7. Bố cục của luận văn
3.1.1.2. Không gian tâm lý
Không chỉ có không gian rộng và không gian hẹp, trong truyện Nguyễn Ngọc Tƣ còn đề cập tới không gian xa và không gian gần. Hai khoảng không gian này luôn hiện hữu trong tâm tƣởng, thấm nhuần tâm trạng của nhân vật. Có những lúc nhân vật hạnh phúc, nhƣng cũng có lúc nhân vật “hoang hoải, cô đơn” giữa đất trời, giữa cánh đồng bất tận của cuộc đời. Sống trong cuộc đời thực, nhân vật không thể xác định đƣợc đâu là thực, đâu là hƣ ảo, đâu là tình yêu thực, đâu là sân khấu? Vì vậy mà nhân vật tới khoảng lặng. Đó là khoảng lặng trong tâm tƣ, để suy ngẫm,
để chiêm nghiệm cuộc đời. Phải vậy, trong tình yêu đƣợc nắm tay nhau đi trong đời; chỉ khác là khoảng cách giữa.
Qua việc khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ (mới nhất là tiểu thuyết Sông), chúng tôi nhận thấy không gian gió, cánh đồng và dòng sông đƣợc trở đi trở lại trong trang viết của chị với mật độ dày đến mức có thể trở thành ba biểu tƣợng t nổi bật gợi mở nhiều điều thú vị. Đó là những hình ảnh quen thuộc của mảnh đất miền quê nhiệt đới Nam Bộ, nhƣng trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ, nó không chỉ là chất liệu phản ánh những tâm tƣ, tình cảm, con ngƣời, nó trở thành những biểu tƣợng, dấu hiệu báo trƣớc cho những suy tƣ, hành động nhân vật.
Trƣớc tiên, chúng tôi đi vào khảo sát sự xuất hiện của gió. Gió xuất hiện khá nhiều trong các tập truyện ngắn, tản văn, tạp văn - nó nằm hầu hết trong các tác phẩm, Nguyễn Ngọc Tƣ đã thổi vào trong những ngọn gió miền nhiệt đới những tâm trạng rất riêng, rất sâu kín của đời ngƣời mà không gì tả nổi. Đầu tiên, nó là những hình ảnh tả thực: “Gió hiu hiu se lạnh” (Tạp văn Trở gió), “Gió thổi phù phù. Gió giật hiu hút” (Tạp văn Xa đầm Thị Tƣờng), “Lụi hụi rồi gió lại đổi mùa”
(Nhà cổ)…
Không những thế, ngọn gió nói hộ biết bao tâm sự, tâm trạng sâu lắng, mơ hồ của con ngƣời. Gió trong tác phẩm của chị rất ít khi là những trận cuồng phong, bão táp mà thƣờng là những cơn gió hiu hiu, thảng thốt, mang bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, ƣu tƣ. Nghe gió chƣớng về, là ngƣời dân biết Tết sắp đến, mang đến cho “tôi cảm giác nhƣ mình sắp mất đi cái gì đó không rõ ràng” [45,tr.8], mang đến cho má tâm trạng nặng trĩu lo âu, lo nỗi nghèo túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà. Mùa xuân đang đến gần, cũng ngọn gió chƣớng mang đến niềm vui, hân hoan của những đứa trẻ nghèo đợi Tết về, nó lại trở nƣớc sông đầy lên, ngƣời dân đầm Thị Tƣờng gợi nhớ những mùa tôm, cá đầy ăm ắp, cuộc sống có phần dƣ dật. Khi mùa gió đi xa, gió “Lồng lộng thốc vào, vách lá rác tả tơi, ngửa cổ thấy lốm đốm trời” [45,tr.106] ngƣời dân lại lo lắng cho những vuông tôm cạn nƣớc, tôm chết hết, lúa chết queo vì cạn nƣớc. Đất miền trong, gió mƣa triền miên, gắn bó với cuộc sống ngƣời lao động. Ngƣời ta lấy gió làm mốc dấu để tính thời gian: “Gió chƣớng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới… vì mùa gió chƣớng cũng là mùa thu hoạch”
(Tạp văn Trở gió), “Mùa nầy (Mùa gió chƣớng), bắt đầu con nƣớc rông, cá đƣớc nhón cái rễ…” (Tạp văn Đất mũi mù xa), “Gió tháng ba mang hƣơng cà hƣơng bắp, gió tháng sáu mang từ trong xóm quê mùi rạ thơm, mùi rơm ròn đƣợm. Gió tháng chạp bát ngát hƣơng nếp mới” (Tạp văn Xa đầm Thị Tƣờng)…
Hình tƣợng nổi bật thứ hai - cũng trở thành biểu tƣợng trong sáng tác của Tƣ là: Dòng sông. Quê hƣơng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, con ngƣời ở đây sống dựa vào sông nên hình ảnh sống cứ trở đi trở lại trong Tƣ tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác của chị. Hình tƣợng con sông đã góp phần làm nên đặc trƣng trong sáng tác của chị. Bắt đầu từ con sông, từ những cái nhỏ bé, đời thƣờng tƣởng chừng nhƣ ai cũng biết mà khái quát nó lên, chuyển tải lòng mình vào, đó chính là giá trị nghệ thuật, thành công của Nguyễn Ngọc Tƣ.
Dòng sông đã vun đắp cho cuộc sống sinh hoạt, san sẻ và tƣới mát cho tâm hồn con ngƣời. Những sinh hoạt đời thƣờng của ngƣời lao động gắn liền với dòng sông: “Buổi sớm mai, đó là buổi của những chiếc xuồng con với các chị, các dì bán hàng ăn sáng… là buổi của những chiếc ghe hàng bông đổ ra từ trăm con sông, rạch để bổ hàng rồi trở về theo trăm ngàn lối sống rạch cho chuyến buôn bán” [45,tr.135]. Văn Nguyễn Ngọc Tƣ dựng lên cảnh sông nƣớc vừa khơi gợi một không gian đặc trƣng riêng của Nam Bộ vừa để gợi tả tình ngƣời, phong cách ngƣời Nam Bộ. Đặc biệt trong tập truyện ngắn Giao thừa, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ, tác giả dùng hình ảnh sông nƣớc để đặt tên cho tác phẩm của mình nhƣ: Nhớ sông, Dòng nhớ, Đôi bờ thƣơng nhớ, Chút tình sông nƣớc, Trăm năm bến của con đò, Nhớ nguồn…, đủ thấy tác giả gắn bó mật thiết với con sông nhƣ thế nào. Nếu biểu tƣợng gió diễn tả tâm trạng sâu kín, nín nhịn của con ngƣời thì biểu tƣợng sông với chiều kích mênh mang lại là hình ảnh của phẩm chất, đặc trƣng sức sống con ngƣời Nam Bộ. Họ soi mình vào sông, ngâm mình, hòa mình để tìm thấy cho mình sự bình ổn, để tìm lại cho mình sức sống mang đậm chất phù sa, châu thổ, để không thất vọng, luôn tìm cách đứng lên, gạt nƣớc mắt đi tiếp. Dòng sông không có kích thƣớc, chiều dài, chiều rộng mà trong văn Nguyễn Ngọc Tƣ hiện lên phảng phất tâm trạng con ngƣời. Trên những dòng sông, những bến đò, những nhịp cầu còn là sự gắn bó máu thịt với tình cảm con ngƣời: “Má tôi bắt ba phải xa sông, nhƣng chính bà cũng biết dòng nhớ chảy mãi trong ông” [47,tr.123].
Cũng nhƣ biểu tƣợng gió, dòng sông, cánh đồng cũng đã xuất hiện nhiều trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tƣ, đặc biệt là những sáng tác đầu tay. Cánh đồng gắn bó, đi liền với nhiều sinh hoạt, niềm vui nỗi buồn và cuộc sống của nhân vật:
“Ông đậu ghe lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó trừng trừng sang những cánh đồng lúa vừa mới chính và suy nghĩ về mộ vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng” [38,tr59].
Ba biểu tƣợng Gió - Dòng sông - Cánh đồng không chỉ là hình ảnh đại diện cho không gian sông nƣớc miền Nam Bộ mà nó còn làm nhiệm vụ kết nối văn bản, tập hợp các truyện thành một thể thống nhất. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ tuy phát triển theo nhiều hƣớng khác nhau và trải dài trên những khoảng thời gian nhƣng luôn đặt dƣới sự chi phối, giám sát của không gian thiên nhiên miền nhiệt đới - không gian làng quê, miệt vƣờn Nam Bộ. Đó là những cánh đồng nứt nẻ, khô cạn, bị bỏ hoang: “Nửa đêm nghe mƣa, ông choàng dậy, ra đứng chái sau, ngó về phía đồng đất tối mịt. Ngoài ấy, đất bắt đầu mềm lại, từng thớ vỡ ra, tràn xuống chỗ nẻ…” [48,tr.6]. Và đó không còn là cánh đồng thiên nhiên mà còn là cánh đồng cuộc đời, là không gian để cho các nhân vật đƣợc bộc lộ: “Những cánh đồng ở đây tôi còn muốn nghĩ là cánh đồng cuộc đời. Nguyễn Ngọc Tƣ đã ném mình và nhân vật của mình ra cánh đồng cuộc đời để xem họ và mình vật lộn thế nào. Và cả nhà văn cùng nhân vật đã thành công” [28,tr.1].