Thời gian hiện thực

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 81)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.1.Thời gian hiện thực

Khác với thời gian khách quan đƣợc đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngƣợc quy về quá khứ, có thể bay vƣợt tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài chốc lát ấy thành vô tận. Thời gian nghệ thuật đƣợc đo bằng nhiều thƣớc đo khác nhau, bằng sự lặp lại, đều đặn của các hình tƣợng đời sống đƣợc ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay,… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện nhƣ một hệ quy chiếu có tính tiền đề đƣợc dấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy những đặc điểm tƣ duy của tác giả. Gắn với phƣơng thức, phƣơng tiện thể hiện mỗi thể loại văn học có kiểu thế giới nghệ thuật riêng.

Thời điểm hiện tại, là thời gian mà nhân vật nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm cuộc đời. Thời gian này là hiện tại mà nhân vật đang kể. Hiện tại này không kéo dài nhƣ trong quá khứ. Quá khứ trong truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng kéo dài, và các nhân vật thƣờng kể nhiều về quá khứ tiếc nuối những tháng ngày tƣơi đẹp đã qua. Vì vậy mà thời gian nhanh hay chậm là phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng nhân vật. Nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tính cách bên trong của hình tƣợng nghệ thuật. “Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con ngƣời trong thế giới. Có thế giới nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện nhƣ cổ tích” [14].

Thời gian hiện thực trong truyện Bởi yêu thƣơng là những tháng ngày San phải vật lộn từng giờ, từng ngày để mƣu sinh, đó là chuỗi thời gian đầy cơ cực. “San hai mƣơi bốn tuổi, hai mƣơi bốn năm má mất. Bà chết vì sinh khó. Cha San thƣờng say rƣợu, lúc say phà cái mùi hèm khăm khẳm vô mạt San…Sáu tuổi nóđã è ạch nách cái rổ khoai lang luộc, xách thùng mía lạnh rảo chân khắp làng trên xóm dƣới. Mƣời lăm tuổi nó xin chạy bàn, rửa chén ở quán Mây Lang thang. Mƣời tám tuổi nó lấy chồng…San lấy ngay cái thằng ngày xƣa nó ghét cay ghét đắng… Đƣợc

hai tuần, San thôi, lại bỏ về quán Mây Lang Thang, nhƣng không còn rửa chén mà ngồi trong mấy cái buồng vuông vuông nhỏ để tiếp khách” [38, 7]. Bên cạnh đó là những ngày đào Điệp phải chống chọi với bệnh tật, thời gian nghiệt ngã đã làm cho chị “càng ngày càng yếu…Bây giờ chị không còn đƣợc bao lâu nữa. Khối u ở cổ đã đi vào não. Gƣơng mặt của chị biến đổi, nhiều bữa ngủ thức dậy, đôi mắt sƣng húp, mũi chảy máu ròng ròng. Tai bắt đầu ù ù không nghe rõ” [38, 11].

Là khoảng thời gian khổ cực chồng chất lên đôi vai của chị (Cái nhìn khắc khoải), khi ngƣời chồng làm ít, nhậu nhiều, nợ n ần chồng chất không trả đƣợc nợ anh ta bỏ chị mà đi. Chị phải lăn lộn kiếm tiền trả nợ. Tiếp đó là chuỗi ngày chờ mong, tìm kiếm ngƣời chồng trong khắc khoải vô vọng của ngƣời phụ nữ “Chị vẫn thƣờng đón nghe hàng bong hỏi thăm tin tức cánh thợ gặt An Bình. Tin tức ngày xa. Ở đây, trăm ngả sông nƣớc, làm sao mà kiếm. Tin tức ngày càng vắng…” [41, 57]. Ngƣời phụ nữ từng ngày sống mong chờ mòn mỏi, vẫn một lòng một dạ thủy chung son sắt.

Thời gian hiện thực còn in đậm trên mỗi con sông, dòng nƣớc, bởi qua sự vận động, đổi thay của nó ta biết đƣợc cuộc sống mƣu sinh vất vả của ngƣời dân đang từng ngày từng giờ sống và gắn bó với chiếc ghe nhƣ ngôi nhà của mình. Thời gian sống trên sông của hai chị em Giang, Thủy (Nhớ sông) là những tháng ngày vất vả cực khổ, phải tính toán từng con nƣớc để buôn bán kiếm sống: “Ngày nào Thủy cũng lật lịch coi, tới con nƣớc, đi bán vùng xóm rẫy về, ghe ghé Đập Sậy thăm chị nó” [41, 117]. Thời gian cứ nghiệt ngã trôi qua gần hệt cuộc đời của ngƣời má và ngƣời dì trong Dòng nhớ. Họ là những ngƣời phụ nữ phải sống trong nỗi bất hạnh gần hết cuộc đời. Đó cũng là hoàn cảnh chung của những ngƣời dân Ba Bảy Chín “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 81)