Thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 44)

Hiện nay, các nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn tại Việt nam gồm: Vina Acecook, Asian Food, Vifon, Masan, Viet Hung,… Trong đó Vina Acecook chiếm thị phần hơn 60% tổng sản phẩm mỳ ăn liền cả nước và có kênh phân bố mở rộng rãi khắp nước,… Nissin là công ty Nhật Bản mới nhất thâm nhập thị trường Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu thị trường nội địa Nhật giảm cũng như có quá nhiều người cao tuổi, chưa kể kinh tế yếu kém tạo áp lực về nhu cầu tiêu dùng. Theo đánh giá của Nissin, năm 2009 Việt Nam tiêu thụ khoảng 4,3 tỷ mỳ gói (mỳ ly) ăn liền, cao thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Ngoài ra, xét về nhân khẩu, Việt Nam cũng là thị trường có nhiều triển vọng với công dân dưới 30 tuổi chiếm khoảng 60% dân số (Mai Ngọc, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Hướng phát triển tương lai: mỳ ăn liền chuyển dần snag những sản phẩm có dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do xu hướng phát triển, các nhà sản xuất thì cũng chuyển dần sang đa dạng hóa sản phẩm như ngoài mỳ ăn liền họ cho ra các sản phẩm như bún, phở, miến ăn liền, thịt hầm, nước chấm, hạt nêm,…

Trên thị trường Việt Nam ngoài những sản phẩm mỳ của doanh nghiệp nước ngoài thì còn có nhiều các sản phẩm mỳ gạo được sản xuất ở các địa phương khác nhau trong cả nước. Đặc sản mỳ Chũ Bắc Giang, nghề làm mỳ gạo ở Tứ Nê huyện Lương Tài Bắc Ninh, làm mỳ sợi ở xã Đinh Xá (Bình Lục, Hà Nam),…

Sản phẩm mỳ Chũ của hội sản xuất và thị trường mỳ Chũ, Lục Ngạn đến nay đã đăng ký nhãn hiệu được nhà nước bảo hộ độc quyền. Ban đầu 40 hội viên của hội chủ yếu là người ở làng nghề truyền thống Thủ Dương, xã Nam Dương. Để thống nhất quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “mỳ Chũ” đã được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ, nhằm phân biệt giữa sản phẩm mỳ Chũ với sản phẩm mỳ đang lưu thông trên thị trường, giúp bảo vệ nâng cao uy tín chất lượng của sản phẩm mỳ Chũ. Hội sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ đã xây dựng quy trình cấp, sử dụng bao bì, nhãn hiệu tập thể,… Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung bàn thống nhất về hình thức của tem nhãn sản phẩm mỳ Chũ cung cấp ra thị trường. Biện pháp quản lý nhãn hiệu mỳ Chũ, trong đó khâu sản xuất phải bảo đảm tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra kiểm saoát chất lượng đối với sản phẩm mỳ có nhãn hiệu khi cung cấp ra thị trường và khâu quảng bá nhằm phát huy giá trị của sản phẩm mang thương hiệu. Mỳ Chũ là thức ăunđược làm từ bột gạo, tráng mỏng và cắt thành sợi nhỏ. Đây là đặc sản của xã Nam Dương cách thị trấn Chũ, huyện Lục Ngan, tỉnh Bác Giang khoảng 1km. Nó được đặt tên từ chính cái tên của thị trấn Chũ nơi sinh ra loại mỳ đặc biệt này - Mỳ Chũ. Nét đặc trưng làm nên thương hiện mỳ Chũ là tính chất dải, dẻo, thơm mùi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

thơm của lúa gạo và thuần khiết bởi nguyên liệu chính để làm nên mỳ Chũ chỉ là gạo cùng công thức, phương pháp gia truyền cộng với cách phơi sáy bằng nắng tự nhiên. Trong khi các loại mỳ gạo khác thường dễ nát, nhừ, bởi khi nấu chín và có thêm nhiều chất phụ gia khác. Nguyên liệu làm nên mỳ Chũ là gạo có tráng qua một lớp mỡ mỏng để các sợ mỳ không kết dịnh và tạo nên độ bóng thơm ngon. Gạo để làm ra được mỳ Chũ và tạo tính chất dai dẻo của sợi mỳ không nhiều. Nhưng ngon nhất vẫn là loại gạo đặc biệt tạo nên thương hiệu Mỳ Chũ là gạo bông hồng hay còn gọi là gạo bao thai hồng, loại gạo này chỉ được trồng trên đất ruộng đồi, sỏi đặc trưng của các vùng miền núi (Như Kính, 2009).

Mỳ sợ ở xã Đinh Xá (Bình Lục, Hà Nam): từ tháng 2/2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam công nhận Đinh Xá là làng nghề truyền thống thì việc mửo rộng làng nghề trở nên rầm rộ hơn. Sở đã đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất cho các hộ gia đình như: hệ thống bình lọc nước, máy bơm, mô tơ nghiền bột,… Nhờ được tiêp cận và sử dụng công nghệ mới vàog sản xuất, người dân nơi đây đã vận dụng theo quy trình sản xuất sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường đã tạo nên một bức tranh khởi sắc và đảm bảo cuộc lao động cho người dân. Làm mỳ sợ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc lựa chọn gạo, cách bảo quản đến chế biến thành sản phẩm phải được làm một cách cẩn thận và tỉ mì. Nguyên liệu chính để làm mỳ sợi là bột gạo, gạo sau khi đã qua sang lọc được ngâm trong nước từ 2 – 4h, sau đó được đưa lên máy nghiền. Để có được sợi mỳ thơm ngon đòi hỏi những người làm công việc này khéo léo và nhanh nhẹn bởi gạo say xong ở dạng bột nước nến không được chế biến kịp thời bột sẽ chuyển sang mày vàng ố giảm năng suất chất lượng mỳ. Trung bình một ngày, mỗi hộ dân nơi đây sản xuất từ 100 – 200kg mỳ sợi, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các lái buôn từ khắp các tỉnh thành như: Nam Định, Ninh Bình và các vùng lân cận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Bên cạnh việc làm mỳ sợi, các sản phẩm dư thừa còn được tận dụng làm thức ăn trong chăn nuôi rất hiệu quả (Đỗ Việt – Hoàng Mai, 2011).

Sản xuất mỳ gạo hay còn gọi là mỳ bín, mỳ phở là nghề truyền thống của thôn Tử Nê, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm gần đây, nhờ đưa máy móc vào sản xuất, cộng với kinh nghiệm tích lũy nên sản phẩm mỳ gạo Tử Nê chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, được khách hàng ưa chuộng, tìm đến đặt hàng ngày càng nhiều. Từ đó khích lệ bà con hắng hái phát triển nghề. Thời gian đầu, do sản xuất thủ công lại thiếu kỹ thuật, nhiều mẻ mỳ làm ra không tiêu thụ được vì chất lượng kém, hình thức không bắt mắt, trước kia sản xuất manh mún, thủ công khiến thu nhập thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nhiều khi mỳ làm ra không bán được. Qua thời gian, bằng quyết tâm sống với nghề, nhiều hộ dân đã khắc phục khó khăn, thay đổi phương thức sản xuất, nghề mỳ Tử Nê dần khởi sắc. Trước kia mỗi tháng mỗi hộ chỉ làm ra được 60 – 70 tạ nhưng hiện nay nhờ có máy móc hiện đại mỗi ngày làm được 3 – 4 tạ mà vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hiện tại người dân thôn tập trung làm hai loại mỳ là mỳ bín và mỳ phở, sản phẩm truyền thống của làng từ nhiều năm nay. Để chủ động nguồn nguyên liệu, người Tử Nê tích cực trồng lúa, đối với hộ sản xuất lớn thì nguồn nguyên liệu được nhập từ những địa phương lân cận. Nghề mỳ gạo phát triển kéo theo nhiều dịch vụ khác như nấu rượu, chăn nuôi lợn, xay xát gạo, cơ khí, đan phên phơi mỳ,… Đến nay toàn thôn có khoảng gần 300 hộ làm nghề trong tổng số hơn 400 hộ, số hộ nghèo giảm đáng kể, số hộ giàu không ngừng tăng. Tuy nhiên, một vấn đề khiến chính quyền và người dân lo ngại đó là ô nhiễm môi trường do đốt than và lượng nước thải xả ra, ý thức bảo vệ môi trường chưa thức sự được người dân nơi đây lưu tâm. Mặc dù chính quyền địa phương đã có biện pháp khắc phục như xây dựng hệ thống cống rãnh,… nhưng đây vẫn là vấn đề nan giải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 44)