Thực trạng phát triển sản xuất mỳ Kế của thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 77)

4.1.2.1 Phát triển về số hộ sản xuất

Về số hộ sản xuất mỳ Kế thì đã có sự phát triển khá nhanh từ năm 2011 đến 2013. Số hộ sản xuất mỳ Kế đã tăng từ 425 hộ năm 2011 lên 623 hộ năm 2013, tăng hơn 198 hộ. Sự phát triển mới này chủ yếu là do đa phần các hộ thấy được hiệu quả từ sản xuất mỳ Kế mang lại, cùng với sự mất đất nông nghiệp khi các hộ ở xã Dĩnh Kế bị thu hồi đất nông nghiệp, không còn đất sản xuất. Điều này thể hiện sự phát triển về số lượng các hộ sản xuất mỳ Kế là rất nhanh. Điều này là một tín hiệu đáng mừng vì chỉ khi sản xuất có hiệu quả thì các hộ mới giữ vững quy mô sản xuất và gia tăng thêm các hộ sản xuất mới, hoặc quay trở lại sản xuất mỳ Kế. Tuy vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cũng cần có các biện pháp để quy hoạch vùng sản xuất để tránh phát triển quá nóng, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân.

Biểu đồ 4.1 Phát triển số hộ sản xuất mỳ Kế tại thành phố Bắc Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Sự phát triển sản xuất mỳ Kế còn được thể hiện qua quy mô sản xuất của các hộ. Trong những năm qua quy mô sản xuất mỳ Kế của các hộ tăng lên, thể hiện qua cơ cấu quy mô sản xuất của các hộ. Tỷ lệ số hộ sản xuất quy mô lớn tăng lên và tỷ lệ các hộ sản xuất quy mô nhỏ giảm xuống. Các hộ sản xuất quy mô lớn ở đây là các hộ sử dụng >80 kg gạo chế biến/ngày (khoảng trên 70 kg sản phẩm mỳ Kế/ngày và sản xuất liên tục trong cả năm); các hộ sản xuất quy mô vừa là sử dụng từ 60 – 80 kg gạo chế biến/ngày (khoảng 50 – 70 kg sản phẩm/ngày); các hộ sản xuất quy mô nhỏ là các hộ sử dụng dưới 60 kg gạo chế biến/ngày (khoảng dưới 50 kg sản phẩm mỳ kế/ngày.

Bảng 4.1 Cơ cấu quy mô sản xuất mỳ Kế qua 3 năm

Diễn giải 2011 2012 2013 So sánh (%) SL (hộ) (%) CC (h SL ộ) (%) CC (h SL ộ) (%) CC 12/11 13/12 BQ Số hộ sản xuất quy mô lớn 7 1,65 10 2,00 31 4,98 142,86 310,00 210,44 Số hộ sản xuất quy mô vừa 249 58,59 308 61,60 383 61,48 123,69 124,35 124,02 Số hộ sản xuất quy mô nhỏ 169 39,76 182 36,40 209 33,55 107,69 114,84 111,21 Tổng 425 100,0 500 100,0 623 100,0 117,65 124,60 121,07

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang)

Qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ các hộ sản xuất quy mô lớn tăng từ 1,65% năm 2011 lên 4,98% năm 2013 (tăng từ 7 hộ lên 31 hộ; tăng trung bình 210%/năm trong giai đoạn này). Các hộ quy mô vừa cũng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (khoảng 124%/năm) và đã tăng từ 249 hộ năm 2011 lên 383 hộ năm 2013. Các hộ sản xuất quy mô nhỏ có tốc độ tăng chậm hơn, khoảng 111%/năm; số hộ sản xuất tăng từ 169 hộ năm 2011 lên 209 hộ năm 2013. Chính sự phát triển này đã làm cho cơ cấu quy mô sản xuất mỳ Kế của Thành phố Bắc Giang thay đổi, nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là các hộ sản xuất quy mô vừa và quy mô nhỏ, các hộ sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

xuất quy mô lớn tuy tăng trưởng rất nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 5%). Cụ thể tốc độ phát triển và biến động cơ cấu quy mô sản xuất của hộ dân được thể hiện qua Bảng 4.1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Bảng 4.2 Sự phát triển về số lao động sản xuất mỳ Kế qua 3 năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng số lao động 1807 100 2203 100 2798 100 121,91 127,01 124,44 1. Theo độ tuổi - Lao động trong độ tuổi 1232 68,18 1607 72,95 2183 78,02 130,44 135,84 133,11 - Lao động ngoài độ tuổi 575 31,82 596 27,05 615 21,98 103,65 103,19 103,42

2. Theo nguồn gốc lao động

- Lao động gia đình 1374 76,04 1593 72,31 1973 70,51 115,94 123,85 119,83

- Lao động thuê ngoài 433 23,96 610 27,69 825 29,49 140,88 135,25 138,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Cùng với sự phát triển về số lượng sản xuất mỳ Kế và thay đổi cơ cấu quy mô sản xuất thì số lao động tham gia sản xuất mỳ Kế cũng tăng tương ứng, vì khi hộ tham gia sản xuất mỳ Kế thì các lao động của hộ cũng tham gia sản xuất và tăng hiệu quả, tăng thu nhập từ sản xuất cho hộ. Điều này thể hiện là khi sản xuất nông nghiệp ít mang liệu quả thì các ngành nghề truyền thống ở địa phương có thể phát triển và mang lại hiệu quả cho các hộ dân và góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người dân ngay tại quê hương và giúp bảo tồn các ngành nghề truyền thống từ lâu đời.

Sự phát triển các ngành nghề truyền thống nói chung và sản xuất mỳ Kế nói riêng đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ngay tại địa phương và cả những người ít có khả năng lao động như trẻ em và người già, tránh được các tệ nạn xã hội tại địa phương. Trong các công đoạn sản xuất mỳ Kế thì người già và trẻ em có thể tham gia hỗ trơ các lao động chính ngoài giờ học như phơi mì, thu mì, thái mì, đóng gói, và dán nhãn mác mì. Còn các công việc đòi hỏi thời gian và nặng nhọc như lọc bột, tráng mì, đem mì đi phơi,… thì chủ yếu là các lao động chính làm. Do tính chất yêu cầu công việc và quy mô sản xuất của nhiều hộ cao và ít lao động nên các hộ đã tận dụng thuê ngay lao động tại địa phương để tạo thu nhập cho lao động địa phương, góp phần giải quyết việc làm và giảm tệ nạn xã hội.

Tóm lại, trong những năm gần đây sản xuất mì Kế đã bước đầu có những kết quả nhất định. Số hộ sản xuất mỳ Kế, sự thay đổi cơ cấu quy mô sản xuất và sự phát triển về lao động sử dụng trong sản xuất mỳ Kế đã cho thấy được sản xuất mỳ Kế đã phát huy được vai trò để tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ dân và người lao động ở các xã ngoại thành Thành phố Bắc Giang. Trong những năm tiếp theo chính quyền địa phương cần có biện pháp quy hoạch vùng sản xuất để tránh phát triển quá nóng, đặc biệt là vùng phơi mỳ cho các hộ dân, tránh tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được, ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả sản xuất của người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

4.1.2.2 Phát triển quy mô sản phẩm

Trong những năm gần đây quy mô sản lượng sản xuất mỳ Kế của thành phố Bắc Giang đã tăng khá nhanh nhờ những chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương khi số hộ sản xuất mỳ Kế đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua.

Khối lượng nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất mỳ Kế cũng tăng tương ứng. Theo như các hộ sản xuất mỳ thì 1 kg gạo nguyên liệu sẽ sản xuất được 0,9kg mỳ. Không phải gạo nào cũng có thể sử dụng để sản xuất mỳ Kế, mà phải là loại gạo đặc biệt, gạo càng để lâu càng tốt. Nhưng người ta không vo kỹ, mà vo nhẹ nhàng, để cám vẫn còn bám vào hạt gạo. Sau đó, gạo được ngâm đến độ chua vừa phải (khoảng 12-13 tiếng), vớt ra, để ráo nước. Cơm nấu để nguội cho vào xay cùng gạo. Muốn cho bột thật mịn, thật trắng, phải xay hai lần. Bột mịn, nhuyễn như nước, không còn gợn, không còn sạn trong tay là được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang)

Từ năm 2011 đến năm 2013 sản lượng sản xuất mỳ Kế ở thành phố Bắc Giang đã tăng khá nhanh. Sản lượng năm 2011 là 9674 tấn và năm 2013 đã tăng lên 13228,4 tấn, trung bình tăng gần 17%/năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Tốc độ phát triển sản lượng mỳ Kế trong những năm qua không nhanh bằng tốc độ phát triển số hộ sản xuất là vì các hộ mới tham gia sản xuất hoặc quay trở lại sản xuất thường sản xuất ít và chưa tìm được nguồn tiêu thụ cũng như nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Nhưng trong những năm tới khi tìm được nguồn tiêu thụ ổn định thì các sản lượng mỳ sản xuất ra và tiêu thụ sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Đặc biệt là khi hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế nhận được sự tham gia nhiệt tình của các hộ sản xuất và tìm kiếm được nguồn tiêu thụ ổn định với số lượng lớn thì sản lượng sản xuất mỳ Kế còn phát triển hơn nữa trong tương lại.

Biểu đồ 4.3 Giá trị sản xuất mỳ Kếở Bắc Giang qua 3 năm

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang)

Cùng với sự phát triển về sản lượng mỳ Kế sản xuất ra thì giá trị sản xuất mỳ Kế ở Bắc Giang cũng tăng lên khá nhanh, trung bình tăng hơn 15%/năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Giá trị sản xuất mỳ Kế đã tăng từ gần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

118 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 233 tỷ đồng năm 2013. Sự phát triển này đã đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Bắc Giang trong giai đoạn mà kinh tế công nghiệp và kinh tế thương mại dịch vụ gặp khó khăn trong giai đoạn này. Sự phát triển nhanh của ngành nghề sản xuất mỳ kế đã phần nào thể hiện được vai trò và tiềm năng phát triển của các ngành chế biến nông sản trong giai đoạn hiện nay.

Sự phát triển nhanh chóng của nghề sản xuất mỳ Kế đã làm cho tỷ trọng giá trị sản xuất của mỳ Kế trong ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố Bắc Giang thay đổi không nhiều nhưng nó phần nào đã thể hiện được vai trò trong phát triển kinh tế của thành phố. Đặc biệt trong bối cảnh thành phố Bắc Giang có rất nhiều làng nghề và có một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có thương hiệu với người tiêu dùng từ lâu là sản phẩm bánh đa Kế. Tuy vậy, tỷ trọng giá trị của nghề sản xuất mỳ Kế đã đóng góp hơn 18% trong tổng giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp đã nói lên phần nào vai trò của nó trong nền kinh tế thành phố.

Biểu đồ 4.4 Tỷ trọng giá trị sản xuất mỳ Kếở Bắc Giang qua 3 năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

4.1.2.3 Tình hình sản xuất mỳ Kế ở các hộ điều tra thành phố Bắc Giang

Những yếu tố cơ bản của hộ như: Tình hình đất đai, nhân khẩu, lao động trình độ văn hoá cũng như điều kiện vật chất của hộ là những yếu tố cơ bản phản ánh tình hình thực tế về sản xuất đời sống vật chất, tinh thần cũng như khả năng phát triển nghề của hộ.

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành điều tra 100 hộ sản xuất mỳ Kế nhưng trong quá trình xử lý số liệu có 4 hộ có ít thông tin nên khi xử lý số liệu viết báo cáo chúng tôi chỉ tiến hành xử lý 96 hộ, trong đó có 47 hộ tham gia hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế và 49 hộ không tham gia hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế.

Bảng 4.3 Thông tin chung về các hộđiều tra

Diễn giải ĐVT Hộ tham gia HTX Hộ stựả do n xuất Tính chung

Tổng số hộđiều tra hộ 47 49 96 Tuổi bình quân chủ hộ năm 45,28 48,92 47,14 Trình độ học vấn - Tiểu học % 8,51 16,33 12,50 - Trung học cơ sở % 51,06 51,02 51,04 - Trung học phổ thông % 40,43 32,65 36,46 Nhân khẩu và lao động - Số khẩu BQ hộ người/hộ 4,11 4,02 4,06 - Số LĐ chính BQ/hộ người/hộ 2,19 2,14 2,17 - Số LĐ thường xuyên sản

xuất mỳ Kế bình quân hộ người/hộ 2,09 1,82 1,95

Diện tích đất ở BQ hộ m2/hộ 548,09 504,90 526,04 Kinh nghiệm sản xuất của hộ - Dưới 5 năm % 48,94 28,57 38,54 - Từ 5 - 10 năm % 36,17 46,94 41,67 - Trên 10 năm % 14,89 24,49 19,79

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Nước sử dụng trong sản xuất - Nước giếng % 78,72 83,67 81,25 - Nước máy % 46,81 42,86 44,79 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Tuổi bình quân của chủ hộ điều tra đa phần là các hộ đã sống lâu năm và ít nhiều có kinh nghiệm hoặc đã biết về sản xuất mỳ gạo Dĩnh Kế (mỳ Kế). Đây là một lợi thế lớn trong việc phát triển sản xuất mỳ Kế trong tương lai.

Trình độ học vấn của các hộ, đặc biệt là chủ hộ tuy không ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển sản xuất mỳ Kế nhưng nó ảnh hưởng một phần đến khả năng thay đổi phương hướng sản xuất, tham gia các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ sản xuất hay khả năng áp dụng các máy móc, khoa học kỹ thuật và sản xuất và xử lý chất thải. Qua nghiên cứu đa phần các hộ đều có trình độ học vấn khá cao, chủ yếu là đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tỷ lệ chủ hộ mới học tiểu học là khá thấp (hơn 10% số hộ). Qua nghiên cứu đa phần các hộ tham gia hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ Gạo Dĩnh Kế có trình độ học vấn cao hơn so với các hộ không tham gia hợp tác xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Hình 4.1 Phơi mỳ Kế sau sản xuất của người dân ở Bắc Giang

Trung bình mỗi hộ có khoảng 4 – 5 nhân khẩu và có từ 2 – 3 lao động. Vì các hộ đều có khoảng 2 lao động chính tham gia sản xuất mỳ Kế. Thường thì ngoài thời gian học tập của con cái, và người già thì họ cũng tham gia vào việc như thái mì, đóng gói và gắn nhãn mác để giúp đỡ gia đình và tiết được được một khoản chi phí thuê lao động, tăng hiệu quả sản xuất mỳ Kế của hộ.

Tuy nhiên diện tích đất ở của hộ khá thấp nên việc phơi mỳ của hộ gặp khá nhiều khó khăn, chủ yếu các diện tích đất không sử dụng của hộ đều được sử dụng để phơi mỳ, cùng với đó là hộ tận dụng các diện tích đất công cộng để phơi mỳ như nhà văn hóa, sân vận động, dọc 2 bên đường giao thông. Do vậy khi phát triển sản xuất mỳ Kế đây là một vấn đề cần được quan tâm thích đáng và lo ngại của chính các hộ dân. Việc phơi mỳ dọc 2 bên đường và tận dụng diện tích mà không có diện tích phơi riêng phần nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm mỳ. Vì khi phơi mỳ ở 2 bên đường khả năng nhiễm bụi bẩn và khói xe của mỳ là rất cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

Kinh nghiệm sản xuất mỳ của các hộ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm của hộ. Các hộ sản xuất lâu năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 77)