Thực trạng tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế của Thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 97)

Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hàng năm các làng nghề của Bắc Giang cung cấp cho thị trường rất nhiều loại sản phẩm với khối lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn hạn chế. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm chưa cao, đặc biệt là chưa tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm, chịu áp lực cạnh tranh từ các làng nghề khác trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Do vậy, mà tốc độ tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chưa cao, khối lượng tiêu thụ còn hạn chế, người tiêu dùng chưa nhận biết được sản phẩm.

Sản phẩm mỳ Kế sau khi hoàn thành sẽ được các hộ sản xuất đóng gói cẩn thận và được người thu gom vận chuyển đi tiêu thụ. Lúc này sản phẩm mỳ Kế bắt đầu được đưa đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm mỳ Kế trong quá trình tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ 4.1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Sơđồ 4.1 Dòng lưu chuyển sản xuất mỳ Kế của nông hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Quá trình tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế được thể hiện rõ qua sơ đồ trên. Sản phẩm mỳ Kế sau khi sản xuất xong được các hộ dân đóng gói nhãn mác đầy đủ: có thể là nhãn mác của hộ, có thể là nhãn mác do người thu gom mang tới cho hộ. Sau khi đóng gói vào các túi nhỏ thì sản phẩm sẽ được đóng gói vào trong các bao lớn khoảng 20 – 25kg để dễ dàng trong khâu vận chuyển.

đồ 4.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm mỳ Kếở thành phố Bắc Giang

Sản phẩm Đóng gói, nhãn mác Vận chuyển Định giá Bảo quản Địa điểm bán của bán lẻ Bán sản phẩm Người tiêu dùng chọn và mua sản phẩm

Hộ sản xuất Người thu gom Người bán lẻ Người tiêu dùng

3,16% Thu gom Hộ sản xuất Bếp ăn Người tiêu dùng Bán lẻ 6,43% 10,22% 87,96% 1,82% 1,11% 89,3%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Sản phẩm mỳ Kế được tiêu thụ chủ yếu qua các tác nhân thu gom (tỷ lệ sản phẩm các hộ sản xuất bán cho thu gom lên đến gần 90%), chỉ còn lại một phần ít sản phẩm được các hộ bán trực tiếp cho người tiêu dùng, các nhà hàng bếp ăn tại địa phương, cùng với các tác nhân bán lẻ ngay tại địa phương, hoặc trong thành phố.

Người thu gom, bán buôn luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế và đây là tác nhân có vai trò quyết định đến tiềm năng phát triển tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế. Các tác nhân là người đóng vai trò quyết định đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước khi mà kênh tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế chưa phát triển, chưa có các doanh nghiệp tham gia. Cùng với đó nó cũng giúp cho thương hiệu mỳ Kế đến được với người tiêu dùng.

Vấn đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm chưa nhận được sự đầu tư và quan tâm của các hộ sản xuất mỳ Kế và chính quyền các cấp. Các hoạt động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm vẫn diễn ra tự phát. Qua khảo sát cho thấy, các tác nhân tham gia vào hệ thống phân phối và tiêu thụ mỳ Kế chủ yếu là tư thương và hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế chứ chưa các các công ty, hay các tổ chức, hiệp hội tham gia.

Trong thời gian qua xu hướng trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng đã giảm xuống rất nhiều. Xu hướng này nói lên khả năng chuyên môn hóa trong sản xuất mỳ Kế ở Bắc Giang, mỗi một tác nhân trong kênh tiêu thụ chỉ thực hiện một chức năng của mình. Tuy khi có nhiều tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thì các chi phí trung gian sẽ tăng lên, nhưng đổi lại khả năng thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển thị trường sẽ tốt hơn rất nhiều là các kênh tiêu thụ ngắn và tiêu thụ trực tiếp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

Bảng 4.9 Tình hình tiêu thụ mỳ Kế của các hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hgia HTX ộ tham tham gia HTX Hộ không Tính chung

1. Sản lượng mỳ sản xuất ra - Sản lượng BQ một tháng Kg/hộ/tháng 2476,70 1452,65 1954,01 - Sản lượng BQ 1 lần bán Kg/hộ/lần 82,56 48,42 65,13 Tình hình tiêu thụ 0,00 0,00 0,00 2. Sản lượng tiêu thụ BQ tháng Kg/hộ/tháng 2366,81 1418,78 1882,92 3. Tỷ lệ tiêu thụ % 95,56 97,67 96,36 4. Giá bán 1000 đ/kg 22,07 21,62 21,90 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Đối với các hộ tham gia hợp tác xã thường là các hộ sản xuất lâu năm, có kinh nghiệm sản xuất và có nhiều mối hàng, cùng với đó là việc tham gia hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế sẽ giúp cho các hộ có điều kiện phát triển tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn các hộ mới tham gia sản xuất và không tham gia vào hợp tác xã. Trung bình một tháng các hộ tham gia hợp tác xã sản xuất ra khoảng hơn 2,4 tấn mỳ, cao hơn khá nhiều so với các hộ không tham gia hợp tác xã (chỉ khoảng 1,4 tấn mỳ/tháng). Tương ứng với nó là sản xuất bình quân 1 lần sản xuất (1 ngày sản xuất) của các hộ tham gia hợp tác xã cũng cao hơn rất nhiều so với các hộ không tham gia hợp tác xã.

Đối với các hộ tham gia hợp tác xã do có các đơn hàng trước nên giá tiêu thụ thường có giá cao hơn và ít bị ép giá với so với các hộ liên hệ sau với thu gom. Điều này chứng tỏ nếu có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng giá trị và hiệu quả sản xuất hơn là sản xuất tự do. Tuy nhiên tỷ lệ hàng hóa của các hộ tham gia hợp tác xã thường ít hơn so với các hộ không tham gia hợp tác xã. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ tham gia hợp tác xã thường có yêu cầu chất lượng, sự đồng đều của sợi mỳ cao hơn nên tỷ lệ mỳ vụn rất khó có thể được đóng gói và bán cùng với các sản phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

loại một. Còn đối với các hộ sản xuất tự do và ngoài hợp tác xã thì thường mua bán tự do nên việc yêu cầu chất lượng thường ít được để ý hơn, và đây cũng chính là nguyên nhân mà các hộ này thường bị tư thương ép giá và có giá bán thấp hơn các hộ khác.

Biểu đồ 4.5 Khối lượng mỳ Kế tiêu thụ qua các năm

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang)

Trong những năm gần đây ngành nghề sản xuất mỳ Kế đã đạt được những bước phát triển khá mạnh, khối lượng mỳ được tiêu thụ luôn tục tăng qua các năm. Khối lượng mỳ Kế trong những năm qua phần lớn được tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh. Việc phát triển thị trường này phần lớn dựa vào các tác nhân thu gom và bán buôn. Tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ trong thành phố và các huyện trong tỉnh chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ ở ngoài tỉnh. Tỷ lệ sản phẩm mỳ Kế được xuất khẩu mới chiếm tỷ lệ rất thấp và khó cạnh tranh được với sản phẩm Mỳ Chũ đã tạo dựng được thương hiệu và có chỗ đứng với người tiêu dùng trong thời gian qua.

Khối lượng mỳ Kế được tiêu thụ trong các năm qua luôn có sự phát triển khá nhanh. Trung bình trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 khối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

lượng mỳ Kế được tiêu thụ đã tăng trung bình gần 18%/năm. Cụ thể tình hình phát triển tiêu thụ mỳ Kế được thể hiện qua Bảng 4.10

Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ mỳ Kế qua các năm ĐVT: tấn Diễn giải 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Khối lượng mỳ Kế tiêu thụ 9231 10830 12802 117,32 118,21 117,77 Trong thành phố Bắc Giang 163 211 231 129,45 109,48 119,05 Các huyện của Bắc Giang 379 414 491 109,24 118,60 113,82 Ngoại tỉnh và xuất khẩu 8689 10205 12080 117,45 118,37 117,91

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang)

Cùng với sự phát triển của khối lượng sản phẩm tiêu thụ thì tỷ lệ hàng hóa (tỷ lệ hao hụt sản phẩm) cũng giảm đi đáng kể từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011 tỷ lệ hàng hóa của sản phẩm mỳ Kế là 95,42% nhưng đến năm 2013 đã tăng lên là 96,78% năm 2013. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm sản xuất của các hộ ngày càng phát triển, sự hao hụt trong sản xuất ngày càng giảm, góp phần tăng giá trị sản xuất và giảm tỷ lệ hao phí xuống mức khá thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ hàng hóa mỳ Kế qua các năm

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang)

Tỷ lệ hàng hóa càng cao thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm càng cao của sản phẩm. Tuy vậy, đối với sản phẩm mỳ Kế thì được các hộ sản xuất hàng ngày, nên nếu sản xuất ra một vài ngày mà không tiêu thụ được thì các hộ sẽ sản xuất với quy mô nhỏ hơn để tiêu thụ hết thì mới sản xuất tiếp. Đây là sản phẩm có thể bảo quản một thời gian khá dài để tiêu thụ nên việc tồn kho sản phẩm là rất ít. Tỷ lệ sản phẩm không tiêu thụ được chủ yếu là sản phẩm vụn không thể đóng gói bao bì, nhãn mác để tiêu thụ.

Cùng với việc sản lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng, thì phát triển tiêu thụ sản phẩm nên hướng vào phát triển theo chiều sâu, như phát triển thương hiệu chứ không nên chỉ chú trọng vào việc phát triển theo chiều rồng. Việc phát triển thương hiệu sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất mà không nhất thiết phải tăng quy mô sản xuất. Vì việc tăng quy mô sản xuất sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề như vốn đầu tư sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng, lao động,… nhất là chỗ để phơi sản phẩm.

Cùng với thu nhập hỗn hợp thì hiệu quả kinh tế luôn là sự quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tế nói chung và của các hộ sản xuất mỳ Kế nói riêng. Nếu như giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và thu nhập hỗn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

hợp (MI) của các các hộ sản xuất phản ánh quy mô, số lượng những gì đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh (1 tháng) thì hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng và trình độ đầu tư, sử dụng nguồn lực vào sản xuất để được được những kết quả đó.

Như các đánh giá và kết quả nghiên cứu ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy các hộ sản xuất mỳ Kế tham gia hợp tác xã có quy mô sản xuất cao hơn các hộ sản xuất tự do. Tuy vậy, trong từng nhóm các hộ sản xuất với các quy mô khác nhau thì kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.

Đối với các hộ sản xuất tham gia hợp tác xã thì các hộ sản xuất quy mô lớn có hiệu quả cao nhất, sau đó đến nhóm hộ sản xuất có quy mô vừa và thấp nhất là các hộ sản xuất có quy mô nhỏ. Tuy nhiên số lượng các hộ sản xuất quy mô lớn khá ít (ở các 2 nhóm hộ chỉ có 3 hộ sản xuất quy mô lớn) nên việc so sánh không có ý nghĩa.

Bảng 4.11 Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất mỳ Kế của các hộđiều tra

(Tính bình quân 1 hộ sản xuất mỳ Kế)

Diễn giải ĐVT Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa Hộ quy mô nhỏ

I. Hộ tham gia HTX

- Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 84.466,67 59.348,15 43.531,13

- Chi phí trung gian (IC) 1000đ 58.163,33 41.777,78 32.447,06

- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 26.303,33 17.570,37 11.084,07 - Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 21.513,33 12.528,89 7.053,49 - GO/IC lần 1,45 1,42 1,34 - VA/IC lần 0,45 0,42 0,34 - MI/LĐ chính của hộ lần 9.220,00 6.040,71 3.425,98 II. Hộ sản xuất tự do - Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 73.433,33 38.557,14 22.332,20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 17.333,33 9.316,43 4.820,95

- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 15.786,67 5.980,00 2.503,45

- GO/IC lần 1,31 1,32 1,28

- VA/IC lần 0,31 0,32 0,28

- MI/LĐ chính của hộ lần 6.765,71 2.886,90 1.511,51

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua khảo sát chúng ta dễ dàng nhận thấy các hộ sản xuất tham gia hợp tác xã đều sản xuất với quy mô lớn hơn các hộ sản xuất tự do khá nhiều. Khi tính riêng các chỉ tiêu hiệu quả như GO/IC; VA/IC, MI/Lao động chính của hộ thì các hộ tham gia hợp tác xã đều cao hơn so với các hộ sản xuất tự do. Cụ thể kết quả và hiệu quả sản xuất mỳ Kế của hai nhóm hộ tham gia hợp tác xã và sản xuất tự do phân theo quy mô sản xuất được thể hiện qua bảng trên.

4.1.4 Các yếu t nh hưởng đến phát trin sn xut và tiêu th sn phm m Kế ca Thành ph Bc Giang m Kế ca Thành ph Bc Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 97)