Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đầu tư máy móc thiết

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 129)

tiến, hiện đại vào sản xuất

Sản phẩm mỳ Kế gắn liền với các bí quyết và quy trình nghề của các hộ sản xuất. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường hiện nay để sản phẩm có thể cạnh tranh và đứng vững, cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị hiện đại thay thế lao động thủ công ở nhiều công đoạn. Để phát triển sản xuất mỳ Kế cần đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong một số công đoạn như: xay, nghiền bột, tráng bánh, cắt sợi, đóng gói,... đặc biệt là ứng dụng công nghệ sấy khô mỳ để hạn chế sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết và điều kiện sân phơi mỳ hạn hẹp như hiện nay.

Theo kết quả điều tra, hiện nay các hộ sản xuất Mỳ Kế không có hầm sấy mỳ, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chính vì vậy cần chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ trong tất cả các công đoạn nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, đảm bảo chủ động trong sản xuất, đảm bảo chất lượng của mỳ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mỳ Kế trên thị trường. Cần có sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119

hỗ trợ của nhà nước và người dân (hợp tác xã) trong việc xây dựng hầm sấy để chủ động sản xuất cũng như ổn định chất lượng sản phẩm Mỳ.

Bên cạnh đó, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ Mỳ Kế cần tổng hợp kinh nghiệm, bí quyết của làng nghề về kỹ thuật sản xuất mỳ song song với việc nghiên cứu thử nghiệm, cải tiến một số kỹ thuật nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đặc trưng của Mỳ Kế. Trước hết một số công nghệ cần thử nghiệm nghiên cứu như: lau, ủ bánh để cải thiện về hiện tượng ôi dầu của mỳ; xử lý lạt buộc để tránh hiện tượng gây nhiễm mốc đối với mỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 129)