Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 96)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.7. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, ấn tƣợng đầu tiên cho ta thấy là ngôn ngữ trong tác phẩm của chị là ngôn ngữ giàu chất thơ. Ngôn ngữ này xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ của chị, những câu văn giàu chất thơ, nó là những khúc nhạc lòng về thiên nhiên Nam Bộ thật sâu lắng và trầm tƣ nhƣng cũng thật mộc mạc tự nhiên gần gũi với đời thƣờng. Nhƣ khúc nhạc lòng thiên nhiên Nam Bộ dân dã, tự nhiên nhƣng cũng đầy vẻ quyến rũ vút lên từ những trang văn nồng nàn tình ngƣời. Đó là sự tài tình của Nguyễn Ngọc Tƣ khi sử dụng thứ ngôn ngữ đời thƣờng tuy mộc mạc nhƣng lại giàu chất thơ, đẻ thể hiện những đau đớn, những trăn trở của mỗi nhân vật trong các tác của mình. Nhƣ ta biết thì đa phần Nguyễn Ngọc Tƣ đã phản ánh đối tƣợng trong truyện ngắn của mình đều là những ngƣời dân sống ở hế, khi đi vào thôn quê. Chính vì thế khi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ ta nhận thấy, cách diễn đạt, cách hành văn của chị nhiều khi nôm na, mộc mạc, hóm hỉnh nên cũng rất dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm.

Trong các truyện ngắn của mình, để tả cảnh hành động bỏ chạy của ai đó, Nguyễn Ngọc Tƣ có những cách nói lạ nhƣ: “chạy xịt khói”, “chạy xà quần”, “chạy xấc bậc xang bang”, nhiều bữa đúng soát vé bị đám du đãng địa phƣơng rƣợt chạy xịt khói” [44;8,9] Khi đi vào diễn tả nỗi buồn của con ngƣời, Nguyễn Ngọc Tƣ có những cách nói rất “bình dân” nhƣ: “buồn ác chiến”; (…Nhìn giữa hai bài hát có mục nhắn tìm con buồn ác chiến - Cải ơi; “buồn vô địch cấp huyện” “Mấy chuyện này may mà Xuyến giấu trong lòng, phải kể ra là buồn vô địch cấp huyện chứ xá gì cái mũi So Le nhỏ nhoi này” – (Duyên phận So Le); buồn nhƣ sắp đâm đầu xuống sông mà chết – (Cái nhìn khắc khoải), buồn chao chát trong lòng (Tự dƣng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng - Một mối tình)…

Qua đó có thể nói, chính thói quen sử dụng từ ngữ nhƣ trên đã làm cho ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ gần với ngôn ngữ hàng ngày và giàu

chất thơ của ngƣời nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này góp phần tạo nên một văn phong trong sáng, giản dị, không cầu kì và có phần nào đó nôm na, mộc mạc, chân chất nhƣng vẫn tạo ra đƣợc hiêu quả cảm xúc trữ tình giàu chất thơ.

“Biết nó hƣ thân vậy, má thà sanh cái hột gà, hột vịt còn hơn. Thôi, hết rồi, coi nhƣ đời này má má không coi nó là con má nữa. Rồi má hỉ mũi ….: con cai kĩ, có phải cái nhà thằng Trọng chỉ có đàn ông là sống đƣơc” [42;130].

Nếu nói ngôn ngữ là tấm gƣơng phản chiếu tƣ duy của con ngƣời, thì ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ của chị thể hiện cụ thể và sinh động những phẩm chất giàu văn hóa, xã hội và con ngƣời vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)