Thời gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 82)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.2.Thời gian tâm trạng

Thời gian nhanh hay chậm là phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng nhân vật. Nếu ở truyện Huệ lấy chồng hiện tại mở ra một quang cảnh đám cƣới của Huệ. Không khí đám cƣới vui vậy, mà sao đoạn văn dàn trải theo tâm trạng của Huệ. Tâm trạng ấy không chỉ của một cô gái sắp lấy chồng mà còn là tâm trạng tiếc nuối, nhớ thƣơng cho một ngƣời tình xa của Huệ. Đêm đã về khuya, cô không thể chợp

mắt đƣợc bởi lòng cô đang “chao” đang nhớ thƣơng một ngƣời là Thi. Đó là khoảng thời gian trong mộng - khoảng thời gian yêu đƣơng và hạnh phúc nhất. Chính khoảng thời gian trong đêm ấy Huệ trở về quá khứ, trở về với mối tình đẹp thuở nào cùng Thi. Thời gian trong quá khứ dài là vậy mà đƣợc hồi tƣởng dồn nén chỉ trong một đêm. Huệ đi lấy chồng nhƣng nhớ về Thi với mối tình thơ ngây trong sáng. Đây có lẽ chính là thủ pháp sử dụng thời gian nghệ thuật tài tình của Nguyễn Ngọc Tƣ để khắc họa diễn biến tâm trạng của nhân vật Huệ “Huệ với Thi quen nhau từ hồi nhỏ… Huệ ngồi cửa sổ cho tới khi gà gáy rộ”. Thời gian của quá khứ đã khép lại, nhƣờng chỗ cho hiện tại 2, ở thời điểm hiện tại này nhân vật tiếp tục đi trên con đƣờng mà họ đã chọn. Huệ chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng những vẫn còn nhớ tới Thi. Muốn quên anh quên “thiệt mà sao quá quá ta”. Đây là kiể thời gian đƣợc nhìn nhận hay khúc xạ qua ý thức, tâm trạng của con ngƣời. Thời gian tâm trạng có một độ dài, một nhịp điệu riêng gắn với những “thời gian điểm” có ý nghĩa đặc biệt đối với từng nhân vật. Trƣớc mỗi hoàn cảnh, thời khắc, nhân vât có cảm nhận khác nhau, có nhịp độ hoạt động khác nhau, thời gian nghệ thuật theo đó mà không giống nhau. Thời gian tâm trạng không đồng nhât với thời gian tự nhiên. Nó dài hay ngắn, trôi nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm nhận và tâm trạng riêng của mỗi con ngƣời. Thời gian có thể chùng xuống hay bị kéo căng ra, có thể bị tỉnh lƣợc, lƣợc thuật, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát hoặc có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận.

Truyện ngắn Hiu hiu gió bấc, thời gian chuyển mùa gió bấc là khoảng thời gian đầy nỗi niềm, tâm tƣ thầm kín của chị Hảo, ngƣời đứng thứ ba trong một mối tình đã tan vỡ. Thời gian mùa gió bấc hiu hiu năm này qua năm khác khiến chị Hảo luôn phải sống trong chờ đợi, khắc khoải gió bắc của thiên nhiên đấy nhƣng cũng có một ngọn gió bấc đang hun hút thổi trong nỗi lòng trống trải, cô đơn của nhân vật vì chờ đợi một tình yêu mong manh: “Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫ chƣa lấy chồng. Ai lại hỏi, chị chờ ai …Chị bảo chờ ngƣời ta xức dầu Nhị Thiên Đƣờng của chị mà hết đau.., chờ ngƣời ta thôi buồn khi đƣa chốt qua sông” [41, 36]. Kết thúc câu chuyện tác giả viết “Mùa này gió bấc hiu hiu lại về” nhƣ kéo dài sự chờ đợi trong mỏi một mùa gió bấc nữa lại đến nhƣng chị vẫn phải sống trong chờ đợi,

nỗi buồn cứ theo năm thế trải dài theo năm tháng cuộc đời chị. Trong Huệ lấy chồng lại là thời khắc giao mùa cuối đông đầu xuân. Thời khắc đó in đậm bƣớc ngoặt trong cuộc đời Huệ, cô dũng cảm vƣợt lên quá khứ đau buồn để bắt đầu một cuộc sống mới. Nỗi buồn của Huệ trƣớc thời gian ấy khiến cho mọi cảnh vật, âm thanh vang lên nỗi sầu thê thiết: “Sao bữa nay gió lạnh quá chừng, gió tê tái đƣa đến một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thiu” [41, 39]. Huệ đi lấy chồng, cuộc đời cô thực sự bƣớc sang một trang mới.

Cánh đồng bất tận, thời gian giao mùa giữa mùa khô hanh khốc liệt kéo dài chờ đợi một mùa mƣa đã thâm nhập sâu vào nỗi niềm u uất của từng nhân vật. Trƣớc khoảng thời gian giao thoa đó, tâm trạng nhân vật đƣợc khai thác triệt để, khi hoài niệm quá khứ, khi dự cảm về tƣơng lai. Gắn liền với những buổi chiều tà trôi nổi theo theo dòng thủy chiều làm hai chị em Nƣơng. Điền thức dậy những ám ảnh về thân phận con ngƣời, về kiếp sống trôi nổi trên sông khi tách khỏi cộng đồng. Vì thế cả tác phẩm nhƣ một chuỗi tâm trạng triền miên của nhân vật qua từng cánh đồng với biết bao kí ức và sự kiện dữ dội xảy ra trong gia đình. Có thể nói thời gian tâm trạng trong tác phẩm là sự đột hiện của những mảng kí ức chắp nối, rời rạc. Những mảnh đời, những số phận, những kỉ niệm…đồng hiện đứt nối làm cho thời gian nhòe đi tính biên niên, tâm trạng đƣợc bộc loojcuj thể, không khí truyện bị kéo căng ra, ngột ngạt, bức bối. Điều đó làm cho sự ý thức về thân phận con ngƣời nhƣ dai dẳng hơn, đau đáu hơn. Dù cuộc đời con ngƣời có phải nếm trải những đắng cay trong tình yêu, phải nhọc nhằn, lam lũ trên sông nƣớc, trên cánh đồng để mƣu sinh, để kiếm tìm hạnh phúc thì họ vẫn luôn lạc quan, tin tƣởng vào tƣơng lai tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 82)