7. Bố cục của luận văn
3.1.1.1. Không gian môi trƣờng tự nhiên
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình các mối liên hệ nhƣ thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… Ngôn ngữ trong không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các phạm trù cao thấp, xa - gần, rộng - hẹp, cong - thẳng đều đƣợc dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nói về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình tƣợng nghệ thuật.
Nguyễn Ngọc Tƣ bằng tài năng của mình đã khéo léo xây dựng trong truyện không gian nghệ thuật. để làm nền cho mọi cảm xúc tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật: Đó là không gian rộng - hẹp; không gian trừu tƣợng và không gian cụ thể. Đọc truyện của chị ta tìm về bối cảnh vùng đất U Minh (đó là mảnh đất mà ít ngƣời từng đặt chân tới). Không gian ấy đƣợc mở rộng ra với dòng sông con rạch, với Vàm Cỏ Xƣớc, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Hƣng Mỹ… không gian ấy lấy tên đất tên chợ: Xẻo Mê, Xẻo Rô, Gò Cây Quao… mênh mang, bất tận. Trong không gian rộng lớn ấy con ngƣời bỗng thấy yêu mảnh đất quê mình hơn. Nhân vật luôn ở trong những khoảng không gian ấy, tìm chỗ đứng cho riêng mình, có những lúc mơ hồ, nên thƣờng rơi vào khoảng trống “hoang hoải và chán chƣờng”. Không gian ấy bao bọc lấy con ngƣời để từ đó những dòng sông, những cánh đồng, cây trái kênh rạch tạo nền cho bức tranh Nam Bộ phong phú đa dạng, sinh động của cuộc sống. Từ không gian rộng, ngòi bút Nguyễn Ngọc Tƣ đƣa bạn đọc tới không gian hẹp: Không gian ấy là nơi mà các nhân vật sống, bộc bạch tâm trạng và nỗi lòng mình. Đó là không gian thu nhỏ trên chiếc ghe, lênh đênh sông nƣớc: “Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già tới chết mình sẽ chẳng bao giờ rời ghe”. Phải vậy mà
khi lấy chồng rời xa chiếc ghe nhỏ Giang nức nở: “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất ơi” (Truyện ngắn Dòng Nhớ). Thực sự với ngƣời dân vùng sông nƣớc thì chiếc ghe là mái nhà, là bến đỗ bình yên để nƣơng tựa để chở che: “Nhƣng có một cái gì đó thật khác thƣờng. Thế giới ấy hẹp đến nỗi chỉ vừa để xoay lƣng, để nằm co, để cúi ngƣời… mà cũng dài cũng rộng vô phƣơng bởi cuộc sống nay đây mai đó, lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh” (Tạp văn Chút tình sông nƣớc). Chiếc ghe nhỏ đó đã nâng giấc cho bao ƣớc mơ, đã chở che cho bao số phận con ngƣời côi cút, đơn lẻ: “Chị sẽ mất khá lâu để thích hợp với những hình ảnh mang tính ƣớc lệ, thí dụ nhƣ mấy bụi hành ngò trồng trên cái xô bể (thay vì khu vƣờn trồng cây cỏ hoa trái mênh mông) hay cái lò cà rang nhỏ (thay vì một gian bếp ấm sực mùi củi lửa)… và nghe cha tôi than, tôi chán cái nhà này quá rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái này, là cánh đồng nào đó, con sông nào đó…” (Cánh đồng bất tận). Nguyễn Ngọc Tƣ đã khám phá ra một không gian vừa rộng lớn mênh mông vừa nhỏ bé, chật hẹp. Hai khoảng không gian này song hành cùng nhau, tạo nên chiều sâu tâm tƣởng, chiều rộng của không gian đất trời miệt vƣờn, chiều dài của những dòng sông, con rạch… Chiếc ghe còn là nơi họ trao đổi, buôn bán và ngày nay nó đã trở thành “điểm” du lịch cho khách ghé thăm trong những phiên chợ nổi trên sông: “Bây giờ, cách buôn bán ấy chỉ còn ở những ghe hàng bông lƣu động đến tận nhà ngƣời dân, riêng chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hóa nông sản tƣơi, những thứ rau, trái miệt vƣờn. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem họ bán những gì… Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy”. (Tạp văn Chút tình sông nƣớc).