nỗi đau trở nên vợi bớt, thanh thản hơn. Lời bày tỏ tình cảm của anh Nhâm trong Một trái tim khô mới có lí và thú vị làm sao:
“Có đám trẻ lội bùm xủm đi qua hát rằng: “Ƣớc gì mình đừng cách ngăn, ƣớc gì nhà mình chung vách…anh khoét tƣờng…hú hí với em”. Hậu lắc đầu, con nít nhà ai mới tí tuổi đầu mà đã quỷ nhái. Nhâm cƣời, sẵn nói luôn, tôi tháo vách thiệt à, cô Hậu”.
Trên cái nên chung của giọng điệu cảm thƣơng, xót xa cho số phận của ngƣời phụ nữ bị phụ bạc, bỏ rơi, cảnh hai ngƣời cùng nhau ra sức tát nƣớc ngập của Hậu và Nhâm thật dí dỏm. Nó làm cho không khí tác phẩm vợi bớt, nhẹ nhàng.
Chuyện vui điện ảnh kể về nhân vật chú Sa cũng là tình huống dở khóc, dở cƣời. Khi chú chƣa đóng phim, cả xóm ai cũng yêu quí chú. Hôm trình chiếu bộ phim cả xóm nấu cơm sớm chờ xem phim chú Sa đóng. Phim bao liệt, trần trụi, chú lại đóng vai phản diện, cả xóm “lẳng lặng ra về”. Thế là từ đó, mọi ngƣời không ai
bảo ai, không còn quý chú nhƣ trƣớc nữa. Tình huống lẫn lộn giữa đời thực và phim ảnh rất thuyết phục, rất hóm hỉnh mà cũng thật sâu cay. Có điều lạ, những dòng văn đầy ám ảnh, chạm khắc đến thấm thía ấy, nếu nhiều quá, dễ làm cho ngƣời ta nhàm chán. Những trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tƣ, nó lại mê hoặc, cuốn hút con ngƣời không gì lí giải nổi. Hình nhƣ, ở đó không phải là tiếng than vãn của một ngƣời từng trải, mà là những lời nói thốt nhiên, lửng lơ của một ngƣời trẻ tuổi đầy ƣớc mơ. Nó bột phát khám phá, nó là con mắt nhìn lần đầu, thấy bất hạnh, thấy ngang trái mà vẫn bừng lên hi vọng, nên dù có bồng bột nó cũng rất hấp dẫn con ngƣời. Có ngƣời nào đó đã nói: “Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tƣ không là tiếng than vãn thì thầm của một ngƣời lớn tuổi, nhƣng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhƣng rất đủ, của một ngƣời trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng”.
Rồi có cả những chi tiết rất khôi hài đến tức cƣời: “Ngày dì út Thu Lý tròn bốn mƣơi bảy tuổi, dì từ giã thêm một lƣợt ba chiếc răng, Buồn quá trời đất, dì lại chùa Phấn, than với Sƣ Huệ bây giờ không biết làm sao giáp mặt anh Tƣ Nhớ, răng còn trống hơ trống hốc vầy…Bà sƣ già nghe xong niệm phật mà không nén đƣợc cƣời. Bây giờ gần hai mƣơi năm rồi, tóc đã trắng những sợi già, chuyện tình đó vẫn chƣa đi tới đâu”. Ngƣời ta yêu nhau không màng đến thời gian, tuổi tác. Yêu nhau đến khi “đầu bạc răng long”, đúng cả nghĩa đen nghĩa bóng. Dƣờng nhƣ sự hóm hỉnh, khôi hài là những gia vị cần thiết, đúng chỗ làm đa dạng hƣơng vị cho bữa ăn tinh thần thịnh soạn mà Nguyễn Ngọc Tƣ đã bày ra cho bạn đọc. Hóm hỉnh, khôi hài làm cho ngƣời ta thêm nhớ, thêm yêu một nhà văn có giọng điệu đặc biệt.
Trong các tác phẩm của các nhà văn nữ gần đây nhƣ: Dƣơng Thu Hƣơng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu… bao giờ cũng có giọng chế giễu, châm chọc, đả phá hoặc phẫn uất. Các nhân vật của chị thƣờng là đối tƣợng cần đƣợc thông cảm, thƣơng xót hơn là căm giận. Và nhƣ thế, với chất liệu nội dung quen thuộc, chính giọng điệu, cách diễn đạt của nhà văn đã tạo ra cho truyện của chị một “bầu khí quyển” sống thích hợp, đủ sức gây ấn tƣợng và tồn tại trong lòng ngƣời đọc. Bằng những giọng điệu đó các nhà văn muốn chỉ ra những bất công, rung những tiếng chuông cảnh tỉnh, cảnh báo hoặc đem đến tiếng nói đòi
quyền sống cho con ngƣời. Còn ở Nguyễn Ngọc Tƣ, với giọng điệu trữ tình bình thản, hóm hỉnh nhƣng thấm thía, nhà văn lại nêu lên nguyên nhân nỗi khổ của con ngƣời, nêu lên thuyết nhân quả, báo ứng trong cuộc sống hoặc là sự đồng cảm, xót thƣơng, chia sẻ. Với chị, niềm thƣơng cảm luôn lớn hơn sự phẫn uất, căm tức. Một lần nữa ta thấy trong sáng tạo nghệ thuật, “nói cái gì” có khi không quan trọng bằng “nói nhƣ thế nào” - Một chân lý không mới những chƣa bao giờ cũ.
Giọng điệu không chỉ thay mặt nhà văn bày tỏ quan niệm về con ngƣời mà còn xác lấp nên một kiểu ngôn ngữ kể chuyện in đậm cá tính sáng tạo của tác giả. Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tƣ còn sử dụng giọng điệu trữ tình tha thiết. Tuy nhiên, chủ đạo vẫn là hai gam giọng mà chúng tôi vừa khảo sát.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn song cũng không ít khó khăn, thử thách. Nguyễn Ngọc Tƣ đã sống, đã cảm nhận và viết về những con ngƣời, những cảnh đời xung quanh mình một cách sâu sắc và chân thật nhất. Mỗi trang viết của chị là một bức tranh sống động về cuộc sống vùng Nam Bộ với thiên nhiên sông nƣớc khắc nghiệt mà rất trữ tình ; với con ngƣời Nam Bộ bộc trực, dễ mến, giàu lòng yêu thƣơng nhƣng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Bằng tài năng của mình Nguyễn Ngọc Tƣ bƣớc đầu có sự khám phá và kiến giải riêng về những sáng tạo nghệ thuật của mình ở thể loại văn xuôi.
Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ đã cho thấy những cách tân mới mẻ trên nhiều phƣơng diện nhƣ: cách tiếp cận hiện thực cuộc sống, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, tổ chức cốt truyện, trần thuật… những đóng góp ấy đã hòa chung vào xu hƣớng đổi mới của văn học hiện đại, hậu hiện đại Việt Nam đang trên đà phát triển.
Với một quan niệm mới về hiện thực xã hội và con ngƣời một quan niệm mới về hiện thực xã hội và con ngƣời Nguyễn Ngọc Tƣ đã tạo ra thế giới nghệ thuật trong văn xuôi của mình. Từ cảm hứng ngợi ca chuyển sang cảm hứng sự thật về lịch sử, số phận và cố gắng xác lập hệ giá trị mới về con ngƣời: hệ giá trị nhân bản. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tƣ trong truyện ngắn là yếu tố cách tân quan trọng, có ý nghĩa quyết định, chi phối sự đổi mới của các yếu tố khác nhƣ: nhân vật, cốt truyện, …
Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ ngày càng phong phú, đa dạng. Nếu ở giai đoạn đầu, Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng xây dựng kiểu nhân vật tƣ tƣởng thì ở giai đoạn sau, nhân vật trong chị hiện lên với nhiều dạng khác nhau: nhân vật cô đơn, nhân vật tính cách - bi kịch, nhân vật tha hóa,… Sự đa dạng hóa nhân vật cho thấy hƣớng tiếp cận con ngƣời từ đơn giản một chiều đến đa chiều.
Nguyễn Ngọc Tƣ cũng có những đóng góp không nhỏ trong ngôn ngữ truyện ngắn - ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. Nhà văn có ý thức để cho nhân vật tự lên tiếng,
vì thế, miêu tả tâm lí nhân vật trong sự giằng xé nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc khắc họa hình tƣợng nhân vật, gần gũi với cuộc sống đời thƣờng. Những yếu tố kì ảo và xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tƣơng phản đã tạo nên chiều sâu trong việc khắc họa con ngƣời cả bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt, nhà văn đã nắm bắt đƣợc những nỗi niềm thẳm sâu nhất trong tâm hồn con ngƣời, cả đời sống tâm linh và cảm nhận chiều sâu về cuộc sống.
Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ còn cho thấy những đóng góp mới mẻ trong việc tổ chức cốt truyện. Cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc cách tân theo hƣớng ngày càng mở rộng dung lƣợng phản ánh: cốt truyện lồng ghép, cốt truyện đơn giản… Mỗi kiểu cốt truyện lại có kết cấu khác nhau, từ kết cấu theo dòng sự kiện, kết cấu tâm lý đan xen sự kiện đến kết cấu tâm lý; từ kết cấu tuyến tính đến kết cấu mở …giàu tính đối thoại. Những kiến tạo cốt truyện mới mẻ, nhiều tầng bậc đã đem lại cho truyện ngắn khả năng biểu đạt cuộc sống đa diện và sâu sắc hơn.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong sự giằng xé nội tâm là một phƣơng diện quan trọng trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Giọng điệu trầm lắng, suy tƣ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng ngày càng đa dạng. Đặc biệt là giọng điệu trầm lắng, suy tƣ và mỉa mai, châm biếm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng đầy biến hóa. Với việc lặp lại từ ngữ, câu văn hay mô típ…, nhà văn đã tạo ra những cảm nhận thẩm mỹ về sự vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho sáng tác của mình. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, mạch kể và tả thƣờng đan xen lẫn nhau một cách tự nhiên tạo nên mạch truyện kể rất linh hoạt. Khi kể, nhà văn kết hợp miêu tả phong cảnh, chân dung, các trạng thái tâm lý… làm cho ngôn ngữ trần thuật trở nên giàu cảm xúc, để lại ấn tƣợng trong lòng độc giả.
Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ có nét độc đáo riêng, tạo nên một phong cách nghệ thuật có nhiều dấu ấn trên văn đàn văn học Việt Nam. Nguyễn Ngọc Tƣ đã tạo đƣợc dấu ấn riêng đối với bạn đọc bằng ngôn ngữ “đậm chất Nam Bộ” của mình. Với ngôn ngữ giàu chất thơ, ngôn ngữ đậm chất đời