Tạp văn, Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 32)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.2. Tạp văn, Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ

Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo kinh tế Sài Gòn đã trình làng cuốn Tạp văn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tƣ mang tên Tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ, giới thiệu với bạn bè, với ba má và chất chứa đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ, những gì mộc mạc, nhỏ bé, nhƣng hết sức thân thƣơng và gắn bó với mình. Bên cạnh những bài viết khá sắc sảo và tỉnh táo đôi khi có tính chất nhƣ một bài phóng sự, Nguyễn Ngọc Tƣ cũng rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh trong những bài viết chở nặng những trăn trở, suy tƣ hết sức nghiêm túc của chị về cuộc đời, về lẽ sống mà có lẽ không phải “ngƣời trẻ” nào cũng có thể trải nghiệm và nắm bắt đƣợc.

Những trang tạp văn ấy không chỉ để giải trí mà còn để ngƣời miền khác hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những ngƣời sống ở vùng đất đó kịp nhận ra đƣợc dù không đi đâu đất cũng hóa tâm hồn. Nhờ những Tạp văn của

Nguyễn Ngọc Tƣ, chúng ta hiểu thêm về sự cực khổ vất vả của những ngƣời nông dân, bám sát một cách nóng hổi những tâm tƣ tình cảm của họ, để biết thƣơng yêu, thông cảm cho những gian khổ của họ trong việc mƣu sinh, để thêm khâm phục và ngƣỡng mộ tinh thần lạc quan, yêu đời, để sống vui và vƣợt lên hoàn cảnh của họ. Và đằng sau những trang viết ấy, chúng ta dễ dàng nhận ra tấm lòng của một ngƣời con Đất Mũi, tấm lòng của một công dân lúc nào cũng đau đáu với quê hƣơng.

Đi vào thế giới Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tƣ, ngƣời ta bắt gặp một trời một biển tình thƣơng và gắn bó. Và cũng chính vì bởi gắn bó liền tay liền ruột với đất đai mà ngƣời dân quê phải gánh chịu biết bao là phũ phàng cay đắng biết bao là thất vọng ê chề, biết bao là nợ nần chồng chất. Đôi ba ngƣời tự tử, rất nhiều ngƣời bắt buộc phải bán rẻ đất mà ngậm ngùi bỏ xứ đi trong hờn tủi và nƣớc mắt.

Cũng nhƣ trong ba tập truyện trƣớc của Tƣ, trên trang nào của Tạp văn cũng bắt gặp thƣờng trực chữ nghĩa và cách nói miền Nam, đặc biệt là miệt Hậu giang của Tƣ. Đếm không xuể, kể không hết. Bút pháp cũng vẫn là giọng văn nói duyên dáng thuần nhuyễn và tự nhiên của Tƣ. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận, chọn lọc kỹ và dùng chữ cho chính xác. Vì thế cứ viết phóng túng đẩy đƣa theo hứng khởi, lối “văn nói” sẽ rơi vào sự dễ dãi, cẩu thả, làm mất đi phần đóng góp cần thiết và quý giá của ngƣời viết: Sự sáng tạo. Một khi sáng tạo mất rồi thì tính cách văn chƣơng của bài viết cũng sẽ mất luôn, không còn lôi cuốn đƣợc ngƣời đọc nữa.

Hai thể loại Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng dùng để viết tạp văn là tùy bút và ký sự. Đề tài khá đa dạng: Tiếc thƣơng những vùng đất cũ, bàng hoàng trƣớc những đổi thay sau “giải phóng”, lãng đãng những kỷ niệm về bạn bè ngày xƣa, ám ảnh bởi cái nghèo xơ xác dai dẳng của ngƣời dân quê, phẫn uất trƣớc thái độ tắc trách và nạn tham nhũng của cán bộ nhà nƣớc. Cái tính chất văn chƣơng ở các tập truyện

Giao thừa, Cánh đồng bất tận đã phải tạm gác qua một bên. Cũng dễ hiểu thôi. Chạm trán từng giây từng phút với thực tế cam go, khắc nghiệt, gai góc, thử hỏi ai hơi sức đâu mà thẩn thơ vơ vẩn. Trong thời khắc hiện đại, ngƣời dân quê bắt buộc phải đối đầu với những khó khăn trƣớc mắt và bắt buộc phải nhận thức và chấp nhận nó. Đọc Tạp văn mới thấu hiểu đƣợc cái thực trạng thê thảm của ngƣời dân quê miền Nam sau “giải phóng”. Bắt đầu Tạp văn là cuộc hành trình lui về dĩ vãng,

khi trời Trở gió: “Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, nhƣ ai đó đứng xa ngoắc tay nhẹ một cái, nhƣ đang ngại ngần không biết ngƣời xƣa có nhớ ta không” [45; tr. 7]. Cơn gió gì lạ vậy? và cứ hiu hiu hiu nhƣ vậy hoài sao? “(…) bây giờ (nó) lớn thành một dòng gió, xấp xải, cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trƣớc. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chƣớng” [45;tr.7]. Cơn gió chƣớng mùa trƣớc, cơn gió chƣớng năm ngoái đã trở về thổi vào cõi lòng xốn xang của Tƣ những niềm thƣơng nhớ không nguôi.

Đến Tạp văn Ngày mai của những ngày mai, chúng ta nhận thấy Nguyễn Ngọc Tƣ đã trƣởng thành hơn rất nhiều, giọng văn của chị đã bắt đầu mang nhiều triết lý và suy ngẫm (Chân không, A Tép - km ký sự, Ngày mai của những ngày mai, Nhớ bèo mây, Của ngƣời của mình…). Thế nhƣng vẫn thân quen đâu đó là những hoài niệm ngọt ngào của một thời ấu thơ với mẹ, với ngoại, với chốn quê nghèo thanh bình yêu dấu, với hình bóng bao nhiêu ngƣời thân thƣơng đã từng cƣu mang và gắn bó với mình (Hạt gửi mùa sau, Mẹ, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xƣa, Đất cháy…). Chị nhẹ nhàng đƣa ngƣời đọc quay về một thời xa xƣa, với những kỉ niệm tinh khôi khi Tết đến (Khúc ba mƣơi), hay là một nỗi buồn rƣng rƣng với kỉ niệm ngày Đãi bạn (tên một tạp văn) bất chợt ùa về. So với quyển tạp văn lần trƣớc, lần này Nguyễn Ngọc Tƣ băn khoăn và thảng thốt với quá nhiều câu hỏi, quá nhiều vấn đề mà một cô gái hồn nhiên và vô tƣ nhƣ Tƣ buộc phải đối mặt và suy ngẫm, chẳng hạn nhƣ vấn đề hạnh phúc (Láng giềng một thửa) hay thân phận con ngƣời (Làm sông, Giữa bầy đàn). Có thể nói, vị xót xa ngấm ngầm, trầm buồn day dứt phần nào đã lấn át đi chất trong trẻo và hồn nhiên quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tƣ. Chỉ có một điều duy nhất ở chị không hề thay đổi, ấy là một giọng văn nhẹ nhàng, nữ tính, đầy trách nhiệm với yêu thƣơng, viết thƣ là để trả nợ ân tình, viết nhƣ con tằm rút ruột nhả tơ, không mong bay qua mấy ngàn biển rộng chỉ mong là con chim nhỏ hót lên những âu lo và đau đớn của một kiếp ngƣời.

Cùng với thể loại Tạp văn, thể loại Tản văn cũng đƣợc Tƣ sáng tác khá đều đặn. Tuy xuất bản thành sách ở thể loại này không nhiều nhƣ truyện ngắn nhƣng việc đăng trên các trang web hay các báo là khá nhiều. Đặc trƣng của thể loại này khiến cho ngƣời sáng tác luôn có “đất” để viết, không mất nhiều thời gian mà vẫn

phản ánh đƣợc suy nghĩ của mình về những vấn đề dù quan trọng, cấp thiết, hay vô cùng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Trên Tản văn thứ Bảy, Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng xuyên viết về miền quê Nam Bộ, hay có những tản văn phản ánh đời sống của giới cầm bút nhƣ: tản văn “tuyệt đối yên tĩnh” nói về quá trình tìm kiếm cảm xúc sáng tạo của ngƣời sáng tác. Khi nhắc đến thể loại tản văn của Tƣ không thể không nhắc tới Yêu ngƣời ngóng núi là những câu chuyện “rất tình” về đất, về Ngƣời Nam Bộ. Từ những chi tiết nhỏ nhƣ …cục kẹo, đến những vấn đề mang tính sống còn của ngƣời nông dân đã đƣợc đề cập một cách thấu đáo, chân thành và ý nhị. Có cả những chuyện tƣởng chừng riêng tƣ nhƣng lại hòa vào dòng thời sự chung nhƣ chuyện đi du lịch, nuôi dạy con, và cả chuyện yêu đƣơng… Tập sách còn hấp dẫn bởi chất trữ tình phóng khoáng Nam Bộ, cái duyên dáng tài năng thƣờng thấy ở tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ.

Đọc Tản văn Gáy ngƣời thì lạnhta lại bắt gặp một Nguyễn Ngọc Tƣ có chút đổi khác, hay một góc kín khác của chị chăng?. Một bƣớc chuyển biến trong đời sống nội tâm, nghe đâu đó sự ảnh hƣởng của Phật giáo, của các giai thoại Thiền, của trăn trở suy nghĩ về kiếp ngƣời đƣợc Tƣ viết vô cùng thật, đôi khi gây hoài nghi cho chính độc giả. Độc giả bắt gặp mình ở đó. Thấy mình sao giống quá những sở thích “khỏe” khi đọc Cúi xuống vùng non xanh mát, những kí ức của ngày xƣa còn bé bỗng chợt cuộn lên trong Dƣ vị thời đứng ngóhay Mảnh vá cũ… Giật mình dòm lại mình coi thử có mắc sai lầm chƣa để mà sửa khi bắt gặp Ăn cơm một mình.

Đọc Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ ta gặp đâu đó những khoảng lặng rất đỗi bình dị nhƣ những còn thuyền độc mộc trôi lững lờ giữa các con rạch dừa nƣớc. Không có cảm giác nhức nhối nhƣ những lần khác đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣng vẫn cảm nhận đƣợc chút gì đó hơn chan chát, bơ vơ, lạc lõng, nhƣ có điều gì đó ẩn đằng sau đời sống êm đềm khiến ta phải băn khoăn suy nghĩ. Cuộc sống vốn dĩ đã quá bận rộn, quá đông đúc, quá náo nhiệt đến mức đôi khi ngƣời ta quên mất những giá trị rất đời thƣờng, để rồi chợt vào một buổi sáng, ngƣời ta thức dậy và cảm thấy tâm hồn trống rỗng và nhạt thếch, tự hỏi mình sống trên đời vì cái gì, mình đang yêu thƣơng ai và mình cần cái gì. Tản văn không phải là mảng viết gây đƣợc nhiều tiếng vang nhƣ truyện ngắn nhƣng đôi lúc chị chỉ viết về một mảnh vụn

ký ức nào đấy đã xƣa cũ, nhƣng đọc lại khiến ta giật mình thảng thốt “sao giống mình quá!”.

Nguyễn Ngọc Tƣ viết Tản văn giống nhƣ là một món quà đầy ý nghĩa dành tặng cho những ngƣời chƣa tìm đƣợc vẻ đẹp trong cuộc sống của chính mình. Hãy luôn nhìn ra thế giới và cảm nhận bằng con tim.

Nếu so sánh với mảng truyện ngắn của tác giả này, chúng ta sẽ thấy có một sự tƣơng đồng về mặt bút pháp. Đó vẫn là giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh đôi lúc nhƣ bông đùa, giễu cợt, thế nhƣng khi viết về những vấn đề “nghiêm túc” thì lại viết hết sức chân thành hay nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tƣ là một nhà văn luôn biết tiết chế và làm chủ ngòi bút của mình. Văn của Nguyễn Ngọc Tƣ luôn thổi vào hồn ta những điều tƣởng chừng nhƣ mới lạ nhƣng lại gần gũi vô cùng. Đọc rồi ngẫm, đôi khi thấy nhƣ mình đang sống thật với cuộc đời. Những câu chuyện vô kể là những câu chuyện mà nhiều ngƣời trong số chúng ta đã gặp qua nhƣng một số ngƣời không để ý, số khác lại muốn quên đi, còn cô đã kể lại, với một giọng văn rất độc đáo và sâu sắc, những câu chuyện đời.

Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tƣợng với hƣơng vị mặn mòi của ruộng đồng Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tƣ ngay lập tức làm ngỡ ngàng ngƣời đọc, lôi cuốn họ vào một “vùng văn chƣơng Nam Bộ” đặc sệt từ phƣơng diện nội dung cho tới ngôn ngữ sáng tác. Ban đầu có thể chỉ là sự ngạc nhiên trƣớc vẻ đẹp giản dị, quê mùa của những truyện ngắn nhẹ nhàng, dung dị, nhƣng càng về sau chúng ta càng nhận thấy ở cây bút trẻ này một sức sáng tạo mạnh mẽ, một nội lực đƣợc dồn nén và biết cách bung tỏa một cách hợp lý và chừng mực. Tuy chƣa dấn thân vào lĩnh vực tiểu thuyết, nhƣng có lẽ Nguyễn Ngọc Tƣ hoàn toàn có khả năng làm việc này với một số truyện ngắn đƣợc đăng trong tập truyện gần đây nhất (Cánh đồng bất tận) đã mang dáng dấp của một tiểu thuyết. Chúng ta có thể hy vọng những thành công tiếp theo của Nguyễn Ngọc Tƣ ở thể loại này.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc lại một điều đã cũ nhƣng thiết nghĩ vẫn còn nguyên giá trị, ấy là “văn chính là ngƣời”. Và Nguyễn Ngọc Tƣ từng viết: “không có lối thoát nào cho ngƣời khép lòng mình vào trong nghèo đói, dốt nát và thù hận. lối thoát chính là khi ngƣời ta mở lòng rat ha thứ cho cuộc đời vốn nhiều phản

trắc” [62,2], Cánh đồng bất tận đổi mới nhƣng không làm đứt đoạn quan niệm của nhà văn. Tác phẩm gây nên sự tranh luận trong độc giả chỉ bởi phƣơng thức biểu hiện khác trƣớc. Những “khuôn mặt nghèo đói, dốt nát, tăm tối” trƣớc chỉ để miêu tả gián tiếp, nay đƣợc phơi bày. Sự độc ác tàn bạo trƣớc là cái cớ cho tình huống truyện, nay đƣợc miêu tả cụ thể. Song cốt lõi trong quan niệm về con ngƣời của nhà văn thì không khác. Điều đó cho thấy tính thống nhất trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ. Vậy thì “ngƣời” Cà Mau viết văn ấy sẽ là ngƣời nhƣ thế nào khi chúng ta soi chiếu qua lăng kính văn chƣơng?. Đó là một tấm lòng nhân hậu; một tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thƣơng, trăn trở; một đôi mắt tinh nhạy luôn “hƣớng ngoại” để chiêm nghiệm bản thân, để sống trọn vẹn với những kỷ niệm, những tình cảm riêng tƣ quý giá của mình, và chúng tôi muốn vẽ chân dung Nguyễn Ngọc Tƣ qua vài nét chấm phá nhƣ thế.

Chƣơng 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 2.1. Khái niệm nhân vật

Mỗi thời đại văn học lại có một quan niệm riêng về con ngƣời. Vì thế, quan niệm con ngƣời sẽ là một trong những vấn đề cơ bản khi xét đến thế giới nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào.

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thì “nhân vật là đối tƣợng (thƣờng là con ngƣời) đƣợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” [46,711].

Từ điển thuật ngữ văn học cũng có quan điểm tƣơng tự nhƣ ý kiên trên, đồng thời khẳng định: “ Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời. Vì thế con ngƣời luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm” [43, 236].

Giáo trình Lý luận văn học do GS. Hà Minh Đức chủ biên thì quan niệm: “Nhân vật trong văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách….” [42, 159]. Khái niệm nhân vật cũng đƣợc biểu hiện trong một phạm vi rộng, nhân vật có thể là con ngƣời, có thể có tên, tính cách hoặc không.

Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Cốt truyện có thể vay mƣợn, có thể không nhất thiết phải trải qua kinh nghiệm của bản thân tác giả, nhƣng nhân vật phải là đứa con tinh thần, là sản phẩm vốn sống trực tiếp của nhà văn. Nhà văn Vũ Thị Thƣờng cho rằng: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật” [38, 35]. Điều này cho ta thấy rằng nhân vật trong truyện ngắn ít nhƣng sức dồn nén lại lớn vì mỗi truyện ngắn chỉ là một lát cắt của đời sống, chỉ miêu tả là một đoạn đời nào đó của nhân vật nên đòi hỏi phải chọn lọc chi tiết, bộc lộ rõ quan điểm. Thông qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật của nhà văn, ta có thể thấy đƣợc quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nhà văn đó. Mỗi một nhà văn lại có quan niệm nghệ thuật riêng, một cái nhìn riêng về con ngƣời nên thế giới nhân vật của họ cũng có những đặc điểm riêng, tạo đƣợc ấn tƣợng sâu sắc với ngƣời đọc, thể hiện cái nhìn tinh tế, sự thấu hiểu khá

tƣờng tận của nhà văn về con ngƣời . Nhƣ chúng ta biết, vấn đề con ngƣời bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của một nền, một giai đoạn văn học. Văn hào Goethe từng nói: Con ngƣời là điều thú vị nhất đối với con ngƣời và con ngƣời cũng chỉ hứng thú với con ngƣời. Trong tác phẩm cụ thể, đƣợc nhà văn gửi gắm vào thế giới nhân vật. “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con ngƣời” (Nguyễn Minh Châu).

Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều, thƣờng xuyên nhất để chỉ đối tƣợng mà văn học miêu tả và thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)