7. Bố cục của luận văn
2.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
2.3.1. Kiểu nhân vật tư tưởng
Kiểu nhân vật thứ hai thƣờng thấy xuất hiện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣng với tần suất ít hơn kiểu nhân vật thứ nhất, ở đây chúng tôi nói tới kiểu nhân vật tƣ tƣởng.
Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là một tƣ tƣởng, một ý thức. Kiểu nhân vật tƣ tƣởng trong văn Nguyễn Ngọc Tƣ có thể chia thành các kiểu sau: nhân vật tƣ tƣởng vƣợt lên số phận, hoàn cảnh, khó khăn.
Qua khảo sát một số tập truyện bao gồm cả truyện ngắn, tạp văn, tản văn nhƣ: Cánh đồng bất tận những truyện hay và mới nhất, tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ, Tạp văn Ngày mai của những ngày mai, chúng tôi nhận thấy viết về số lƣợng nghệ sĩ chiếm tỉ lệ 25% tác phẩm. Những ngƣời nghệ sĩ trong tác phẩm của chị thƣờng rất yêu nghề, tự nhận thức thấy giá trị nghề mà mình đang làm nên ở những hành động quyết định đều phải hi sinh và trả giá rất lớn để có thể sống đúng với bản chất của mình, sống đúng với nghề mà mình đã chọn.
Những ngƣời nghệ sĩ trong tác phẩm của Tƣ gồm: ngƣời hát cải lƣơng, hát bội (Diệu - Làm má đâu có dễ, Đào Hồng - Cuối mùa nhan sắc), nhạc Sỹ Nửa mùa; diễn viên Sa (Chuyện vui điện ảnh), những ngƣời hát rong (Nhàn - Cải ơi! Phi - Lý con sáo sang sông), viết văn (Nguyệt - Ngƣời bạn không biết viết văn)… Tất thảy họ đều sống lang bạt, nghèo khó, bệnh tật mà không có tiền chữa trị nhƣng kết thúc cuối cùng ở họ luôn tìm đƣợc mục đích của đời mình, họ ứng xử với hoàn cảnh bằng những giá trị nhân phẩm nghề nghiệp. Hình tƣợng nhân vật Đào Hồng trong
Cuối mùa nhan sắc là một điển hình. Đào Hồng và những ngƣời nghệ sỹ tập hợp với nhau trong ngôi nhà buổi chiều vì lòng yêu nghề, say mê nghiệp hát mà về ở với nhau. Hành động đầu tiên này đã chứng tỏ họ nhận thức đƣợc ƣớc mơ, khát vọng mà bản thân mình muốn. Chiều chiều họ tập hợp, hát ở mảnh sân trƣớc nhà với những khán giả quanh quẩn trong xóm để thỏa lòng nhớ sân khấu: “sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao thái, bông mƣời giờ thì trồng, chỗ trống dành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm ghita thùng, cây nhị cũ mèm. Không micro, nghệ sĩ ca bằng giọng trời cho, nghiệp đãi. Đào Phi tám mƣơi chín tuổi đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế…”[47,tr.88]. Ngọn lửa nhiệt tình say mê nghề nghiệp cháy sáng, soi rọi cuộc đời họ. Nếu không có nghệ thuật, cuộc đời họ trở nên vô nghĩa, không chí hƣớng. Vì vậy họ sẵn sàng hát đến mức quên cả bản thân mình. Đào Hồng dù ốm đến đâu cũng muốn đƣợc ra hát. Hát nhƣ là hơi thở, nhƣ cuộc sống để bà tìm thấy nghị lực, ý nghĩa cuộc đời: “Đào Hồng ốm sát chiếu những vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát (…) Đào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu. Cái gánh nặng tâm tƣ này, không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín
dìu bà xuống giƣờng, bà đã hôn mê. Ngƣời ta hát vở cuối cho bà, cho một ngƣời nghệ sỹ chân chính” [47,tr.96]. Sự lựa chọn cuối cùng trong cuộc đời Đào Hồng khiến bà sống mãi trong lòng công chúng bởi sự hi sinh vì nghệ thuật.
Nhìn chung, ngƣời nghệ sỹ trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng là những ngƣời sống trọn vẹn với nghề, dù phải trả giá bằng cả cuộc đời họ vẫn chấp nhận. Chính vì lẽ đó mà ngƣời nghệ sĩ trong sáng tác của chị có số phận buồn. Đó là những ngƣời nghệ sỹ đã từng sinh sống vì nghề, sẵn sàng chết vì nghề. Còn những diễn viên trẻ tuổi, nhiều khi họ cũng phải buộc lòng lựa chọn - những tình huống, những ngã ba đƣờng thật đau lòng. Đây chính là thông điệp nghệ thuật, nhận thức về thiên chức nghề mà Nguyễn Ngọc Tƣ thông qua các nhân vật để chuyển tải quan niệm viết văn của bản thân. Nhƣng đôi lúc, họ cũng cảm thấy con đƣờng nghệ thuật mình đã chọn sao gian nan, vất vả thế. Trong tạp văn Nguyệt - Ngƣời bạn không biết viết văn là tâm sự của Tƣ về việc gặp một ngƣời bạn cũ tên Nguyệt - Nguyệt không mê văn, không viết văn, sống trọn tình cảm. Theo Tƣ thế lại hay, nghiệp văn chƣơng buồn, đa sầu, đa cảm, không tìm thấy một mảnh vui nào trong cuộc sống. Đây cũng là một cách nhận thức chung là nhận thức đƣợc khó khăn, đƣợc thử thách để rồi vẫn “nhớ” nó và muốn làm nó cho đến cùng.
Ngƣời nông dân trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc khắc họa thiên về tính cách. Đó là những con ngƣời hiền lành, chất phác, thật thà, tình yêu và tình ngƣời “thì dạt dào nhƣ nƣớc biển Cà Mau”. Nhƣng điều mà chúng ta đang nói tới là khả năng tự nhận thức của họ trong cuộc sống. Họ mang những phẩm chất nín nhịn, chịu đựng nên khía cạnh tự nhận thức ở họ là niềm tin vào cuộc sống, không nguôi khát vọng sống và tin tƣởng vào tƣơng lai.
Từ xƣa đến nay, hi vọng vẫn luôn là liều thuốc trị đƣợc mọi sự nản lòng, khó khăn, những “vấp” ngã trong cuộc sống. Chú Hai sạt nghiệp vì đổi qua nghề nuôi vịt, nhƣng ác thay, lại trúng nhằm mùa dịch cúm gia cầm. Nợ ngân hàng, vậy mà trong nhà vẫn rộn rã tiếng cƣời: “Rầu cũng nghèo mà cƣời cũng nghèo, sao mình hỏng cƣời, hỏng hi vọng hả cô” [45,tr.133]. Vì có sao đâu “Lúa thất thì hi vọng trúng mùa sau, giá rẻ nhƣ bèo thì đinh ninh năm sau sẽ đƣợc giá. Lứa này tôm chết thì chờ lứa sau…” [45, tr.113-114]. Phải nhận thức đƣợc khó khăn, nhận thức đƣợc cuộc sống
mới không rơi vào bế tắc hay tuyệt vọng, Nguyễn Ngọc Tƣ chợt bừng mắt trƣớc một điều đƣợc bà con cho là hiển nhiên nhƣ không khí mình đang thở: “Tôi nhận ra rằng, nông dân mình xƣa rày có món đặc sản “độc” lắm, nhờ món đó mà họ sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, đời này sang đời khác. Đó là “hy vọng” [45,tr.113]. Hết vớt tôm chết thì tới chôn vịt sống. Hết cúm gia cầm thì có liền “bão tôm” thổi tới “từ tốn, lặng lẽ, mà bào mòn sức chịu đựng của con ngƣời”. Nhƣng lo gì, bà con nông dân vẫn đủ hi vọng để qua năm này, sang cả năm sau nữa.
Quay lại với thể loại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, ta cũng gặp kiểu nhân vật tự nhận thức với nỗi đau của bản thân để nuôi khát vọng vào tƣơng lai. Kết thúc truyện ngắn Cánh đồng bất tận, một kết cục đầy bạo liệt và dữ dội nhƣng vẫn là bản lĩnh níu cảm xúc ngƣời đọc dừng lại bên bờ tuyệt vọng. Khi mầm thiện trong trái tim nhân vật xƣng “tui” ngập trong máu và nƣớc mắt vẫn bừng xanh niềm hy vọng sâu sắc thiêng liêng: nếu nhƣ Nƣơng “bị có con” sau cuộc bạo hành, thì “đứa bé không cha nhƣng chắc chắn sẽ đƣợc đến trƣờng”, sẽ sống hạnh phúc “và đƣợc mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ những lỗi lầm của ngƣời lớn”[46, tr213]. Tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ gồm 35 câu chuyện xoay quanh vấn đề nuôi tôm, làm kinh tế mới của bà con. Bà con mới đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm nên gặp rất nhiều khó khăn, hết cơn bão của thiên nhiên lại đến những “cơn bão khô” ập đến, vậy mà họ vẫn hi vọng. Ngƣời nông dân tự nhận thấy khó khăn, đã quen với khó khăn nên họ tin ngày mai sẽ tốt hơn bởi họ cần cù, chịu khó, nhẫn nại là vậy. Họ biết mình khổ, mình khó nhƣng không hề xa rời Đảng và Nhà nƣớc, vẫn một lòng kiên trung. Bà con Cà Mau khổ lắm mà chỉ qua trang viết của Tƣ mới thấy đƣợc. Gió chƣớng tràn về đem cho Tƣ một nỗi nhớ đầm Thị Tƣờng trƣớc kia mênh mông là tôm cá nhƣng giờ chỉ có trong “cổ tích”. Phải. Nhƣng là câu chuyện cổ tích kết thúc không có hậu nên buồn…dài dài. Không điện lƣới, không biết chữ, không giao thông tàu bè, giờ cuộc sống còn khổ, còn khó mặc dù chiến tranh đã lùi xa. Điều đáng quý là Tƣ và bà con vẫn nhen nhóm chút hi vọng “Nghe mấy ông thầy coi nƣớc nói năm nay tôm tép khá lắm đây (…)” [45,tr50].
Kết thúc truyện, nhân vật Nƣơng đã thức tỉnh mọi điều, nhận thức đƣợc sự tồn tại của thế giới xung quanh mình và mặc dù đã bị “đau” nhƣng lòng vẫn nuôi khát vọng vào tƣơng lai.
Kiểu nhân vật tƣ tƣởng trong văn của Nguyễn Ngọc Tƣ luôn có bóng dáng của chính tác giả trong đó. Tác giả đứng ở bên ngoài khiến cho nhân vật tự nhận thức về những vấn đề xảy ra xung quanh mình nhƣng thực ra đấy chính là những thông điệp tác giả muốn thông qua nhân vật để truyền tải tới bạn đọc. Nhân vật trong truyện dù là nam, hay nữ, đàn ông hay đàn bà, già trẻ… đều ít nhiều nhận thức đƣợc hoàn cảnh của mình trong hiện tại để tiếp tục không nguôi khát vọng về tình yêu, vào hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp trong tƣơng lai.
2.3.2. Kiểu nhân vật tính cách - bi kịch
Trong văn học từ xƣa đến nay, bi kịch con ngƣời luôn đƣợc khai phá dƣới nhiều góc độ. Trong xã hội phƣơng Tây cổ đại, chúng ta có bi kịch giữa ngƣời và thần trong Ơ đíp làm vua, ở đó, con ngƣời không thoát khỏi số phận do thần định đoạt. Bi kịch của Sêchxpia là bi kịch trần gian, bi kịch lịch sử (Hamlet, Romeo và Juliet…), bi kịch tƣ sản thế kỷ XVIII là bi kịch gia đình, xã hội… Dƣờng nhƣ ở bất cứ thời đại lịch sử nào, con ngƣời cũng không thoát khỏi những bi kịch. Điều đó có thể do khách quan hoặc chủ quan con ngƣời tạo nên. Bởi lẽ, cuộc sống là sự song hành giữa ánh sáng và bóng tối, tích cực và tiêu cực… Mà nhiệm vụ của văn học là phải “đào sâu vào sự nguy khốn trong thế giới của những mƣu mô chẳng những còn manh nha mà đang tác oai tác quái tạo nên tấn thảm kịch nhân sinh” [95, tr.295] để giúp con ngƣời sống nhân ái hơn.
Nếu ở văn học giai đoạn 1945-1975, con ngƣời hiện lên chủ yếu ở phƣơng diện cái Ta, con ngƣời công dân với vận mệnh gắn liền cùng lịch sử thì văn học hiện nay đi sâu khám phá đời sống con ngƣời cá nhân. Thân phận con ngƣời đƣợc quan tâm hàng đầu. Truyện ngắn thời kỳ đổi mới “đi thẳng vào những vấn đề thân phận con ngƣời, thế giới bên trong của con ngƣời, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống con ngƣời ở đời sâu và sắc hơn…” [77]. Cuộc sống thời bình với bao phức tạp và áp lực khiến con ngƣời ta trở nên bon chen, giành giật, ích kỷ mà lại rất đỗi cô đơn… Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, hiện thực về nỗi cô đơn, về bi kịch con ngƣời trong cuộc sống đƣợc thể hiện nhiều chiều, đa diện và không hề đơn giản bằng một giong văn vừa châm biếm vừa xót xa, có tố cáo, mỉa mai mà cùng đầy thƣơng cảm, giãi bày.
Nguyễn Ngọc Tƣ chú ý đến những con ngƣời mang chấn thƣơng tinh thần, chịu nhiều thua thiệt, là nạn nhân của đói nghèo, dốt nát, mê muội, tầm thƣờng, sống theo bản năng.
Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tƣ xuất hiện ngƣời kiểu ngƣời mang di chứng tinh thần do gặp phải những tai ƣơng, dối trá, mất mát trong cuộc sống. Những vết thƣơng ấy mãi không liền da mà hằng ngày nhức nhối, gặm nhấm đã bào mòn, hủy hoại cuộc sống hiên tại của họ, khiến những ngƣời xung quanh cũng phải gánh chịu những đau khổ, bất hạnh. Họ vốn là những con ngƣời chung tủy, tốt bụng, tử tế nhƣng lại bị bội tình. Một số trong đó, nếu không phản ứng tiêu cực thì gần nhƣ trở nên lãnh cảm, không còn có khả năng tiếp nhận tình yêu thƣơng của ngƣời khác, còn số khác thì tìm cách trả thù bằng cách tự hủy hoại cuộc sống của mình.
Chiều vắng cũng có cùng một kiểu nhân vật. Tƣ Nhớ vẫn thƣơng nhớ ngƣời vợ đã bỏ đi nên lạnh nhạt với tình cảm của dì Út Thu Lý, dù dì hết lòng muốn bồi đắp tình cảm cho cậu. Để cuối cùng thì cả ba ngƣời cũng đƣợc gặp lại nhau, nhƣng gặp lại nhau để làm gì khi tuổi xuân đã trôi qua rồi và lòng thì tràn đầy thất vọng vì cố nhân giờ đã khác? Thật khó để biết những truyện ngắn trên là nỗi ngậm ngùi hay niềm ai oán, trách móc những ai quá nặng lòng với những gì quá vẵng, quá day dứt bởi yêu và hận nên đã vô tình phụ những tấm lòng đầy ân tình vẫn ngày ngày mỏi mê đợi chờ trong khắc khoải, vô vọng?
Tƣơng tự, Hậu trong Một trái tim khô ôm trong lòng một vết thƣơng không bao giờ lành lại. Hai ngƣời đàn ông chị yêu thƣơng, chồng và Nhâm, mỗi ngƣời hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã gây nên vết thƣơng ấy, khiến trái tim Hậu “đã chết ngoẻo cù nèo”, đã “lặng nhƣ tờ”. Chồng Hậu thuê Nhâm giết Hậu, vô tình Hậu và Nhâm gặp lại nhau, có tình cảm với nhau.
Ở Cánh đồng bất tận, Út Vũ cũng là một kiểu ngƣời bị phụ bạc. Nhƣng Út vũ không giống nhƣ Trọng hay Tƣ Nhớ, anh lao vào các cuộc tình ngắn ngủi, nhằm lấp đầy vết thƣơng sâu hoắm mà ngƣời vợ để lại trong trái tim thƣơng tổn của mình. Nhƣng vết thƣơng lòng ấy cứ rộng hoác mãi ra, không gì hàn gắn đƣợc.
Một kiểu ngƣời mang chấn thƣơng tinh thần nữa là những ngƣời chịu nhiều mất mát trong cuộc sống đến mức không còn tìm thấy mục đích sống đích thực của
cuộc đời mình, sống vô nghĩa, vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Quá khứ với họ là những mảnh vỡ nên đã biến hiện tại thành một cuộc mộng du. Nhân vật Vĩnh (Sầu trên đỉnh Puvan) đã tự kết liễu cuộc sống của mình sau một chuỗi ngững ngày dài sống vô nghĩa với rƣợu và gái đẹp, chẳng có gì để chờ đợi ngoài những bông sầu trên đỉnh Puvan. Nhân vật Gã trong Gió lẻ, cũng chìm đắm trong các cuộc tình một đêm, không muốn gắn bó với ai, giũ bỏ những những ngƣời phụ nữ nào bƣớc qua giao ƣớc – yêu gã – vì những nỗi đau trong quá khứ.
Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tƣ cũng không quên những con ngƣời vẫn mang những di chứng trong tâm hồn do chiến tranh gây ra. Đó là dì Thấm trong Mối tình năm cũ vẫn đau, vẫn khóc, vẫn tủi khi nhớ về ngƣời chồng cũ đã hy sinh trong chiến tranh. Là ngƣời bà trong Vết chim trời vẫn luôn bị ám ảnh bởi một hình ảnh trong tƣởng tƣợng: hai đứa con trai của mình ở hai đầu chiến tuyến đã bắn nhầm nhau.
Một kiểu nhân vật đƣợc lặp lại nhiều lần trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ là những đứa trẻ bơ vơ do cha mẹ bỏ nhau, hoặc những đứa trẻ bị sang chấn tâm lí nặng nề khi phải tận mắt chứng kiến sự độc ác, giả dối, phản trắc, vô đạo đức của ngƣời lớn. Chúng lớn lên với một tâm hồn què quặt, khó có hạnh phúc vì những ám ảnh quá khứ luôn vây bủa, bóp nghẹt. Những đứa trẻ đó là Nƣơng, là Điền trong
Cánh đồng bất tận, là “Em”, là thằng Sói trong Ấu thơ tƣơi đẹp, Vĩnh trong Núi lở. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tƣ đã rất thành công khi miêu tả, phân tích tâm lí dạng nhân vật trên một cách tinh tế, sâu sắc. Qua đó ta thấy đƣợc nỗi trăn trở, day dứt của nhà văn trƣớc số phận bi kịch của con ngƣời.
Nguyễn Ngọc Tƣ không bi quan mà nhìn vào sự thật rằng trên đời vẫn còn nhiều ngƣời phải chịu thua thiệt, mất mát. Nhƣng các nhân vật của chị: “ không vì thế mà sống bớt tử tế, cao thƣợng đi. Có thể nói, cái cao thƣợng, đẹp đẽ đến với họ tự nhiên nhƣ thể mùa gió chƣớng đến hẹn thì phải về, nhƣ thể làm ngƣời thì nhất định phải nhƣ thế”.