7. Bố cục của luận văn
3.1.2.3. Thời gian lồng ghép
Hiện tại đang tiếp diễn, quá khứ đƣợc kể lại đan xen tạo nên những tầng tầng lớp lớp của câu chuyện. Sống nhờ vào quá khứ - thời gian hiện tại kéo dài chảy trôi cùng số phận của nhân vật: Nhớ sông, Dòng nhớ, Khói trời lộng lẫy… Thời gian vĩnh cửu sẽ chìm đắm với những giấc mơ, với mộng đẹp. Thời gian còn nhƣ găm mãi trong tim những nỗi đau còn rỉ máu chƣa nguôi. Thời gian trong truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ là thời gian của tâm trạng - của dòng chảy miên man cuộn trào không dứt.
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ có hai dạng lồng ghép là quá khứ và hồi tƣởng: Một là đẹp đẽ, mơ mộng, ngọt ngào, hai là đau buồn, nuối tiếc không gì thay thế đƣợc. Quá khứ đẹp đẽ, mơ mộng, ngọt ngào, thơ mộng. Ta bắt gặp trong những tác phẩm: Huệ lấy chồng; Cái nhìn khắc khoải; Nhà cổ; Cánh đồng bất tận; Biển ngƣời mênh mông; Hiu hiu gió bấc…
Trong Huệ lấy chồng, bắt đầu bằng thời gian buổi tối hôm trƣớc đám cƣới Huệ và sự kiện Huệ cùng Điềm ngồi xếp quần áo chuẩn bị cho buổi đƣa dâu ngày mai. Thời gian của chuyện lẽ ra theo chiều kim đồng hồ là từ hiện tại rồi đến tƣơng lai. Nhƣng ở đây ngƣợc lại: Sự kiện tiếp theo lại là sự kiện của mấy năm về trƣớc Huệ là cô bé thơ ngây, đem lòng yêu Thi. Rồi sự kiện Thi phải lấy con gái ông trƣởng phòng Giáo dục huyện… Tất cả sự kiện đó đều là thời gian quá khứ. Nhƣng rồi câu chuyện lại nối vào trục thời gian ngƣợc lai: Từ hiện tại đến tƣơng lai, tƣơng lai tiếp diễn. Đến trƣớc khi cƣới, Huệ ngồi trƣớc cửa đến lúc gà gáy rộ, sáng ra Huệ xuống xuồng lái máy. Huệ muốn chạy vô xóm tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh rằng nó đã hết thƣơng Thi rồi, nó quên thiệt “Nhƣng rồi để làm gì, ta?”
Đọc Nhà cổ, cũng bắt đầu bằng thời gian đêm mƣa với sự kiện anh Tứ Hải dắt vợ con qua nhà út Nhỏ tránh mƣa. Ngay khi mở ra thời gian cho câu chuyện, nó lại đảo ngƣợc với quá khứ: với câu chuyện về căn nhà “Nhân Phủ”, câu chuyện anh em Tứ Hải, Tứ Phƣơng cùng đem lòng yêu chị Thể, chuyện tứ Phƣơng không lấy đƣợc Thể nên bỏ đi bộ đội, chuyện vu vơ của ngƣời anh vun đắp cho Tứ Phƣơng với út Nhỏ…Tất cả là quá khứ, một quá khứ đẹp đẽ và thơ mộng. Rồi ngƣời viết lại đột ngột lại đƣa nó về với những chuyện tiếp theo của hiện tại: Tứ Phƣơng đi lấy vợ để lại nỗi hẫng câm lặng cho út Nhỏ.
Nhƣ vậy, quá khứ trong các câu chuyện thƣờng mang ý nghĩa đối nghịch với hiện tại. Quá khứ càng tƣơi đẹp thì hiện thực càng khổ đau. Đối với các nhân vật, nếu hiện tại là những gì họ chấp nhận, chịu đựng thì quá khứ là cái họ mong muốn, ƣớc mơ. Nhƣ vậy, quá khứ thông thƣờng mang ý nghĩa tô đậm tiếp nối hiện tại, bổ sung cho hiện tại.
Dòng nhớ là một tác phẩm tiêu biểu, Ở đó, quá khứ đang đổ bóng xuống hiện tại. Hiện tại trong gia đình “Má tôi” là một hiện tại day dứt, không thanh thản trong
hình ảnh ngƣời vợ cũ của cha bị bỏ rơi luôn ám ảnh, day dứt tâm trạng từng trong từng ngƣời, đặc biệt là với mẹ: “Mơ hồ dƣờng nhƣ mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng thấy không vui dù hạnh phúc…Ngồi quây quần nhƣ vầy trong lòng cứ nghĩ có ngƣời nào đó cô độc, bơ vơ. Mà tội nhất là nội tôi, vốn mê cải lƣơng nhƣng bữa nào ti vi chiếu mấy tuồng có mẹ chồng ác nghiệt chia rẽ duyên của con dâu là thấy nội tôi rầu” [67, 127]. Cuộc sống quá khứ, hiện tại chỉ mang lại những cảm giác day dứt bất ổn khôn nguôi.
Cũng ở đan xen lồng ghép nhƣng có loại thời gian đƣợc kéo căng ra, đẩy đến tận cùng là sự bùng nổ của sự bất hạnh, mọi giới hạn. Cánh đồng bất tận là một câu chuyện có kiểu thờ gian nhƣ thế. Cho tới một ngày, ngƣời cha nhận thấy mình đã mất hết không còn gì: Vợ bỏ đi, con trai cũng bỏ đi, con gái bị làm nhục, những ngƣời đàn bà qua đời ông cũng chẳng còn ai. Trong cơn lốc khốn cùng, những con ngƣời tội nghiệp vẫn chƣa hết bàng hoàng lo âu ngơ ngác về chuỗi ngày xám ngắt đang ở phía trƣớc, báo ứng đang đến với họ bằng cách này hay cách khác. Nhƣ vậy, không gian và thời gian là hai yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ.