Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thƣờng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 86)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thƣờng

Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng khai thác những vấn đề rất đời thƣờng trong cuộc sống con ngƣời Miền Nam. Sử dụng khẩu ngữ là một trong những cách

cụ thể hóa câu nói trong đời sống thƣờng ngày. Đó là một biểu hiện ý thức tìm tòi, một tinh thần cố gắng trong việc làm mới ngòi bút, làm đa dạng các phƣơng thức diễn đạt của nhà văn. Ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tƣ sử dụng trong tác phẩm của mình chủ yếu là ngôn ngữ của ngƣời dân sống ở thôn quê, ruộng vƣờn, cho nên cách hành văn, diễn đạt của chị nôm na dễ đọc, dễ hiểu.

Ấn tƣợng đầu tiên và dễ thấy nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ chính là khả năng khai thác và vận dụng nhuần nhị, có hiệu quả vốn hệ thống từ địa phƣơng Nam Bộ để phản ánh và làm nổi bật những nét văn hóa về vùng đất và con ngƣời vùng đất miền Tây Nam Bộ. Cái khéo léo của Nguyễn Ngọc Tƣ ở chỗ, ngôn ngữ ấy hiện lên rất tự nhiên - nhƣ là hơi thở, lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Ngọc Tƣ đã tạo đƣợc chỗ đứng cho riêng mình khi đƣa ngôn ngữ của ngƣời dân Nam Bộ vào các trang viết. Trong truyện ngắn của chị, có sự xuất hiện dày đặc của những phƣơng ngữ Nam Bộ đặc sắc. Những danh từ chỉ địa danh vùng sông nƣớc Nam Bộ nhƣ: Vàm cỏ Xƣớc, Kinh mƣời hai, rạch Ráng…hay những tên ấp, tên làng nhƣ: xóm Kinh cụt, mút cà Tha… và cả những danh từ chỉ sự vật, cây cối rất gần gũi đời thƣờng với cuộc sống của ngƣời dân Nam Bộ: áo bà ba, bong sung, dây thun, cây mắm… Những danh từ chỉ nghề nghiệp quen thuộc của những ngƣời dân miền Nam Bộ cũng xuất hiện trong trong truyện ngắn của chị: nghề nuôi vịt chạy đồng, nghề gặt mƣớn, nghề cầm ca, các cô đào Hồng, Đào Chín… Ngay đến cái tên của nhân vật cũng không thể trộn lẫn: Hai Nhớ, Hai Tƣơng, Tƣ Lai, Năm Nhỏ, Út Vũ…

Bên cạnh đó Nguyễn Ngọc Tƣ còn sử dụng rất nhiều các nghĩa khí từ nhƣ:

hôn, hen, bộ, hổng, nè,…Không khó khi chúng ta có thể tìm những nghĩa khí từ này trong hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ: “Trời đất ơi, chỗ nào mà vắng tanh vậy nè” (Cánh đồng bất tận) hay “Trời, gió mát ghê hen” (Huệ lấy chồng), “Thiệt rầu hết sức, nhà tui tƣởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hồng thấy, cho con Tƣơi đi, chịu hôn?” (Ngọn đèn không tắt),… Cách nói, cách diễn đạt trong văn Nguyễn Ngọc Tƣ mang những nét rất đặc trƣng của phƣơng ngữ Nam Bộ nhƣ: té ra, mắc cƣời, trời đất quỷ thần ơi. Chính điều này đã tạo nên chất văn đậm màu sắc Nam Bộ, tạo nên cá tính Nguyễn Ngọc Tƣ trong dòng chảy của văn học đƣơng đại.

Vì vậy, khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, chúng ta nhƣ đƣợc sống trong không khí của vùng đất với những con ngƣời miền Nam trọng nghĩa tình, nhân hậu và sâu sắc. Ngôn ngữ trong lời ăn tiếng nói thƣờng ngày của các nhân vật là thứ ngôn ngữ rất gần với cuộc sống của con ngƣời nơi đây: mần - làm, biểu - bảo, giăng mùng - mắc màn,… Nguyễn Ngọc Tƣ sử dụng khá đa dạng, phong phú hệ thống phƣơng ngữ Nam Bộ đã tạo nên một nét rất riêng của một thứ văn chƣơng đặc sản Cà Mau chỉ có ở trong Nguyễn Ngọc Tƣ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)