Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 93)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.6. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

Không gian chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ chính là không gian miệt vƣờn sông nƣớc. Chúng tôi nhận thấy số từ ngữ thể hiện đặc trƣng địa hình văn hóa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long rất rõ. Việc sử dụng những từ này thƣờng xuyên làm nổi bật bức tranh hiện thực, đời sống con ngƣời. Số lƣợng từ đặc trƣng cho vùng văn hóa sông nƣớc khá nhiều.

Phong cách ngôn ngữ Nam bộ trong truyện và Tản văn của tác giả này còn thể hiện ở việc sử dụng những yếu tố từ ngữ: “giàu hình ảnh, giàu yếu tố cụ thể” “giàu tính bình dân, có nhiều yếu tố từ ngữ giản dị và mộc mạc… có khuynh hƣớng thiên về hình thức, hình ảnh hóa sự việc”. Đó là cách dùng từ diễn đạt nhƣ: nhảy cà tƣng, tỉnh bơ ba khía, héo queo héo quắt, cà xing cà xàng, búa lua xua, lửng ta lửng tửng, tí ta tí tởn, chết ngoẻo cù nèo, nhát hít, mắc dịch, trống hơ trống hốc, sƣớng thấy mồ, hổng dè, đã thiệt, mát trời ông địa, bảnh thiệt, mắc mớ, mần chi, coi cẳng, coi giò,…Đó chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của con ngƣời Nam bộ đi trực tiếp vào văn chƣơng. Các yếu tố giàu sắc thái biểu cảm này đi vào trang văn Nguyễn Ngọc Tƣ một cách tự nhiên. Điều này làm cho văn Nguyễn Ngọc Tƣ gần gũi mà không kém tính nghệ thuật.

Đây là cách miêu tả mang đậm phong cách Nam bộ: “Ông cái tánh rộng nhƣ đồng khơi, nhƣ trời cao” (miêu tả nhân vật Hai trong Cái nhìn Khắc khoải). Mỗi khi miêu tả, chúng ta thấy nhà văn dùng cách so sánh “giàu hình ảnh, giàu yếu tố cụ thể” nhằm tạo ra sự liên tƣởng, so sánh dễ hiểu. Nói về tính cách của nhân vật Tứ Hải (trong Nhà cổ), nhà văn viết: “Tình tình hịch hạc, ruột để ngoài da mà thiệt tình”. Khi miêu tả cái chết của một con con ngƣời vùng sông nƣớc, nhà văn sử dụng so sánh nghệ thuật: “Rồi má cong lại nhƣ chiếc võng, hụp vào sông” (Nhớ sông). Một ví dụ điển hình khác là khi tác giả viết về một chàng trai sống lang bạt, phong trần với kiếp ca sĩ lang thang: “Từ hồi nào thì phong trần, bụi bặm, khắc khổ, ăn bận lôi thôi, quần Jean bạc lỗ chỗ, lai rách te tua, áo phóng dài quá mông, râu ria ra rậm rạp, móng tay dài. Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra nhƣ ngƣời ta vẹt bụi ô rô”. Khi miêu tả hình ảnh một ông già Nam bộ hút thuốc, tác giả so sánh cƣờng điệu, theo phong cách diễn đạt của con ngƣời Nam bộ: “Ông hút thuốc nhƣ ống khói tàu…” (nhân vật ông Chín trong Nhớ sông).

Phong cách Nam bộ trong diễn đạt đã trở thành máu thịt đối với Nguyễn Ngọc Tƣ. Có lần nhà văn đã nói: “Riêng tôi, ngôn ngữ, không khí Nam bộ đã thấm vào tôi từ môi trƣờng sống. Bây giờ muốn gột bỏ cũng không dễ”

Đọc văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tƣ độc giả có thể biết thêm văn hóa, lịch sử, địa danh của những vùng đất. Chúng tôi xin chỉ ra một số lớp từ mà nhà văn sử dụng dƣới đây:

Từ chỉ địa danh: Đó là những địa danh nghe rất ấn tƣợng về cùng đất cuối cùng của Tổ quốc nhƣ:

Lớp từ chỉ sông ngòi, kinh rạch: kinh Thợ Rèn, kinh Mƣời Hai, con sông Bìm Bịp, rạch Vàm Mắm, đập Sậy, sông Dài, sông Gành Hào, kinh Cỏ Chát, kinh Nhà Lầu, Rạch Ráng, Rạch Mũi… Đây là những địa danh làm nên không gian rất đặc trƣng Nam bộ trong truyện Nguyễn Ngọc Tƣ.

Lớp từ chỉ vùng đất: mũi So Le, Vịnh Dừa, Đầm Dơi, Đất Cháy, xóm Mũi, Đội Đỏ, gò cây Quao, cù lao Mút Cà Tha, Đồng Rạ, Phấn Ngọn… Những địa danh đi vào trang viết của Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sự tri ân của tác giả đối với mảnh đất quê nhà. Tác giả viết bằng tấm lòng tự hào của một đứa con đối với đất mẹ quê hƣơng.

Lớp từ chỉ sản vật, sự vật chỉ có ở vùng sông nƣớc: ba khía, bông súng, hàng đáy, ghe hàng bông, tàu, dầm, cây sào (chăn vịt), ngỏng cói, cà ràng, dao mát, dao phay, mắm cá sặc, rẹm muối, cua biển, tôm sú, cây sú, cây vẹt, cây ô rô, cây đƣớc, hoa mƣa, cỏ chát…Lớp từ này làm cho trang văn của tác giả mang phong vị miền sông nƣớc. Nó tạo cho ngƣời đọc cảm giác thích thú, tò mò muốn khám phá.

Lớp từ xƣng hô: Gần gũi và có giá trị nghệ thuật hơn cả có lẽ là lớp từ địa phƣơng trong cách xƣng hô hàng ngày đƣợc nhà văn sử dụng. Đó là những đại từ mang phong cách Nam bộ. Đọc truyện của tác giả ta thấy xuất hiện đại từ xƣng hô mà hiện nay ở Nam bộ đã ít dùng: qua - em, qua - chú em. Trong cách nói xƣa của con ngƣời Nam bộ có kiểu nói qua - bậu (anh với em hay ông với bà) nghe rất ấn tƣợng. Nay Nguyễn Ngọc Tƣ dùng lại không thấy xa lạ mà còn thể hiện nét duyên của văn hóa xƣa. Huỳnh Công Tín, nhà nghiên cứu phƣơng ngữ Nam bộ đã có nhận xét thật chí lí về yếu tố ngôn ngữ trong truyện Nguyễn Ngọc Tƣ: “Ở một góc nhìn của ngƣời Nam bộ vốn quan tâm đến lĩnh vực từ ngữ Nam bộ trong sáng tác văn chƣơng hiện nay, tôi vẫn nghĩ chị là nhà văn hiếm, vì còn giữ đƣợc cốt cách diễn đạt của ngƣời Nam bộ trong sáng tác văn chƣơng”.

Bên cạnh những đại từ xƣng hô cũ ấy, ta còn bắt gặp các đại từ quen thuộc trong cách xƣng hô của con ngƣời Nam bộ: tía, má, chú mày, cƣng, chế (chị), hia (anh), tui, cổ, ảnh, chỉ, bây, ý,…

Lớp từ là những biến âm của phƣơng ngữ Nam bộ: tết nhứt (tết nhất), sanh (con), mơi mốt (mai mốt), thiệt (thật, thực), hi sanh (hi sinh), thí mồ (thấy mồ)…Những yếu tố từ ngữ này cũng có giá trị biểu cảm độc đáo khi nhà văn dùng đúng chỗ, đúng lúc.

Lớp từ mang tính chất tình thái nhằm diễn tả cảm xúc tâm trạng của nhân vật cũng nhƣ của ngƣời trần thuật. Đó là những từ ta thƣờng bắt gặp khi đọc truyện của chị nhƣ: nghen, hen, vậy à, dễ sợ, đâu á, vậy nè, vậy á…Đây là lớp từ mà nhà văn thƣờng sử dụng ở cuối câu để biểu thị thái độ, tình cảm của mình. Nó tạo cho câu văn Nguyễn Ngọc Tƣ một trạng thái cảm xúc rõ rệt. Đó cũng là dấu ấn của phong cách tác giả.

Tóm lại, sử dụng phƣơng ngữ mà đậm chất văn chƣơng đó là biệt tài của Nguyễn Ngọc Tƣ. Các yếu tố ngôn ngữ gần gũi, giản dị gắn với lời ăn tiếng nói

hằng ngày là sở trƣờng và cũng là lợi thế để nhà văn viết về một vùng đất. Để làm đƣợc điều đó, Nguyễn Ngọc Tƣ đã vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn khiến cho khi đọc ta cảm thấy đó là thứ văn chƣơng thật sự nghệ thuật. Đó không phải là sự “lạm dụng phƣơng ngữ Nam bộ” nhƣ Bùi Việt Thắng đã nhận xét.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)