Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 48)

Thị trường tiêu thụ mỳ ở Việt Nam rất có tiềm năng nên rất được chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản. Đó là cơ hội cũng là thách thức đối với các sản phẩm mỳ nội địa, đặc biệt là các sản phẩm mỳ gạo truyền thống ở các địa phương.

Khác với các doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền, quá trình sản xuất mỳ gạo tại Việt Nam chủ yếu theo quy mô hộ, không có sự tập trung cao. Máy móc đã được các hộ vận dụng vào sản xuất nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các địa phương hoặc các khu vực lân cận.

Quá trình sản xuất trong nước còn gặp một số khó khăn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, xu hướng phát triển sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm với mỳ gói, mỳ ly, mỳ tô, mỳ không chiên, mỳ tươi,… Ngành công nghiệp sản xuất mỳ gói ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, bao gồm cả các tập đoàn mỳ ăn liền của nước ngoài. Cơ sở hạ tầng hiện nay nói chung vẫn đang trên đà phát triển nên các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn lớn trong việc đầu tư xây dựng và mở rộng, nên sự điều tiết giá cả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan của môi trường.

Đối với các cơ sở sản xuất mỳ gạo tại các địa phương gặp phải một số khó khăn do biến động giá đầu vào, khâu tiếp thị quảng cáo xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, áp dụng kỹ thuật còn hạn chế do khó khăn về vốn và tâm lý sợ rủi ro.

Xuất phát từ việc tìm hiểu sự phát triển sản xuất mỳ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì để phát triển nghề sản xuất mỳ gạo tại các địa phương trong nước chúng ta cần có những cơ chế chính sách phù hợp, đa dạng mô hình sản xuất không chỉ có quy mô hộ mà có thể là doanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

nghiệp, hợp tác xã sản xuất,… Chú ý tới khâu tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp thị quảng cáo, xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm, để người tiêu dùng biết đến mẫu mã, thương hiệu sản phẩm.

2.2.4 Ch trương, chính sách v phát trin sn xut và tiêu th sn phm m Vit Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 48)