Miêu tả tâm lý nhân vật trong sự giằng xé nội tâm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 89)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.4 Miêu tả tâm lý nhân vật trong sự giằng xé nội tâm

Miêu tả tâm lý nhân vật trong sự giằng xé nội tâm là biện pháp nghệ thuật đƣợc nhiều nhà văn sử dụng khi cần phân tích nội tâm nhiều day dứt, trăn trở của nhân vật. Trƣớc đây, Nam Cao, Thạch Lam đã rất thành công với thủ pháp này. “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý, nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó [43, 122].

Nguyễn Ngọc Tƣ cũng vận dụng nó một cách có hiệu quả trong nhiều truyện ngắn.

Trong truyện ngắn của các cây bút nữ, ta thấy tác giả sử dụng yếu tố độc thoại nội tâm và đối thoại trong nội tâm để thể hiện những suy nghĩ của nhân vật. Đó là tâm trạng buồn đến xót xa khi phải trả lại đứa trẻ mà mình thƣơng yêu về cho má của Điệp trong Chuyện của Điệp. Nguyễn Ngọc Tƣ đã để Điệp độc thoại nội tâm, qua đó thấy đƣợc nét đẹp trong tâm hồn của cô. Đó là tình thƣơng, lòng vị tha,

nhân hậu. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh của Điệp với những suy nghĩ rất ngƣời lớn: “Điệp lặn lội vô đấy đâu phải để nói với má vài câu lỉnh lảng nhƣ trƣớc đìa, đâu phải để nói chuyện bé Bơ, mà là Điệp tự dƣng nhớ má, thƣơng má”. Đó còn là những dòng tâm sự, nỗi khát khao thèm muốn một đứa con của dì Diệu trong Làm mẹ:Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình”. Đó cũng có thể là tâm trạng buồn bã, xót xa cho một nhan sắc phai tàn của Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc hay những nhớ thƣơng một mối tình đơn phƣơng trong Hiu hiu gió bấc và cả một nỗi cô đơn, trống vắng của Nƣơng trong

Cánh đồng bất tận. Truyện Cánh đồng bất tận chính là lời kể, dòng tậm sự của Nƣơng về cuộc sống của ba cha con, về tình yêu, tình ngƣời, về hiện thực xã hội đầy khắc nghiệt. Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng đi sâu khám phá nội tâm của nhân vật để thể hiện thế giới tâm hồn đa cảm của ngƣời phụ nữ.

Những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật cho ta thấy một tấm lòng vị tha nhân hậu, sự chân thành giản dị, sự hi sinh cho hạnh phúc của ngƣời mà dì Thu Lý đã yêu. Sự dằng xé nội tâm của các nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ cũng thƣờng xuất hiện khi nhân vật ở trạng thái xúc động mạnh và nó đƣợc thể hiện qua các câu hỏi tu từ để tự vấn, phân tích mổ xẻ cõi lòng của mình. Huệ tâm trạng ngổn ngang (Huệ lấy chồng) khi sắp lấy chồng đƣợc bộc lộ bằng những lời tự vấn: “Huệ cƣời thấy đâu có chê Thuấn đƣợc cái gì, Thuấn biết Huệ từng thƣơng Thi mà anh cũng bƣớc tới, Huệ bây giờ, còn chờ ai nữa?” [66. 81]. Lời giải bày tâm can, khó nói ra thành lời cũng đƣợc anh Hết “Hiu hiu gió thổi” nhủ thầm : “Đâu có biết, chỉ tại chƣa quên đƣợc . Anh chƣa dám nhìn thẳng vô mắt chị Hoài để cƣời, chƣa dám nựng nịu con chị Hoài mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừa. Chƣa thanh thản ngƣời để chào nhau nhƣ môt ngƣời bạn gặp một ngƣời bạn, Hảo có hiểu không?”

[66,28]Chiều vắng là một truyện ngắn xúc động về tình yêu đơn phƣơng của dì Thu Lý với ngƣời anh rể mấy chục năm trời. Dù không đƣợc đáp lại nhƣng dì vẫn muốn làm một điều gì đó để trả món nợ cho cậu Tƣ Nhớ mà nhà dì đã vay. Đó là giúp cho anh rể gặp lại chị gái mình … Đây là những ý nghĩ của dì: “Chiều nay ngồi trong nhà cậu Tƣ Nhớ, dì út lại nhớ chị mình” [66, 49].

Trong các sáng tác Nguyễn Ngọc Tƣ, những đoạn giằng xé nội tâm nhân vật chiếm một số lƣợng lớn , đặc biêt trong những truyện ngắn có cốt truyện tâm lý; qua đó cho thấy thế mạnh , sở tr ƣờng của chị trong nghệ thuật viết truyện là miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Vì vậy, thế giới nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ hiện lên thật sống động, phong phú và để lại dấu ấn khá đậm nét.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)