Kiểu nhân vật tha hoá

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 71)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3.Kiểu nhân vật tha hoá

Trong văn học truyền thống, đặc biệt là văn học giai đoạn 1930-1945, các nhà văn thƣờng xây dựng tính cách nhân vật theo lối một chiều, tức là ta có thể phân loại rạch ròi đâu là ngƣời xấu, đâu là ngƣời tốt, ai là nhân vật chính diện, ai là nhân vật phản diện. Chị Dậu (Tắt đèn -Ngô Tất Tố) là ngƣời phụ nữ thƣơng yêu chồng con, đảm đang, tháo vát… thì trƣớc sau vẫn không hề thay đổi. Nghị Hách (Giông tố- Vũ Trọng Phụng) là tên quan tham lam, bỉ ổi, tàn bạo thì ngay lúc hắn rút mùi xoa khóc tỏ vẻ thƣơng xót dân chúng nghèo khổ, Vũ Trọng Phụng cũng cho ta thấy nguyên nhân đích thực của những giọt nƣớc mắt ấy không phải là vậy. Nghị Hách vẫn luôn là Nghị Hách!

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “tha hóa” đƣợc hiểu là “bị biến chất thành xấu đi”. Văn học gần đây nhìn con ngƣời một cách đa diện, nhiều chiều, chân thực nhƣ nó vốn có. Các nhân vật luôn có sự vận động, chuyển đổi về tính cách, ngƣời tốt cũng có những điểm xấu và trong những kẻ tƣởng chừng đã là “quỷ dữ” vẫn luôn luôn ánh lên những tia sáng của “tính bản thiện” vẫn tồn tại từ thủa “nhân chi sơ”. Ngƣời đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là một phụ nữ bất hạnh nhƣng giàu tình thƣơng. Chị làm nghề chài lƣới trong

một gia cảnh khó khăn đến mức cả nhà chị có lúc hàng tháng “toàn ăn cây xƣơng rồng luộc chấm muối” [12, tr.343]. Nhƣng bất hạnh hơn là chị lấy phải một ngƣời chồng vũ phu, đánh chị “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” [12, tr.341]. Vậy mà chị vẫn chịu đựng chỉ vì thƣơng các con, gia đình chị cần một đàn ông trụ cột để nuôi chúng. Ta vừa thƣơng chị, lại thấy chị đáng trách vì quá nhẫn nhục, đến nỗi, để con không phải chứng kiến cảnh bố mẹ đánh nhau, chị đã xin chồng đƣa lên bờ mà đánh. Còn ngƣời đàn ông vũ phu chồng chị, bên cạnh cái đáng trách, trƣớc kia, cũng là một ngƣời “hiền lành lắm”, chăm chỉ làm ăn, nhƣng vì cuộc sống quá túng quẫn mà sinh ra thế. Kiểu nhân vật tha hóa, dƣới sự tác động của hoàn cảnh xã hội sẽ dần biến chất và ngày một xấu đi. Họ có thể trở nên tăm tối, nhỏ nhen, bỉ ổi bởi tiền, quyền lực, những cám dỗ vật chất, những dục vọng… Họ méo mó về nhân cách, vô cảm trƣớc nỗi đau của đồng loại, mất đi lòng trắc ẩn, sự vị tha. Cuộc sống của các nhân vật này luôn bất ổn vì chính họ là mầm mống của cái ác, ngƣời gây ra điều ác.

Trong thời buổi kinh tế thị trƣờng, nhiều giá trị sống thay đổi và đảo lộn. Con ngƣời đời thƣờng trở nên phàm tục, tha hóa bởi tiền tài, danh vọng.

Với những số phận ngƣời nghệ sĩ hát tuồng: Đằng sau ánh hào quang sân khấu, cuộc đời thực của những ngƣời nghệ sĩ lại đầy nỗi ƣu tƣ. Họ sống hết mình với những vai diễn nhƣng khi cởi bỏ mũ áo, rửa trôi lớp son phấn trên mặt đi rồi, trở về với cuộc đời thực thì lòng họ lại se thắt, thật buồn. Họ thƣờng có số phận hẩm hiu, không trọn vẹn. Cuộc đời họ thƣờng phải trải qua nhiều sóng gió, có khi phải chạy ăn toát mồ hôi nhƣng lòng yêu nghề không vì thế mà bị san sẻ, vợi bớt. Các nhân vật trong truyện đều đầy tính thiện, thế nhƣng cái vũng luẩn quẩn của đói nghèo dốt nát, lam lũ và điều kiện sống ngột ngạt dần xổ đẩy ngƣời này trở thành nạn nhân của ngƣời kia.

Đây chính là tính nhân bản, nét nhân văn cao cả và cũng là nội dung tƣ tƣởng của hệ thống truyện về ngƣời nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tƣ.

Tấm thảm kịch rơi xuống, và nỗi đau ám ảnh nhƣ những nhát dao khứa vào lòng độc giả. Ngƣời thì có con nhƣng không đƣợc làm mẹ, nƣớc mắt lƣng tròng khi con gái mình rứt ruột đẻ ra lại gọi mình bằng chị và coi mình nhƣ khách (Làm má

đâu có dễ); Ngƣời thì phải gánh chè đi bán (Cuối mùa nhan sắc); Ngƣời phải bán vé số, ngƣời nằm liệt giƣờng nhƣng không có tiền để mua thuốc (Bởi yêu thƣơng). Cay đắng ám ảnh hơn nữa là cuộc theo đuổi của San và Phƣơng trong Ngày đùa. Chỉ vì những cảm xúc của vai diễn, Phƣơng không bao giờ dám sống thực, sống hết mình với bản thân, cuộc đời mình: “Một tâm hồn đầy đủ sẽ không thể diễn đƣợc những tâm tƣ giằng xé. Vì nghệ thuật tôi hi sinh cả cuộc đời mình”; Và ngƣời chịu thiệt thòi nhiều hơn cả, không phải là Phƣơng mà là San, ngƣời yêu anh. “San bắt đầu tập quên Phƣơng trong cuộc đời. Đó là lúc tự dƣng San thấy mình kiệt sức”. Và điều ngang trái, bi kịch đã xảy ra, khi Phƣơng nhận thấy rằng điều anh hi sinh San cho nghệ thuật là một điều không công bằng (bởi San là tất cả cuộc sống của anh), thì cũng là lúc “San không bao giờ về nữa”. Một dấu nặng chấm hết cho hạnh phúc của họ. Cuộc đời nghệ sĩ của họ đã cống hiến biết bao công sức của mình cho nền nghệ thuật sân khấu nhƣng đến cuối đời lại hẩm hiu đến vậy. Cuộc đời cứ trớ trêu nhƣ vậy đấy, cuộc đời thực và cuộc đời sân khấu cứ trái ngƣợc nhau, không trùng khít với nhau. Nói đến điều này, cũng có nghĩa là tác giả đã đứng về phía họ, nghiêng mình xuống với họ, sẻ chia và cảm thông.

Còn đối với cuộc đời của những ngƣời nông dân, số phận của họ cũng không gì tƣơi sáng hơn. Truyện của chị đa phần dừng lại ở những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con ngƣời nhỏ bé, những nông dân chân chất với những ƣớc mơ và cuộc sống hết sức bình dị đời thƣờng rất đáng cảm thông, trân trọng, nhƣng đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ đƣợc nhƣ ý, đƣợc toại nguyện.

Truyện Nhớ sông, nói về cảnh bất hạnh của gia đình ông Chín, vợ mất sớm vì một tai nạn bất ngờ trên sông nƣớc, để ông phải lâm vào cảnh “gà trống nuôi con”. Dù nghèo, nhƣng ba cha con vẫn gắn bó với nhau bằng một tình thƣơng yêu hết sức thiêng liêng, cảm động. Đọc truyện này nhiều ngƣời phải rơi nƣớc mắt vì cảnh gia đình ông Chín: “Gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông cũng buồn lắm. Nhà nghèo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất. Năm Giang ba tuổi, Giang lên sởi. Ông Chín bán đất cứu con. Số tiền còn dƣ lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông. Cả nhà dắt díu nhau lênh đênh sông nƣớc”. Cuộc sống

nghèo khổ tạo cho con ngƣời một nghị lực, lâu dần trở thành thói quen, mà thói quen dễ làm con ngƣời nhớ. Dù nỗi nhớ của những con ngƣời nghèo khổ này “lạ quá”, mấy ai “thông cảm” đƣợc: “Ghé Đập Sậy, Giang đòi ông Chín ở lại một đêm, cho Giang xuống ghe ngủ với con Thủy. Giang than nức nở, “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất đi.”

Đọc truyện của chị ngƣời đọc có băn khoăn: ở vùng đất đồng bằng này, còn bao nhiêu gia đình ở vào tình cảnh nhƣ gia đình ông Chín, gia đình của Điệp, gia đình của cha con Tƣ Nhớ?

Dòng chảy yêu thƣơng đó lớn dần lên và trở thành chủ đạo trong các truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ khi sau tất cả những bất hạnh mà một con ngƣời có thể gánh chịu trong cuộc đời, ngƣời ta vẫn không thôi nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Chƣơng 3

MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƢ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 71)