Quyết định số 132/2000/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn ngày 24/11/2000 thì nông nghiệp nông thôn bao gồm:
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn bao gồm: chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn; xử lý chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn.
- Sản xuất thủ công mỹ nghệ
- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đờig sống dân cư nông thôn.
Như vậy nông nghiệp nông thôn và sản xuất nông nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Những vẫn đề nông nghiệp, nông thôn để được cụ thể hóa trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp nông thôn.
Nghị định số 66/2006/NĐ – CP quy định một số nội dung và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Nội dung bao gồm những tiêu chuẩn xác định, căn cứ hoạt động ngành nghề, các chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển ngành nghề.
Thông tư số 116/2006/TT – BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006, của Bộ Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ – CP, ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Chỉ thị số 28/2007/CT – BNN về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Nội dung của chị thì nhằm tác động thúc đẩy quy hoạch ngành nghề tại các địa phương và phổ biến các biện pháp bảo vệ môi trường phòng chống ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Kết hợp với việc thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ – CP.
Ngoài các chính sách của Chính Phủ, tại các tỉnh, thành phố cũng có những chính sách cụ thể bám sát với tình hình phát triển các ngành nghề tại địa phương mình và đưa ra chính sách hỗ trợ cũng như thúc đẩy sự phát triển. Năm 2008 tỉnh Bắc Giang đã đầu tư 1,3 tỷ đồng hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho nông dân (đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đối với nông dân tại các xã Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khi, cụm công nghiệp); hỗ trợ 2 tỷ đồng cho các hoạt động khuyến công. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, chế biến nống sản, xây dựng thương hiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống như mỳ Chũ, mỳ Kế, gạo nếp Phì Điền (Lục Ngạn), rượu làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên),… Các huyện, thành phố cũng đã đầu tư hàng tỷ đồng cho hoạt động khuyến công, nhằm khuyến khích phát triển một số nghề mới vào địa phương. Để duy trì và phát triển làng nghề, UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Phát triển các ngành nghề nông thôn được địa phương xác định là nhiệm vụ quan trọng trong tương lai, không ngừng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong những năm sắp tới phù hợp với điều kiện thực tế và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.