Xây dựng quy hoạch tổng thể, cơ sở hạ tầng làng nghề Mỳ Kế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 128)

Nghề sản xuất Mỳ Kế nằm giữa trung tâm thành phố, do vậy công tác xây dựng quy hoạch tổng thể là giải pháp quan trọng; giải pháp này cần phải triển khai sớm để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển làng nghề mỳ Kế trước mắt từ nay đến năm 2017 và những năm tiếp theo cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành của tỉnh và quy hoạch làng nghề trên phạm vi khu vực và toàn quốc.

Trên cơ sở có quy hoạch mới chủ động đầu tư lâu dài, xem cần phục hồi, duy trì những nội dung gì, cần mở rộng thêm về quy mô, phạm vi, nội dung gì để làm căn cứ định hướng cho phát triển sản xuất,… Từ quy hoạch, thành phố và các ngành của tỉnh mới có phương án đầu tư vào làng nghề nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, đầu tư xử lý môi trường tập trung, tránh ô nhiễm. Có quy hoạch mới chủ động giải quyết được một số vấn đề như: có đề xuất mở rộng hay không? nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh,...

Trước tiên cần đặt quy hoạch phát triển sản xuất mỳ Kế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, huyện, tỉnh và ngành. Tỉnh cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh mỳ Kế chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118

nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh doanh không đảm bảo.

Trong quá trình nghiên cứu cho thấy: hầu hết nước thải sau sản xuất mỳ của người dân không được xử lý và được chảy qua hệ thống rãnh thoát nước không có nắp đậy, xả thải ra ngoài môi trường, mương tiêu thoát nước xung quanh khu vực. Vì vậy các cấp, các ngành cần có đầu tư, hỗ trợ các hộ sản xuất xây dựng tu sửa cơ sở hạ tầng, cho quy hoạch mặt bằng ở địa phương để làng nghề sản xuất tập trung, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện sản xuất một chiều, kho lưu trữ, sân phơi rộng rãi, đội ngũ công nhân dày dạn kinh nghiệm. Có như vậy mới thống nhất được việc quản lý chất lượng, đặc biệt là thương hiệu tránh tình trạng sử dụng nhãn mác trôi nổi lung tung như hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 128)