Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 29)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ

Từ khi trình làng với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt - Giải I cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” năm 2000, Nguyễn Ngọc Tƣ đã đều đặn giới thiệu với độc giả những tập truyện ngắn đặc sắc khác nhƣ:

- Biển ngƣời mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003

- Giao thừa, NXB Trẻ, 2003

- Nƣớc chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004

- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, NXB Văn hóa, 2005

- Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005.

Ngoài ra, những truyện ngắn mới nhất của chị cũng thƣờng xuyên đƣợc đăng trên báo chí trong cả nƣớc và đƣợc cập nhật liên tục trên trang web “Viet-studies” của GS. Trần Hữu Dũng. Với số lƣợng tác phẩm khá lớn này chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tƣ là một cây bút trẻ, khỏe và rất có nhiều tiềm năng.

Để có đƣợc cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về Nguyễn Ngọc Tƣ ở mảng truyện ngắn, thiết nghĩ trƣớc tiên chúng ta cần đặt chị vào môi trƣờng văn chƣơng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hiểu thêm về tình hình sáng tác, cũng nhƣđặc điểm chung của văn chƣơng khu vực Nam Bộ, từ đó tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt. Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con ngƣời Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ đƣợc khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, những điều tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng hệ trọng đối với đời sống con ngƣời. Nhƣ chúng ta đã biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội nhập của nhiều luồng văn hóa Đông - Tây khác nhau. Đọc truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, ngƣời ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách con ngƣời và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất. Nguyễn Ngọc Tƣ cũng không ngoại lệ. Và cũng nhƣ đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long khác, tính cách Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị, đó là mẫu ngƣời lạc quan, yêu đời, hành nghiệp trƣợng nghĩa, nhân hậu, ân tình. Các tuyến nhân vật trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tƣ và các tác giả đồng bằng khác đều đƣợc phân chia rạch ròi chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và ác, và các nhân vật cứ hành động

theo tinh thần ấy trong suốt chiều dài tác phẩm. Có thể nói đây chính là nguyên nhân gây sự giản đơn, thô sơ trong việc xây dựng nhân vật của đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tƣ ít mắc phải khuyết điểm này bởi những nhân vật của chị có thể dữ dội nhƣng đều phải có một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm tinh tế. Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn Ngọc Tƣ đã làm nổi bật đƣợc xung đột khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, cái cao thƣợng và cái thấp hèn trong nội tâm mỗi nhân vật (tiêu biểu là Cánh đồng bất tận). Tuy nhiên, có một sự thật mà chúng ta cũng phải thừa nhận đó là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nói riêng và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long nói chung chƣa tạo dựng đƣợc nhiều nhân vật điển hình có tầm nhìn rộng, có tầm vóc ngang bằng hoặc cao hơn những nguyên mẫu trong cuộc sống.

Trong tham luận đọc tại “Bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 1”, Võ Tấn Cƣờng đã chỉ ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật trong sáng tác của các tác giả đồng bằng. Đa số các nhân vật đƣợc xây dựng còn đơn giản, một chiều, chƣa bắt kịp đƣợc với cuộc sống phức tạp và khốc liệt. Còn đó rất nhiều truyện ngắn của chị mang màu sắc bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể hiện chƣa thật chín và sắc.

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ thƣờng đƣợc viết theo kiểu kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc. Ngôn ngữ kể chuyện còn pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt dũa cần thiết và sự lao động nghệ thuật công phu để chắt lọc cái hay, cái đẹp của khẩu ngữ dân gian. Đọc truyện ngắn của các tác giả đồng bằng (trong đó có Nguyễn Ngọc Tƣ), chúng ta cảm thấy hình nhƣ họ ít chịu ảnh hƣởng của các trƣờng phái, trào lƣu văn xuôi trên thế giới, gu thẩm mỹ cũng nhƣ phong cách sáng tạo của họ ít chịu sự chi phối của những phát kiến mới về truyện ngắn hiện đại. Đây chính là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn của họ chƣa mang tâm vóc và hơi thở của thời đại, và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ bị nhiều ngƣời đánh giá là “cũ”, không có những đóng góp cho nghệ thuật viết truyện hiện đại.

Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ bắt đầu có chiều sâu nhận thức trí tuệ hơn, chị đã nhìn vấn đề một cách sâu xa hơn, tỉnh táo hơn, và chính vì thế mà cũng bi quan hơn và chua chát hơn.

Xét trên bình diện lịch đại, Nguyễn Ngọc Tƣ là một trong số những nhà văn trẻ ít ỏi còn tiếp nối và lƣu giữ đƣợc nét rất riêng về Nam Bộ của các nhà văn lớp trƣớc từ đầu thế kỉ 20. Đó là một điều đáng quý, tất nhiên cũng là một hạn chế về phƣơng diện cách tân truyện ngắn ở tác giả trẻ này. Văn phong của Nguyễn Ngọc Tƣ là sự tiếp nối văn phong Hồ Biểu Chánh từ đầu thể kỉ 20 với lối sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhƣ là chất liệu sáng tác. Câu văn của chị cũng giản dị, tự nhiên, bình dân nhƣ con ngƣời Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, nói năng ít văn chƣơng rào đón, với những câu văn cũng “trơn tuột nhƣ lời nói” góp phần hình thành nên văn phong đặc biệt của Hồ Biểu Chánh.

Bàng bạc ở Nguyễn Ngọc Tƣ là sự yêu chuộng ý truyện hơn cốt truyện giống nhƣ quan điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc: “những yếu tố tôi thai nghén rồi viết thành tác phẩm không phải là cốt truyện mà là ý truyện. Cho nên tôi ít chú ý đến những câu chuyện ly kỳ gay cấn mà chỉ nắm lấy những ý tƣởng ngộ nghĩnh trong những sự kiện.

Không hẹn mà gặp chúng ta thấy cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Tƣ giống ông già Trang Thế Hy một cách lạ lùng ở việc xác lập chỗ đứng của mình trong sáng tác: “Là ngƣời chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên, hoặc ở trong những gốc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo khổ” (Nguyên Ngọc), một công việc tƣởng nhƣ đơn giản nhƣng rất cần một tấm lòng nhân ái, một sự nhạy cảm, tinh tế để có thể theo đuổi nó đến cùng.

Gần gũi hơn, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tƣ cũng xứng đáng là lớp sau hậu duệ của những Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng… Với những thành công trong việc xây dựng những nhân vật mang tính cách Nam Bộ điển hình. Đặc biệt ngôn ngữ kể chuyện của chị mang đầy đủ những đặc trƣng của phong ngữ Nam Bộ trên các phƣơng diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách diễn đạt với lối văn Nam Bộ biết nói, với những câu văn ngắn gọn mang tính đối thoại rất cao. Những ngƣời đủ tài và lực để mang đến những luồng gió mới cho văn chƣơng trên

cả phƣơng tiện nội dung và hình thức nghệ thuật. Bằng những truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của ngƣời nông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp vào khuynh hƣớng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhƣng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng. Cũng nhƣ tiền bối Sơn Nam, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhắc tới hàng trăm địa danh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hết sức gần gũi, thân thƣơng gợi lên hình ảnh một nông thôn Nam Bộ thuần phác, nhân hậu nhƣng cũng rất nghĩa khí, ngang tàng. Nguyễn Ngọc Tƣ từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn đƣợc xếp vào đội ngũ những nhà văn trẻ, những ngƣời mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nền văn học nƣớc nhà. Đóng góp lớn nhất của chị cho tới nay ở địa hạt truyện ngắn chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện trong việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ nhƣ một ngôn ngữ văn học giàu giá trị biểu đạt và ẩn chứa tiềm lực sáng tạo đến vô tân. Xin mƣợn lời của nhà văn Dạ Ngân để làm rõ thêm những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tƣ ở địa hạt truyện ngắn: “Nguyên Ngọc Tƣ giỏi ở chỗ cái tƣởng không có gì mà Tƣ cũng viết đƣợc, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cƣời sung sƣớng, sung sƣớng mà lại ứa nƣớc mắt, thấy nƣớc mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tƣ cho ngƣời đọc hôm nay” [57].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)